Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
515,37 KB
Nội dung
Máy phát điện sử dụng trấu Máy phát điện sử dụng trấu Trấu là loại rác thải trong nông nghiệp, sẽ trở thành chất đốt để sản xuất điện với giá rẻ hơn 30% so với mức giá hiện nay và đã được ông Giám đốc Ronnie Lo giới thiệu tại cuộc hội thảo về máy phát điện sử dụng trấu, tổ chức tại Cần Thơ ngày 1/11/2003 do Công ty TNHH Năng lượng Sinh khối Jiangxi Peako (Trung Quốc), thuộc Công ty Peako - Hồng Công sáng chế. Sự hấp dẫn nhất của máy phát điện chạy bằng trấu là giá sản xuất điện thấp. Theo tìm hiểu của ông Ronnie Lo, các nhà máy sản xuất thép, xi măng, chế biến thủy, hải sản,v.v của Việt Nam thường sử dụng điện ở mức độ lớn, có nhà máy phải tốn hơn một tỷ đồng/tháng cho chi phí này. Vì thế, nếu sử dụng điện từ nguồn này, các nhà máy sẽ giảm được từ 20-30% chi phí cho đi ện năng. Theo tính toán của Công ty Jiangxi Peako, sử dụng công nghệ này để sản xuất điện, giá thành chỉ ở mức 500 đồng/kwh. Nhà máy Peako Mark-I tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, do Công ty này xây dựng đã được nghiệm thu từ tháng 9/2002, hoạt động rất tốt, sản xuất điện với giá bán rất cạnh tranh: 0,032 USD/kwh. Tro thải từ máy phát điện có thể được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi-măng, phân bón,v.v Giá các loại máy phát đi ện kiểu này dao động tùy theo công suất. Máy có công suất 400 kw có giá chỉ 200.000 USD; máy có công suất 1.800 kw có giá khoảng 1,2 triệu USD. Nếu các nhà máy sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có quy mô vừa phải, chỉ cần vài trăm ngàn USD là tự tạo được nguồn điện phục vụ sản xuất. Việt Nam có sản lượng lúa khoảng 30 triệu tấn/năm, tức có khoảng 7,5 triệu tấn trấu thu được qua xay xát. Lâu nay, các bạn ít quan tâm để sử d ụng lượng trấu này một cách có hiệu quả, có nơi chỉ để đun nấu, nung gạch, thậm chí đốt bỏ. Một nhà máy sản xuất điện bằng công nghệ này, chỉ cần tối đa là 5 công nhân và 350 m 2 mặt bằng. Cơ chế vận hành của máy phát điện chạy bằng trấu có thể khái quát như sau: Trấu được chuyển vào mô đun bằng hệ thống bơm hút tự động, đốt nóng để phát sinh khí than (H 2 , CH 4 , CO). Khí than được truyền qua thiết bị tách bằng gió để loại bỏ các hạt thô, sau đó đi qua chuỗi lọc máy hơi đốt và các tháp làm nguội. Trong quá trình này, nước được dùng như một phương tiện để lọc và làm nguội khí than. Sau đó, khí được bơm vào động cơ qua thiết bị tĩnh điện có điện thế cao để loại bỏ hạt và chất dính còn lại. Cuối cùng, đưa vào sử dụng ở các động cơ khí đốt pít-tông đến máy phát điện để tạo ra điện năng. Tiêu chí mà Công ty Peako đặt ra khi sản xuất chiếc máy phát điện kiểu này là sản xuất điện giá rẻ, cải thiện môi trường. Khi vận hành, máy tạo ra khí H 2 , CH 4 , CO. Nguồn khí này đi qua thiết bị tách bằng gió để loại bỏ các hạt thô, sau đó làm sạch và làm nguội bằng nước. Công nghệ này có quy trình xử lý khí chính xác. Lượng nước tiêu thụ rất nhỏ (dưới 0,5 lít/kwh) và dòng chảy được xử lý tuần hoàn dễ dàng để tái sử dụng, hạn chế được việc gây ô nhiễm cho môi trường. Dù chỉ mới chính thức chào hàng ở thị trường Việt Nam từ tháng 6/2003 , nhưng ông Ronnie Lo tin tưởng khách hàng sẽ chấp nhận máy phát điện nói trên bởi những ưu việt của công nghệ này. Sau các cuộc hội thảo và quảng bá, rất nhiều người đã tìm đến Công ty Peako để hỏi thêm thông tin. Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cũng đánh giá rất cao công nghệ này Nguồn: Thời báo Kinh t ế Sài Gòn, 8/11/2003 Làm sạch chất thải độc hại bằng sinh học Các enzim, vi khuẩn và nấm đang được đưa vào ứng dụng làm sạch ô nhiễm đô thị; ô nhiễm công nghiệp, khu vực khai thác mỏ, chất thải có nguồn gốc là thuốc trừ sâu và những vùng nông nghiệp bị ô nhiễm do sử dụng hoá chất. Tiến sỹ John Oakeshott thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Ô-xtrây-lia (CSIRO) cho rằng, việc x ử lý bằng sinh học thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác có khả năng thu nhiều đô la do xuất khẩu, khi các nhà nghiên cứu Ô-xtrây-lia tìm được thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, đây cũng có nghĩa là đã tiết kiệm nhiều cho ngành công nghiệp Ô-xtrây-lia CSIRO tổ chức một Hội thảo Quốc tế về Biện pháp Xử lý bằng sinh học ở Melbourn trong hai ngày, với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu thuộc Hộ i đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp (CSIR) của Ấn Độ, và các đại biểu của một số Viện Nghiên cứu Khoa học châu Âu và châu Á. Mục đích của Hội thảo nhằm phát triển Liên minh Nghiên cứu dưới sự lãnh đạo của các Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế. TS. Greg Davis nghiên cứu về Đất và Nước của CSIRO cho rằng “Làm sạch những khu công nghiệp cũ và cả những sự cố tràn hoá chất gần đây có thể rất tốn kém, song biện pháp xử lý bằng sinh học đem lại những tiết kiệm đáng kể và thúc đẩy quá trình xử lý tự nhiên sạch hơn.” TS. Davis cho rằng, đôi khi tốc độ làm sạch tự nhiên của các vi khuẩn tương ứng với các mức giảm ô nhiễm, thì trong nhiều trường hợp cần phải tăng tốc độ làm sạch của vi khuẩn để quá trình làm sạch diễn ra nhanh h ơn và rẻ hơn- hạn chế sự di chuyển và rủi ro của các chất ô nhiễm hoá học trong thời gian ngắn. Thách thức lớn là tìm ra các vi khuẩn có khả năng thích hợp, sau đó là việc xác định quy mô các quá trình xử lý, từ phòng thí nghiệm đến hiện trường phải chỉ ra rằng các vi khuẩn thực sự có thể xử lý được ô nhiễm. Nhóm CSIRO đã nghiên cứu phạm vi các chất gây ô nhiễm gồm: cácbon hyđrô trong dầu mỏ, thuốc trừ sâu, các chất dinh dưỡng, dung môi trong công nghiệp và các kim loại. Các vi khuẩn làm giảm sunphát cũng đang phát triển, loại vi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý axít trong hệ thống thoát nước ở những khu vực mỏ có liên quan nhiều đến ngành công nghiệp khai thác. TS. Oakeshott, nhà Côn trùng học của CSIRO cho biết; 4 Bộ phận của CRISO có khả năng xử lý sinh học và họ đang khảo sát kh ả năng của các ngành công nghiệp mới trên cơ sở sử dụng các quy trình xử lý và các chất liệu sinh học. Một cách tiếp cận mới là phát triển quy trình xử lý gốc enzim để khử độc các chất cặn ở các khu vực nước thải trong sản xuất nông nghiệp, xử lý công nghiệp. Nguồn: CSIRO, 11/2003 EPA thông qua công nghệ phát hiện Colitag E.coli đảm bảo an toàn cho nước uống Chỉ số vật giá hàng tiêu dùng (CPI International, California, CA) đã được Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) thông qua. Phương pháp thử nghiệm của CPI dùng để phát hiện vi khuẩn coli trong nước uống công cộng đã được đăng ký sản phẩm là Colitag (TM) . David Hejl, chủ tịch/ trưởng điều hành của CPI cho rằng, đây là một sự kiện nổi bật sau 7 năm nỗ lực của công ty nhằm đảm bảo mức độ an toàn cao khi thử nghiệm nước uống công cộng. Các phòng thí nghiệm tư nhân và các c ơ quan trực thuộc thành phố cũng như các tổ chức chính quyền có trách nhiệm về việc xét nghiệm nước, hiện nay có thể bảo vệ công chúng bằng độ tin cậy đối với sản phẩm xét nghiệm này. Colitag (TM) do tiến sĩ George Chang, giáo sư Trường Đại học California ở Berkeley phát triển từ đầu những năm 1990. Theo TS. Chang, Colitag (TM) khác hẳn các phương pháp xét nghiệm trước đây đã được EPA chấp nhận trong 10 năm qua vì có thể xác định được loại E.Coli yếu, song không bị diệt bằng các biện pháp xử lý nước. TS. Chang nhận xét “nếu xử lý không triệt để có thể sẽ có những mầm bệnh gây hại vẫn có thể phục hồi trong cơ thể người nào đó và gây ra bệnh nguy hiểm. Một khi, quy trình xử lý nước không tốt, thì E. coli có thể “tẩu thoát” khỏi quá trình xử lý vệ sinh và chúng vẫn tồn tại". Khi được thông báo Colitag (TM) đã được EPA chấ p thuận thông qua, TS. Chang cho biết: “hiện nay công chúng sẽ có lợi ích lâu dài về sản phẩm xét nghiệm nước cuối cùng. Colitag (TM) sẽ được hầu hết các tổ chức công cộng sử dụng để xét nghiệm E. coli trong các hệ thống nước, từ nước uống, các hệ thống nước thải đến các ao công cộng và bãi biển. Sản phẩm Colitag (TM) cũng sẽ được các nhà sản xuất lương thực, thực phẩm và đồ u ống sử dụng. CPI International có trụ sở ở Santa Rosa, CA, có các văn phòng ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hà Lan. Ngoài ra, Colitag (TM) còn sản xuất các phụ tùng, dụng cụ phân tích, các dung dịch và chất tẩy rửa có tiêu chuẩn tinh khiết cao, cũng như các sản phẩm phân tích thử nghiệm khác phục vụ các ngành công nghiệp về môi trường, hoá dầu, dược phẩm, công nghệ sinh học và bán dẫn. Nguồn: Business Wire, 2/2004 Giải pháp ứng cứu sự cố tràn dầu Giải pháp thùng chứa không đáy là một công nghệ mới, hoàn toàn do người Việt Nam sáng chế, bảo đảm ứng cứu các sự cố tràn dầu đạt hi ệu quả cao, nhanh, sạch, linh hoạt và rẻ hơn rất nhiều lần so với các công nghệ đang được áp dụng. Hiện nay, khi sự cố tràn dầu xảy ra ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, biện pháp ứng cứu phổ biến là dùng phao quây lại, sau đó dùng đầu hút skimmer để hút dầu lên. Dung dịch thu được là một hỗn hợp dầu - nước, trong đó nước thường nhiều g ấp 20-30 lần dầu. Toàn bộ hỗn hợp này sẽ được đưa lên tàu, chở về đất liền mới xử lý. Chẳng hạn một sự cố làm tràn khoảng 10.000 tấn dầu, lượng hỗn hợp dầu - nước sẽ lên tới trên 200-300 nghìn tấn. Vận chuyển được khối lượng này vào bờ để xử lý phải cần đến rất nhiều tàu trọng tải lớn, thời gian ứ ng cứu kéo dài, và chi phí rất cao, có thể lên tới hàng trăm triệu, hoặc cả tỷ USD. Vấn đề đặt ra là tìm biện pháp để nhanh chóng xử lý, thu hồi dầu tràn tại chỗ, không cần vận chuyển hỗn hợp dầu - nước vào đất liền. Hệ thống tách SOW-TD hoạt động theo nguyên lý: hỗn hợp xả xuống đi qua hệ thống lưới lọc đan bằng những kim loại như platini, bạc, vàng,v.v tạo ra nh ững điện tích có khả năng hãm dầu lại, hất ra xung quanh rồi nổi lên, chỉ còn nước lọt xuống dưới. Hệ thống được kỹ sư Khánh chế tạo và thử nghiệm từ năm 1997 và đã được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bằng Sáng chế độc quyền. Máy có thể làm việc liên tục 6 tháng mới phải rửa. Kích thước gọn nhẹ, chỉ bằng 1/6 máy ngo ại nhập cùng công suất và rẻ hơn máy ngoại từ 1,5 đến 2 lần. Công nghệ này thực chất là ứng dụng phối hợp hệ thống tách dầu SOW-TD có công suất cao (do ông Khánh sáng chế), với một bể chứa dầu không đáy. Kết cấu của "thùng chứa dầu không đáy" cũng rất đơn giản: được làm bằng kim loại có tiết diện hình trụ và không có đáy, với kích thước tùy định. Thùng được g ắn kết vào xà lan ứng cứu, bên trong thùng sâu dưới mặt nước gắn một hệ thống tách dầu - nước. Khi xảy ra sự cố tràn dầu, người ta sẽ sử dụng phao quây, đầu hút skimmer hút hỗn hợp dầu - nước xả vào hệ thống tách dầu - nước (được lắp sẵn trong thùng không đáy). Hệ thống này sẽ lập tức tách dầu cho nổi lên trên, nước tụ phía dưới thùng. Khi lớp dầu trong thùng cao dần lên t ới mức 1-2 m, dùng vòi hút lượng dầu sạch này lên xà lan; trong khi vẫn tiếp tục bơm xả hỗn hợp dầu - nước vào thùng. Theo tính toán của kỹ sư Khánh, chỉ cần đầu tư dưới 200.000 USD cho một thùng không đáy như vậy cùng với hệ thống tách dầu - nước, và các chi tiết đi theo là đủ để sẵn sàng ứng cứu cho các vụ tràn 1.000 tấn dầu. Nguồn: TBKTVN, VnExpress, 17/2/2004 Vật liệu xử lý nước phèn thành nước ngọt do Việt Nam sản xuất Vật liệu xử lý nước phèn DS3 - loại vật liệu xử lý nước đầu tiên đượ c sản xuất ở Việt Nam theo hiệu ứng tích số tan không những chỉ khử được tính axít của nước mà còn có thể loại bỏ sắt, nhôm, sunphát và hầu hết các chất gây ô nhiễm khác có trong nước phèn. Trong 5 năm qua, vật liệu DS3 đã giúp rất nhiều người dân nghèo vùng sâu ĐBSCL có nước sinh hoạt. Theo TS. Nguyễn Bá Trinh, Viện Hóa học, Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Việt Nam, tác giả của DS3, thì đặc điểm chính của nước phèn là độ pH thấp, chứa nhiều sắt II, nhôm và sunphát. Để xử lý nước phèn thành nước sinh hoạt, cần điều chỉnh độ pH về miền trung tính (6,5 - 8,5). Để giải quyết vấn đề này có thể sử dụng các loại vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên hoặc một số hóa chất dùng trong thực phẩm, có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau như trao đổi ion, thẩm thấu ngược, siêu lọc, điện thẩm. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay chưa thể áp dụng những phương pháp này cho vùng sâu, vùng xa ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở những nơi này, thiết bị xử lý nước phèn phải có hiệu quả nhưng đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của đồng bào địa phương. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hiện tượ ng tương tác lỏng - rắn, gọi là hiệu ứng tích số tan, phương pháp loại ion tan trong nước mới gọi là phương pháp tích số tan (đã được TS. Nguyễn Bá Trinh công bố tại hội nghị môi trường quốc tế, Athens Hy Lạp năm 1995), sau một thời gian nghiên cứu ông đã tìm ra vật liệu DS3 đáp ứng các điều kiện trên. "Loại vật liệu này là một hỗn hợp khoáng đã được gia nhiệt ở nhiệt độ và thời gian thích hợp. Phần hữu cơ bổ sung bị than hóa làm cho hỗn hợp trở thành một khối rắn, đồng thời tạo cho vật liệu khả năng hấp phụ các chất hữu cơ". Các thí nghiệm thực tế về khả năng khử phèn của DS3 ở hệ lọc đơn giản đều cho thấy nước phèn ở Kênh Bobo và kênh Mỹ An sau khi lọc đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạ t (kết quả này được cơ quan chức năng Bộ Y tế chứng nhận). So với kinh nghiệm dân gian dùng tro (hay dùng nhất là tro cây tràm), dùng thuốc muối, vôi để xử lý nước phèn vốn chỉ giúp giảm vị chua trong nước chứ không loại được kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác, công nghệ thùng lọc nước phèn đơn giản sử dụng DS3 rõ ràng bảo đảm nguồn nước sinh hoạt an toàn hơn cho người dân. Thời gian sử dụng c ủa thùng lọc nước phèn khá lâu. Thực tế ở huyện Thủ Thừa cho thấy sau 2 năm sử dụng, khả năng khử phèn của thùng lọc suy giảm không đáng kể. Nhìn chung, giá thành xử lý nước phèn theo công nghệ này khoảng 2.000 - 3.000 đồng/m 3 . Phương pháp xử lý nước phèn sử dụng vật liệu DS3 mang lại lợi ích cả về kinh tế và xã hội đã được nhiều địa phương ở ĐBSCL lựa chọn để giải quyết nước sinh hoạt cho dân. Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 20/2/2004 Xử lý crôm trong nước thải bằng rơm rạ Từ phế phẩm của nông nghiệp là rơm, rạ, sinh viên Trần Thị Kiều Chinh, khoa Hóa của Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn, Bình Định, đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học: "Thăm dò khả năng xử lý crôm trong nước thải bằng rơm rạ". Đề tài đã được trao giải nhất "Sinh viên nghiên cứu khoa học của trường" và được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2003". Là một nguyên tố kim loại nặng có trong n ước thải, crôm và các hợp chất của chúng đều độc, đặc biệt các hợp chất có bậc ôxy hóa cao như cromat, biromat,v.v Vì vậy, mục đích ban đầu của đề tài là hướng đến xử lý các chất thải này bằng các vật liệu tự nhiên và nếu có hiệu suất cao thì có thể ứng dụng vào thực tế. Theo tác giả, rơm, rạ chính là dạng phế phẩm nông nghiệp rất gần gũi với người nông dân, có quá nhi ều ở miền đất nông nghiệp mà phần lớn hiện đang có một công dụng đơn giản là đun bếp. Sở dĩ em chọn nghiên cứu xử lý nước thải vì hiện nay qua phân tích các mẫu nước tại các vùng nông thôn trong tỉnh Bình Định, hầu hết các mẫu nước ngầm đều nhiễm vi sinh. Trong khi đó ở một số vùng có làng nghề truyền thống của Bình Định như làng nghề chế biến tinh bộ t sắn Hoài Nhơn, sản xuất gạch ngói Tây Sơn, sản xuất nước mắm ở An Nhơn, sản xuất vôi ở Tuy Phước,v.v thì hằng ngày các nơi đây đã thải ra một hàm lượng chất độc lớn, gây ô nhiễm không khí, gây ô nhiễm nước, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu nào để xử lý. Vì thế, tác giả đã hoàn thành giải pháp xử lý crôm, loại bỏ bớt được sự độc hại c ủa nguyên tố này trong nước thải. Qua phân tích thành phần hóa học trong rơm, rạ, cho thấy thành phần chính của rạ là xenlulôza, nếu tính theo khối lượng khô thì trong rơm có từ 3 - 4,5% chất có đạm, 1,2 - 2% chất béo, 30% các chất dẫn xuất không chứa đạm, 35 - 36% xenlulôza và 14- 15% chất khoáng. Sau khi phân tích các thành phần hóa học của rơm, rạ, và rơm, rạ có khả năng hấp thụ crôm rất tốt. Phương pháp này vừa rẻ tiền, vừa có hiệu quả xử lý rấ t cao. Nguồn: Tạp chí Tài hoa trẻ, 21/2/2004 Những lợi ích của phân ủ bằng giun Khoảng 1/3 tổng lượng chất thải sinh hoạt là chất thải hữu cơ có thể tái chế một cách dễ dàng. Chất thải hữu cơ là một loại nguyên liệu thô có giá trị có thể được chế biến thành phân ủ có chất lượng tốt nhất, đưa chất hữu cơ thiết yếu vào đất trồng. Phân ủ đem lại sự phì nhiêu cho đất; cải tạo cấu trúc của đất, giúp giữ nước đồng thời còn làm cho đất tiêu úng tốt. Nếu như loại chất thải này bị chôn lấp thì tiềm năng của chúng sẽ bị mất đi và các chất ô nhiễm sẽ phát tán vào không khí và nguồn nước gây ô nhiễm môi trường. Dùng giun để ủ phân là một phương pháp ủ được sử dụng ngay tại nhà hoặc ủ trên quy mô thương mại lớn. Phân ủ bằng giun là gì? Phân ủ bằng giun là dùng giun và các vi sinh khác (vi khuẩn, nấm và các động vật nguyên sinh) để biến chất thải hữu cơ thành mùn giàu dinh dưỡng. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên trong các khu vực thực vật bị phân hủy như: lá rụng và cây cối mục nát. Giun ăn cả chất hữu cơ phân hủy và các vi sinh vật. Chất hữu cơ đi qua hệ thống tiêu hóa của giun sau đó được bài tiết thành khuôn. Phân ủ được tạo ra theo khuôn này cùng với các chất thả i hữu cơ khác. Sản phẩm cuối cùng là chất tinh mịn, có độ xốp, thoáng khí và giữ ẩm tốt. Phân tích phân ủ do giun tạo ra cho thấy loại phân ủ theo cách này giàu dinh dưỡng hơn so với đất, canxi nhiều gấp ba lần, nitơ, phốt pho và kali cũng nhiều hơn vài lần. Phân ủ này chứa tỷ lệ mùn cao. Mùn này giúp các hạt đất hình thành các cụm tạo các rãnh để không khí đi qua và làm cho khả năng giữ nước tốt hơn. Axít humíc trong đất mùn t ạo ra những vị trí liên kết các chất dinh dưỡng trong cây và cung cấp các chất dinh dưỡng đó theo nhu cầu của cây. Axít humíc giúp ngăn ngừa các mầm bệnh, nấm, giun tròn và các vi khuẩn gây hại cây. Phân giun tạo ra là mô đất có hoạt tính sinh học chứa hàng nghìn vi khuẩn, enzym và các phế thải của cây cối. Quá trình ủ phân sẽ tiếp tục diễn ra sau khi sản phẩm do giun tạo ra được làm lắng đọng. Hoạt động của vi sinh trong phân giun cao hơn trong đất 10-20 lần và chất hữ u cơ cao hơn thức ăn của giun. Giun là những tác nhân ủ phân nhanh, mỗi ngày chúng có thể ăn chất thải bằng nửa trọng lượng bản thân, 2000 con giun mỗi tuần có thể ăn 3kg chất thải. Có rất nhiều loài giun khác nhau, mỗi loài có vai trò riêng trong phân hủy chất thải hữu cơ. Loài giun phân hủy chất thải hữu cơ tốt nhất là Dedrabaena veneta, Lumbricus rubellus và Aisenia andreii, giun hổ, giun ăn chất thải trên mặt. Loài giun này sinh sản rất nhanh, trưởng thành trong 6 tuần, m ỗi tuần có thể sinh sản 3 lần trong suốt một năm, đó là tuổi thọ thông thường của chúng. Giun sinh sản có thể làm kén mỗi tuần 2-3 lần và sẽ nở trong 21 ngày, mỗi kén nở được 2 hoặc ba con giun, giun trưởng thành trong vòng 60-90 ngày. Giun hô hấp qua da, do đó cần phải môi trường ẩm để trao đổi không khí. Giun hoạt động tích cực nhất trong điều kiện nhiệt độ khoảng từ 13 0 C đến 25 0 C, mặc dù chúng có thể chịu được nhiệt độ từ 0-35 0 C. Cả cỏ dại và các mầm bệnh đều bị giết chết trong quá trình ủ phân bằng giun. Phân ủ bằng giun thường bị vi khuẩn chi phối, nhưng sinh khối nấm cũng có thể xuất hiện. Phân ủ bằng giun, lượng nhiệt tao ra rất nhỏ; giun ăn cả loại giun tròn hại rễ cây, vi khuẩn gây bệnh, nấm và các hạt cỏ dại nhỏ. So sánh phân ủ bằng giun và phân ủ thông thường Phân ủ bằng giun nói chung được coi là phương pháp sản xuất tiện lợi, tốn ít thời gian hơn so với phân ủ thông thường. Phân ủ do giun tạo ra cũng có giá trị dinh dưỡng đất lớn hơn so với phân ủ hiếu khí. Nhiều sinh vật gây bệnh như Salmonella, các vi rút gây bệnh đường ruột dạng coli trong phân và các trứng giun ký sinh có thể tập trung trong các hệ thống phân ủ trộn và phân ủ bằng giun. Các phương pháp ủ phân hiếu khí truyền thống cầ n tăng nhiệt độ trong đống phân ủ từ 57-71 0 C mới diệt được các mầm bệnh này. Tuy nhiên, trong phân ủ bằng giun nhiệt độ phải giữ dưới 32 0 C để duy trì giun hoạt động có hiệu suất cao. Do nghiên cứu chưa nhiều về các mầm bệnh tồn tại trong phân ủ bằng giun, nên các chất rắn sinh học đã được tiến hành ủ trước ở nhiệt độ cao để diệt các mầm bệnh đó trước khi ủ phân bằng giun. Vì vậy làm cho chi phí ủ phân bằng giun tăng cao. Tuy nhiên, gần đây của Hoa Kỳ đã phối hợp điều tra nghiên cứ u vấn đề này cùng với Cơ quan Bảo vệ Môi trường của quận Cam, Công ty Giun đất Hoa Kỳ và Thành phố Ocoee, Florida. Nghiên cứu được tiến hành trong hai khu vực: khu vực thứ nhất trong hai đống chất rắn sinh học (15-20%) đã làm vô hiệu hoá salmonella, các dạng coli trong phân và các vi khuẩn đường ruột, khu thứ hai, trong hai đống chất rắn sinh học đã làm vô hiệu hoá chứng giun. Kết quả là tất cả các mức độ mầm bệnh đạt được nh ững yêu cầu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ quy định đối với phân ủ trong 144 giờ. Những kết quả nghiên cứu của Đại học Mississipi cho thấy rằng phân ủ bằng giun làm tăng sinh trưởng cây trồng, phát triển rễ, tăng trọng lượng khô, tăng số lượng hoa ban đầu so với sử dụng phân bằng rêu mùn. Hàm lượng dinh dưỡng của phân ủ liên quan chặt chẽ với dạng th ức ăn của giun. Phân ủ bằng giun nuôi bằng chất thải sinh hoạt không phù hợp để xử lý số lượng lớn chất thải từ vườn tược và cần phải pha trộn các loại chất thải hữu cơ để hoạt động hiệu quả . Phân ủ bằng giun theo quy mô gia đình Phân ủ bằng giun ở quy mô nhỏ hầu như ít gặp những vấn đề nan giải hơn các hệ thống phân ủ trên quy mô thương mại. Hệ thống ủ phân trên quy mô gia đình chỉ tận dụng tốt nhất các chất thải lương thực, thực phẩm với chất thải vườn tược như cỏ, lá cây thường được ủ thành đống. Quy trình xử lý này tạo ra hai sản phẩm giá trị; phân ủ và chất lỏng có thể được sử dụng để bón cây trong vườn và trong nhà ươm. Các thùng ủ phân gia đình chiếm khoảng không gian nhỏ và có thể đặt gần cửa bếp, ít phát ra mùi hôi vì giun ăn hết chất thải trước khi phân hủy. Để làm thùng nuôi giun, có thể tận dụng bất kỳ loại thùng hàng nào. Có thể dùng thêm vật liệu đệm lót như phân bón hoặc phân ủ đã ngấu với một ít giấy báo vụn và một ít giun. Quần thể giun được hình thành chậm bằng thức ăn bổ sung như bã cà phê, túi chè và vỏ chuối, loại thức ăn này giun khá ưa thích. Sau một vài tuần khi quần thể giun đã được hình thành và sinh sản, thì có thể bổ sung nhiều thức ăn hơn kể cả thịt. Nếu như trong thùng nuôi giun quá ẩm ướt thì phải bổ sung thêm giấy báo. Giun ăn cả giấy và chất thải lương thực. Nhiệt độ trong thùng cần giữ ở 4-20 0 C, do đó mùa đông không nên đặt thùng ra ngoài trời hoặc cũng phải tránh những ngày nắng to. Khi quần thể giun quá lớn thì phải chuyển giun sang thùng khác hoặc bổ sung giun vào đống phân ủ. Khi lấy phân ủ, phải đặt thùng ra nơi có ánh sáng, như vậy giun sẽ bò xuống phía dưới, vào chỗ tối và khi đó lấy phân ủ ở phía trên cùng. Hoặc có thể đẩy lượng phân ủ trong thùng sang một bên và cho thêm thức ăn mới và nền được bổ sung vào phần bên cạnh c ủa thùng, giun sẽ bò sang phần nền mới, lúc đó có thể lấy phân ủ ra. Phân ủ bằng giun trong thùng đặt ở bếp hoặc trong lớp học là một phương pháp đáng được quan tâm nhằm tận dụng chất thải hữu cơ mà không phải chôn lấp, song phương pháp này vẫn chưa được áp dụng phổ biến. ở Australia, ước tính có ít nhất là 4% chất thải sinh hoạt được làm phân ủ bằng giun. Phân ủ bằng giun ở quy mô lớn Các hệ thống phân ủ bằng giun ở quy mô thương mại lần đầu tiên được thực hiện ở châu Mỹ từ đầu những năm 1990. Các yếu tố cần được xem xét khi lựa chọn ủ phân bằng giun ở quy mô lớn bao gồm: - Khối lượng và thể loại nguyên liệu có sẵn - Cung cấp tài chính - Quy định pháp lý - Vị trí và quy mô - Điều kiện khí hậu - Đáp ứng về lao động Phân ủ bằng giun theo quy mô này thường gặp khó khăn khi kiểm soát nhiệt độ vì quá trình ủ sẽ sinh ra nhiệt độ cao hơn và thời gian ủ cũng lâu hơn so với các hệ thống ủ ở quy mô nhỏ. Phần lớn các hệ thống ủ ở quy mô thương mại sử dụng cơ giới để lấy phân ủ vào giai đoạn cuối của quá trình ủ phân. Có nhiều ph ương pháp khác nhau được áp dụng ở quy mô thương mại, chẳng hạn, một trong những phương pháp ủ phân ở Yelm thuộc Oashington, Hoa Kỳ đã sử dụng 15 tấn giun đỏ trong quá trình ủ phân và dùng nhiều loại thức ăn cho giun như phân gia súc, vỏ bào, giấy bìa và chất thải lương thực. [...]... năm 2004 Mặc dù công suất phát điện vẫn tương đối nhỏ, nhưng các nhà nghiên cứu đã sử dụng những loại thiết bị phát điện này để chạy các loại quạt công suất nhỏ Dự kiến các nhà nghiên cứu sẽ phát điện với công suất lên tới khoảng 500 -1000 W/m2 Công nghệ này sẽ được ứng dụng phổ biến nhất trong các nhà máy xử lý nước thải, đặc biệt các nhà máy xử lý nước thải có thể tự cung cấp điện khi vận hành Công... tác động của các nhà máy khử mặn + ảnh hưởng của sử dụng năng lượng tới chất lượng không khí Nhiều nhà máy khử mặn sử dụng dầu làm nhiên liệu, một số sử dụng dầu thô và một số nhà máy dùng khí thiên nhiên Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu thô là 2,9% theo trọng lượng, còn dùng dầu làm nhiên liệu thì hàm lượng lưu huỳnh là 1,7 – 3,7% theo trọng lượng Những chất ô nhiễm chủ yếu đầu tiên phát tán là sunfua... giới thay cho việc người công nhân phải trực tiếp cào xỉ thủ công như kiểu cũ Giải pháp này không chỉ áp dụng cho ngành điện, mà còn có thể áp dụng cho các ngành khác có sử dụng lò hơi dạng đốt than phun như Nhà máy Phân đạm Hà Bắc,v.v Tổng công ty Điện lực cũng đang xem xét ứng dụng cho Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Công trình của ông Nghiêm và cộng sự đã lọt vào vòng chung kết Giải thưởng sáng tạo khoa... tỷ m3, đây là nhà máy khử mặn lớn nhất thế giới Hơn 85% các nhà máy khử mặn thuộc GCC sử dụng các hệ thống chưng cất nhanh nhiều tầng (MSF) Các hệ thống này có hai tác dụng, vừa có thể sản xuất nước và điện Phần lớn các nhà máy còn lại dựa trên công nghệ thẩm thấu ngược (RO) sử dụng các màng lọc Cả hai dạng quy trình này đều cần năng lượng để tạo hơi nước, nước nóng và vận hành các máy bơm RO cần khoảng... 2000, khoảng 20% tổng lượng điện sản xuất của nước Anh Giá thành của khử mặn nước biển ở ả Rập Saudi vào khoảng 0,7 USD/m3 đối với các nhà máy MSF hai tác dụng, nếu như năng lượng đã sử dụng theo giá mua trên thế giới Chi phí khử mặn nước biển thực tế nhiều hơn của một nhà máy có công suất trung bình cũng sản xuất điện năng vào khoảng 0,9 USD/m3 Chi phí khử mặn nước sử dụng RO và nước lợ ở các nước... Đức, Trung tâm sẽ đào tạo các nhà sản xuất xử lý chất thải điện và điện tử Nhóm công nghiệp xử lý chất thải kết hợp với Cục các công trình công nghiệp phân chia các nhà máy theo khả năng xử lý chất thải của họ Nguồn: Bangkokpost, 2/ 2004 Xe máy chạy gas tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường Công nghệ chuyển đổi xe gắn máy sử dụng xăng sang sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), do PGS.TSKH Bùi Văn Ga,... thêm các phụ kiện hệ thống sử dụng nhiên liệu gas gồm bình chứa gas, van tiết lưu, bộ chế hòa khí, bộ phận tải, bộ phận điều khiển gas nhưng không làm thay đổi mẫu mã, kết cấu của xe Chiếc xe gắn máy bình thường chạy bằng xăng đã được chuyển sang chạy hoàn toàn bằng gas Tuy nhiên, để thuận tiện cho người sử dụng, hệ thống sử dụng nhiên liệu xăng vẫn được giữ nguyên để người sử dụng có thể chuyển đổi qua... khói thành điện Một hệ thống được thiết kế để thu nhiệt thải từ các ống khói công nghiệp thành điện có thể làm tăng hiệu suất đáng kể ở các nhà máy điện, giảm thiểu các phát thải cácbon Hệ thống này còn giúp giảm đáng kể chất ô nhiễm độc hại vào khí quyển Đối với hiệu suất của hệ thống thu nhiệt này, điều quan trọng là sử dụng hơi prôpan ưu việt hơn hơi thông thường để chạy tuabin phát điện Hệ thống... độ mặn của nước cấp Các nhà máy MSF cần khoảng 3,5-6 KWh/m3 để chạy các máy bơm và 16-32 KWh/m3 để làm nóng nước, phụ thuộc vào hệ số tính toán và tỷ số hiệu suất Phần lớn các các nhà máy MSF trong GCC được sử dụng để sản xuất điện năng và nước Tổng công suất điện năng xuất khẩu hàng năm (nghĩa là năng lượng sản xuất ra cao hơn và vượt các yêu cầu của nhà máy) của các nhà máy MSF ở ả Rập Saudi đạt khoảng... các nồi hơi của 3 nhà máy khử mặn lớn mỗi năm sử dụng tới 3 triệu tấn dầu nhiên liệu nhóm 6 và từ ống khói của 3 nhà máy này hàng năm phát tán 5161 tấn hạt mịn, 107.472 tấn SO2 và 18.174 tấn NOx Một nghiên cứu cho biết rằng các mức SO2 của một nhà máy khử mặn tạo ra vượt quá các giới hạn cho phép, khi sản lượng điện trong những thời kỳ ngắn hàng năm đạt tới 3600 MW Do sản xuất điện trong thời gian dài . Máy phát điện sử dụng trấu Máy phát điện sử dụng trấu Trấu là loại rác thải trong nông nghiệp, sẽ trở thành chất đốt để sản xuất điện với giá rẻ hơn. của máy phát điện chạy bằng trấu là giá sản xuất điện thấp. Theo tìm hiểu của ông Ronnie Lo, các nhà máy sản xuất thép, xi măng, chế biến thủy, hải sản,v.v của Việt Nam thường sử dụng điện. động của các nhà máy khử mặn + ảnh hưởng của sử dụng năng lượng tới chất lượng không khí Nhiều nhà máy khử mặn sử dụng dầu làm nhiên liệu, một số sử dụng dầu thô và một số nhà máy dùng khí thiên