Vì sao bà bầu nghén nặng? Có thai gần 4 tháng mà Thu vẫn nghén nặng, ăn rất ít mà lại hay nôn. Lo lắng cho em bé trong bụng khiến vợ chồng chị càng rầu rĩ, mệt mỏi. Bác sĩ Trần Văn Hùng, trưởng khoa Sản phụ khoa Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, khi có thai, trong cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện các protein mới do nhau thai tiết ra. Khi đó, tùy cơ địa của từng người, khả năng thích nghi với "vật thể lạ" này có thể nhanh, chậm, khó hay dễ khác nhau và chính điều đó khiến mỗi bà bầu có mức độ nghén không giống nhau. Người nghén nhẹ có khi chỉ cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Người nghén nặng thì có thể bị nôn, nôn nhiều, không ăn được, thậm chí sợ những thức ăn vốn quen thuộc với họ Có người thì trong thời kỳ nghén luôn cảm thấy buồn ngủ. Đây là tình trạng nghén gây ức chế thần kinh và ngủ là phản xạ để cơ thể giải tỏa. Thường thai phụ hay nghén ở 20 tuần đầu tiên, sau đó, khi cơ thể mẹ đã "làm quen" dần với phôi thai thì mức độ nghén cũng giảm dần và hết. Tuy nhiên, cũng có một số ít người nghén đến tận khi sinh. Theo bác sĩ Hùng, bị nghén khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, khi bị nghén nặng, cũng có thể nghĩ đến hiện tượng đa thai hoặc chửa trứng (trứng hỏng nhưng gai rau vẫn phát triển nhờ máu mẹ). Vì thế, khi bị nghén nặng, thai phụ nên đi khám ở chuyên khoa sản để loại trừ hai nguyên nhân trên. Ngoài ra, nếu cảm giác nghén này đột ngột chấm dứt thì thai phụ cũng nên lưu ý vì khả năng thai chết lưu là rất cao. Còn bình thường, đa số các trường hợp nghén không gây nguy hiểm cho mẹ và em bé. Người ta còn tin có một quy luật là nghén nhiều chứng tỏ thai phát triển tốt hay ngược lại, thai phát triển tốt gây nghén. Cách khắc phụ tình trạng nghén nặng Theo bác sĩ Hùng, khi bị nghén, vì bị nôn nhiều, ăn ít, thậm chí không ăn được nên nếu kéo dài, cơ thể mẹ sẽ bị mất nước, thiếu chất dinh dưỡng, chất điện giải, dẫn đến suy kiệt, sút cân, ảnh hưởng tới cả thai nhi. Thường những trường hợp này cần bù lại nước, điện giải và bác sĩ có thể cho một số loại thuốc giảm nghén. Nếu gặp tình trạng này, chị em cần nghỉ ngơi, cố gắng đưa thức ăn vào cơ thể bằng nhiều cách như: ăn nhẹ, ăn thành nhiều bữa, dùng các loại thực phẩm dễ tiêu, ăn đồ nguội, tránh những chất cay nóng, kích thích. Khi đã khó ăn, bạn không cần phải cầu kỳ trong việc chọn các món bổ mà cứ ăn được gì thì ăn, có thể ăn, kẹo, bánh quy, hoa quả, uống nước mía, nước quả, nấu súp, canh làm sao để có thể nạp năng lượng vào người là được. Điều cần lưu ý là bạn phải chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, ăn chín, uống sôi. Môi trường sống, tâm trạng người mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ nghén và sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, bạn cần tạo không gian sống thoáng mát, luôn lạc quan, tránh các suy nghĩ tiêu cực và nên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với bạn bè, người thân Nếu tình trạng nghén quá nặng, không thể ăn, uống gì được mà nôn liên tục, bạn cần nhập viện để được các bác sĩ điều trị tích cực. . Vì sao bà bầu nghén nặng? Có thai gần 4 tháng mà Thu vẫn nghén nặng, ăn rất ít mà lại hay nôn. Lo lắng cho em bé trong. dễ khác nhau và chính điều đó khiến mỗi bà bầu có mức độ nghén không giống nhau. Người nghén nhẹ có khi chỉ cảm giác buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Người nghén nặng thì có thể bị nôn, nôn nhiều,. mức độ nghén cũng giảm dần và hết. Tuy nhiên, cũng có một số ít người nghén đến tận khi sinh. Theo bác sĩ Hùng, bị nghén khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, khi bị nghén nặng,