1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Nguyên nhân sinh non và biện pháp phòng ngừa pps

10 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 166,9 KB

Nội dung

Nguyên nhân sinh non và biện pháp phòng ngừa Sinh non là hậu quả của những quá trình bệnh lý khác nhau với những nguyên nhân và hình thái khác biệt. Những hậu quả của sinh non vẫn là các vấn đề quan trọng về sức khỏe: - Trẻ sinh non có tỷ lệ tử vong cao: trẻ có cân nặng lúc sinh ra dưới 2500g có tỷ lệ tử vong lên đến 80% ở các Khi có các dấu hiệu của sinh non, thai phụ cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám ngay. nước phát triển. Trẻ có cân nặng lúc sinh ra dưới 1500g có nguy cơ tử vong gấp 200 lần so với trẻ có cân nặng lúc sinh ra trên 2500g. Tuổi thai còn có ảnh hưởng nhiều đến khả năng sống hơn là trọng lượng thai. - Các vấn đề bệnh lý sơ sinh cấp tính phát sinh từ những trẻ còn sống sót là do hệ thống cơ quan chưa trưởng thành. Điều này cũng thường dẫn đến các di chứng thần kinh và phổi mãn tính kéo dài cả đời. - Việc nuôi dưỡng trẻ non tháng rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy cần phải tìm nguyên nhân và những biện pháp có thể phòng ngừa chuyển dạ sinh non nhằm làm giảm tỷ lệ sinh non. Nguyên nhân sinh non, có thể do: * Do thai: - Vỡ ối non: chiếm 10% các cuộc chuyển dạ đủ tháng, chiếm 30% các cuộc chuyển dạ sinh non. - Đa ối: khoảng 1/3 các trường hợp đa ối chuyển dạ sinh non. - Viêm màng ối do nhiễm trùng. - Nhau tiền đạo, nhau bong non: gây xuất huyết trước khi sinh. - Thiểu năng nhau: làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ thường dẫn đến sinh non. - Song hay đa thai: thời gian mang thai trung bình là 280 ngày đối với đơn thai, trong song thai là 261,5 ngày và tam thai là 246,5 ngày (theo Mc.Keown và Record). - Thai dị dạng thường chuyển dạ sinh non nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ) hoặc thiểu ối (không có thận) hoặc bệnh lý (bất thường nhiễm sắc thể, bệnh tự miễn, nhiễm trùng). * Do mẹ: - Tiền căn sinh non: nguy cơ tái phát sinh non chiếm 25 – 50%, nguy cơ càng cao nếu có nhiều lần sinh non trước đó. - Tiền căn nạo, sẩy thai. - Tử cung dị dạng như tử cung hai sừng, tử cung hình tim, tử cung có vách ngăn bán phần… - Tử cung kém phát triển. - Hở eo tử cung. - U xơ tử cung. - Mẹ mắc các bệnh nội khoa như thiếu máu; nhiễm khuẩn cấp hoặc mãn tính đặc biệt là nhiễm trùng tiết niệu và viêm cổ tử cung, âm đạo; sốt rét; bệnh tim; cao huyết áp… - Viêm ruột thừa: thường đi kèm với chuyển dạ sinh non có thể giải thích tình trạng này là vì tử cung bị kích thích do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm và sự phóng thích nội độc tố của vi trùng cùng với sự tăng nhiệt độ. - Các yếu tố về kinh tế xã hội của bà mẹ như: + Làm việc quá sức. + Sống trong môi trường độc hại. + Dinh dưỡng kém, mẹ có cân nặng trước sinh < 40kg. + Mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc lớn tuổi (hơn 40 tuổi). + Hút thuốc (>20 điếu/ngày). + Giao hợp thường xuyên có thể gây cơn co tử cung… + Đặc biệt là không được chăm sóc tiền sản đầy đủ góp phần quan trọng làm tăng tỷ lệ đẻ non. - Yếu tố nội tiết. - Tình trạng căng thẳng của mẹ (stress về tâm lý và thể chất). - Tiền sản giật, sản giật, hội chứng HELLP. - Ngoài ra có thể do các yếu tố can thiệp hoặc các nguyên ngân chưa rõ. Phòng ngừa sinh non Mặc dù có nhiều loại thuốc ngăn chặn chuyển dạ sinh non đã được đưa vào sử dụng nhưng kết quả không phải lúc nào cũng thành công do đó vấn đề phòng ngừa sinh non vẫn tốt hơn là điều trị. Việc phòng ngừa chuyển dạ sinh non cần chú ý nhất là ở những thai phụ có tiền căn sinh non và cổ tử cung mở sớm. Thai phụ cần được bác sĩ xác định xem có nguy cơ cao hay không dựa vào các yếu tố như tình trạng kinh tế xã hội, tiền căn sinh sản, thói quen hằng ngày, các biến chứng của thai kỳ này… * Các biện pháp tổng quát: - Chăm sóc tiền sản, đảm bảo khẩu phần cân bằng và đầy đủ. Sự thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân của chuyển dạ sinh non theo tài liệu dịch tể học. - Tập thể dục nhẹ không có hại tuy nhiên cần phải tránh sự luyện tập quá mức trong lúc mang thai nhất là ở những thai phụ có nguy cơ cao. - Thuốc lá là nguyên nhân của sinh non và chậm phát triển trong tử cung nên thai phụ cần bỏ thuốc lá. - Những cơn gò tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm vì vậy cần tránh giao hợp trong những thai kỳ có nguy cơ sinh non. Trong những thai kỳ bình thường (không thuộc nhóm thai kỳ có nguy cơ cao) cũng nên tránh giao hợp trong những tuần lễ đầu và bốn tuần lễ cuối của thai kỳ. - Nhiễm trùng tại chỗ - viêm âm đạo và cổ tử cung - có thể là nguyên nhân của sinh non và vỡ ối non. Thai phụ cần được khám, xét nghiệm khí hư và điều trị thích hợp. - Nhiễm trùng đường tiểu như viêm bể thận - thận thường kết hợp với tần số gia tăng của sinh non phải được loại trừ. - Sốt cao cấp tính do bất kỳ bệnh lý nào cũng có thể gây sinh non nên phải được điều trị nhanh chóng và tích cực. - Những bệnh lý nội khoa như cao huyết áp, tiểu đường cần được theo dõi và điều trị thích hợp sẽ tránh được nhiều trường hợp phải chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm. * Các biện pháp đặc biệt: - Thai phụ có nguy cơ sinh non nên nằm nghỉ: Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn rằng việc này có thể ngăn ngừa sự khởi phát của chuyển dạ sinh non. Đa số các nghiên cứu cho thấy rằng nằm nghỉ có tác dụng tốt trong đa thai và là một biện pháp vô hại do đó cần cho những thai phụ có nguy cơ sinh non. - Chế độ chăm sóc tiền sản đặc biệt . Thai phụ cần được theo dõi và thăm khám hàng tuần ở khoa thai kỳ có nguy cơ cao, được giáo dục và đánh giá tiền sản thường xuyên. Những chương trình này hạ được tỷ lệ sinh non. - Thuốc giảm co ß adrenergic được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn sinh non ở những thai phụ có nguy cơ cao. Tuy nhiên, thuốc giảm co có thể không tốt trong những trường hợp đa thai. - Khâu vòng cổ tử cung trong những trường hợp hở eo tử cung… - Khi có những triệu chứng báo hiệu của chuyển dạ sinh non như ra dịch âm đạo bất thường (dịch nhầy cổ tử cung hoặc nhớt hồng), đau thắt lưng, trì nặng bụng, chuột rút, đau quặn ruột có thể kèm tiêu chảy thai phụ cần đến khám ngay, vì nếu được chẩn đoán sớm (ở giai đoạn tiềm thời) là cơ hội tốt để điều trị đạt hiệu quả. . dưỡng trẻ non tháng rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy cần phải tìm nguyên nhân và những biện pháp có thể phòng ngừa chuyển dạ sinh non nhằm làm giảm tỷ lệ sinh non. Nguyên nhân sinh non, có. Nguyên nhân sinh non và biện pháp phòng ngừa Sinh non là hậu quả của những quá trình bệnh lý khác nhau với những nguyên nhân và hình thái khác biệt. Những hậu quả của sinh non. cũng thành công do đó vấn đề phòng ngừa sinh non vẫn tốt hơn là điều trị. Việc phòng ngừa chuyển dạ sinh non cần chú ý nhất là ở những thai phụ có tiền căn sinh non và cổ tử cung mở sớm. Thai

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w