Cao huyết áp mãn và thai pot

13 365 0
Cao huyết áp mãn và thai pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cao huyết áp mãn và thai Cao huyết áp mãn là gì? Bình thường, huyết áp tối đa từ 120 – 130 mmHg, huyết áp tối thiểu từ 70 – 80 mmHg. Cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu trong thành mạch lên cao quá ngưỡng bình thường. Triệu chứng thường gặp là bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Người bệnh không dám đứng dậy đi lại. Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥ 90 mmHg. * Nghĩ tới cao huyết áp mãn khi cao huyết áp có kèm theo những yếu tố sau: - Xuất huyết và xuất tiết võng mạc. - Créatinine máu ≥ 10 mg/L. - Urée máu ≥ 200 mg/L. - Có một trong những bệnh mãn tính sau đây: tiểu đường với biến chứng bệnh thận hoặc bệnh mô liên kết, béo phì, đa sản, có bệnh thận và đường tiết niệu… * Trong cao huyết áp mãn thường acid uric không cao nhiều (nếu không kèm với tiền sản giật). Nguyên nhân của cao huyết áp (trong Nội khoa): - Bệnh thận: viêm cầu thận, viêm thận mãn tính, sỏi thận, ứ nước bể thận, bệnh thận đa nang. - Bệnh hệ thống dính líu đến thận/mạch máu: đái tháo đường, lupus ban đỏ. - Rối loạn nội tiết: u sắc bào thượng thận, bướu độc giáp trạng, bệnh Cushing, hội chứng Conn. - Bệnh lý mạch máu: bệnh lý thận mạch, hẹp động mạch chủ. - Bệnh tổ chức tạo keo. - Nguyên nhân thần kinh… - Và nhiều trường hợp cao huyết áp không tìm ra nguyên nhân (cao huyết áp vô căn). Tình trạng cao huyết áp sẽ nặng thêm nếu người bệnh nghiện thuốc lá, béo phì, bị viêm phế quản mãn… Cao huyết áp mãn và thai: Các phụ nữ bị cao huyết áp do một nguyên nhân không tìm thấy được hoặc do một nguyên nhân đã biết đều có thể mang thai. Cao huyết áp mãn và thai là cao huyết áp (huyết áp ≥ 140 / 90 mmHg) hiện diện và được quan sát trước sanh, được chẩn đoán trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và không trở về bình thường vào 12 tuần sau sanh. Hậu quả của bệnh cao huyết áp: * Đối với mẹ: Cao huyết áp thường gây tai biến nhẹ là co thắt mạch máu não. Trong trường hợp nặng có thể gây: - Suy tim. - Suy thận. - Biến chứng thuyên tắc mạch. - Tai biến mạch não: xuất huyết não, liệt nửa người, hôn mê hay nặng hơn có thể tử vong. * Đối với thai: Dễ bị thai kém phát triển hoặc thai chết trong tử cung. Nếu tình trạng cao huyết áp mãn đã biết trước trở nên nặng thêm sau tuần thứ 20 của thai kỳ, với sự xuất hiện của đạm niệu và phù toàn thân (tiền sản giật ghép trên cao huyết áp mãn) thì tiên lượng rất xấu cho cả mẹ và con: - Nguy cơ nhau bong non tăng cao. - Thai chậm tăng trưởng, tỷ lệ sanh non cao vì xuất hiện sớm trong thai kỳ và là bệnh lý nặng cần phải chấm dứt thai kỳ. - Tử vong cho con có thể xảy ra rất sớm. - Tai biến gây tử vong cho mẹ cũng hay xảy ra. Khoảng 25% sản phụ cao huyết áp mãn có tiền sản giật ghép trên. Điều trị Nội khoa: Chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập: - Giảm ăn mặn, ít dầu mỡ, dùng mỡ thực vật, hạn chế mỡ động vật, nên ăn dầu lạc vừng. Không nên ăn nhiều thịt lợn nhất là thịt mỡ, óc lợn, các loại lòng mề gà, trứng gà, gan, thịt bò. Ăn đậu phụ, cá, tôm, cua, rau xanh, hoa quả. Hạn chế chất ngọt, đường sữa, tinh bột. Không uống bia, rượu, nước có gas, café, thuốc lá, thuốc lào. Thực hiện chế độ ăn giảm cân cho người béo phì… - Tránh căng thẳng tinh thần, lo âu, buồn phiền, mất ngủ. Tạo cho mình cuộc sống vui tươi, thoải mái và yêu đời. - Hàng ngày, người bệnh nên thường xuyên đi bộ trong lúc huyết áp bình thường. Hàng tuần đo theo dõi huyết áp. Khi đi bộ, vừa đi vừa hít sâu, thở ra dài. Đi bộ là phương pháp chống vữa xơ mạch máu, hạ cholesterol, lipide máu để sống khoẻ, sống vui và sống có ích. Có thể tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày. Điều trị bằng thuốc: - Nếu người bệnh đang được điều trị với thuốc hạ áp, phải chuyển sang dùng những thuốc đã kinh qua sử dụng trong thai kỳ và trong thời kỳ cho con bú, không dùng những thuốc mà hiệu quả điều trị chưa được chứng minh. Nhiều khi phải dùng các thuốc này trong suốt thai kỳ và trong thời kỳ cho con bú. Những thể nhẹ của cao huyết áp phải được điều trị bảo tồn. - Những thuốc thích hợp trong điều trị hạ áp đường uống dài ngày: + α-Methyl-Dopa (như Presinol, Aldomet): Tác dụng phụ ở mẹ: gây an thần, trầm cảm, dễ gây phù, thiếu máu tán huyết, bệnh gan (sốt, men gan tăng, vàng da). Tác dụng phụ ở con: không có. + Thuốc ức chế giao cảm α-ß (như Labetalol): Tác dụng phụ ở mẹ: nhức đầu, bệnh gan. Tác dụng phụ ở con: không có. + Ức chế thụ thể giao cảm ß-1 (như Metoprolol, Atenolol): Chống chỉ định: Block nhĩ-thất, hen phế quản. Tác dụng phụ ở mẹ: tối thiểu. Tác dụng phụ ở con: giảm tăng trưởng, chậm nhịp tim, cao huyết áp, hạ đường huyết. - Những thuốc thích hợp có điều kiện: + Dãn mạch ngoại biên (Dihydralazine như Nepresol): Tác dụng phụ ở mẹ: nhức đầu, hồi hộp, chóng mặt, nóng phừng mặt, dung nạp kém. Tác dụng phụ ở con: không có. + Ức chế calci (Nifedipine): Hiệu quả tích cực trên chức năng thận và giảm các yếu tố gây nên tiền sản giật. Các chất ức chế calci còn có tác dụng giảm co tử cung. Tác dụng phụ ở mẹ: nhức đầu, chóng mặt nhẹ, sưng khớp, phừng mặt, tim đập nhanh. Tác dụng phụ ở con: không có. [...]... Mục tiêu là sanh ngã âm đạo khi thai đủ tháng đối với những thai phát triển bình thường với đường kính lưỡng đỉnh không có gì đáng ghi nhận và với diễn tiến lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng ổn định và không có biến chứng - Một số sản phụ đã có biến chứng của cao huyết áp như tim to, thiếu máu cơ tim, suy thận, xuất huyết võng mạc… bác sĩ thường cho chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm ... nghiệm đạm niệu và chức năng thận sớm để phát hiện những trường hợp tiền sản giật ghép trên cao huyết áp mãn + Làm Non stresstest mỗi tuần từ tuần lễ 30 – 32 của thai kỳ + Và được bác sĩ chú ý theo dõi phát hiện những trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung để được xử trí kịp thời * Chuyển dạ: người bệnh sẽ được: + Theo dõi chuyển dạ như bình thường + Lấy dấu hiệu sinh tồn mỗi giờ + Và được đánh... trong điều trị hạ áp đường uống: + Thuốc ức chế men chuyển (ACE) do tác dụng phụ trên thai nhi: chậm tăng trưởng trong tử cung, suy thận thai nhi, tử vong sơ sinh Nếu có thai trong lúc điều trị ACE, nên thay đổi thuốc ngay + Lợi tiểu: do các thuốc này làm giảm thể tích nội mạch kèm giảm tưới máu tử cung-nhau Điều trị Sản khoa: * Điều trị ngoại trú: người bệnh sẽ được: + Kiểm tra huyết áp trong tuần + . Cao huyết áp mãn và thai Cao huyết áp mãn là gì? Bình thường, huyết áp tối đa từ 120 – 130 mmHg, huyết áp tối thiểu từ 70 – 80 mmHg. Cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu. cao huyết áp do một nguyên nhân không tìm thấy được hoặc do một nguyên nhân đã biết đều có thể mang thai. Cao huyết áp mãn và thai là cao huyết áp (huyết áp ≥ 140 / 90 mmHg) hiện diện và. huyết áp không tìm ra nguyên nhân (cao huyết áp vô căn). Tình trạng cao huyết áp sẽ nặng thêm nếu người bệnh nghiện thuốc lá, béo phì, bị viêm phế quản mãn Cao huyết áp mãn và thai:

Ngày đăng: 03/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan