Lồng ruột (Kỳ 1) Lồng ruột ở trẻ còn bú I- Đại cương: - Lồng ruột là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh lý diễn biến do một đoạn ruột lộn lại và chui vào lòng của đoạn ruột kế cận. - Lồng ruột có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào, nhưng gặp nhiều nhất là ở lứa tuôit 4-9 tháng. Tài liệu thống kê nước ngoài: 65% bệnh nhân là dưới 1 tuổi. Tài liệu thống kê trong nước con số này lên đến 95-97%. - Lồng ruột gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái (tỷ lệ 2/1 đến 3/1). - Bệnh gặp quanh năm nhưng nhiều nhất là mùa đông xuân, mùa có tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cao. - ít gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, đa số gặp ở trẻ béo tốt, bụ bẫm. Vài nét lịch sử, vào giữa thế kỷ XVII Paul Barbette đẫ mô tả bệnh lồng ruột và gợi ý mổ để tháo lồng. Vào giữa thế kỷ XIX bệnh đã được biết rộng rãi với tỷ lệ tử vong rất cao. Năm 1871 Jonathan Hutehinson đẫ mổ tháo lồng thành công trường hợp đầu tiên 1876 Hirschsprung báo cáo một loạt bệnh nhân được tháo lồng bằng áp lực nước. Năm 1897 mổ cắt đoạn ruột đã được tiến hành thành công lần đầu tiên. Năm 1913 Ladd đã sử dụng phương pháp chụp đại tràng có bơm thuốc cản quang như là một phương tiện để chẩn đoán. Sau này các tác giả Mỹ, Pháp đã tháo lồng đồng thời báo cáo việc sử dụng phương pháp thụt chất cản quang như là một phương pháp điều trị lồng ruột. II- Bệnh căn. Hiện nay nguyên nhân gây lồng ruột cấp tính ở trẻ em vẫn chưa được hiểu biết chắc chắn. Tuy nhiên vẫn có một số cách giải thích. - Do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa kích thước của hồi tràng và van hồi manh tràng, do đó lồng ruột dễ xuất hiện. - Một số tác giả cho rằng viêm hạch của mạc treo có vai trò trong cơ chế của lồng ruột. ở trẻ còn bú van Bauhin nhô vào trong lòng đại tràng, các nang bạch huyết phong phú, nhất là ở con trai. Các nang bạch huyết này khi viêm sưng nên sẽ cản trở nhu động của ruột non đang tăng lên do hạch bạch huyết bị viêm. - Viêm hạch bạch huyết mạc treo có liên quan tới nhiễm siêu vi trùng. Mùa xảy ra lồng ruột trùng với thời gian có tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cao nhất. Nhiều bệnh nhân lồng ruột đã có phản ứng huyết thanh dương tính với một số loại vi rút (Adenovirus) và người ta cũng tìm thấy những thành phần của Adenovirus trong niêm mạc của ruột thừa được cắt bỏ khi mổ lồng ruột. - Có tác giả cho rằng vùng hồi- manh tràng là nơi giao tiếp của hai luồng sóng nhu động ngược chiều nhau, nhu động xuôi chiều của hồi tràng và nhu động ngược chiều của đại tràng phải về phía manh tràng. III- Giải phẫu bệnh lý. Khối lồng bao gồm: ống ngoài, ống giữa, ống trong (Hình 1). - ống ngoài: (ruột “tiếp nhận” ). - ống giữa: - ống trong: (ruột bị lồng). - Đầu khối lồng (điểm xuống thấp nhất của đoạn ruột bị lồng). - Cổ khối lồng (nơi xuất phát của lồng ruột). Mạc treo ruột cùng với mạch máu bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột dưới, bị thắt nghẹt lại ở cổ khối lồng. Do tĩnh mạch bị chèn ép làm cho xuất hiện phù nề, hậu quả là các mạch máu càng bị chèn ép nặng hơn. Niêm mạc của đoạn ruột bị lồng nhanh chóng bị thương tổn và xuất hiện chảy máu. Nừu điều trị không kịp thời khối lồng sẽ bị hoại tử. (2,5% hoại tử trước 48 giờ và 82% hoại tử sau 72 giờ). Các hình thái giải phẫu của lồng ruột được xác định bởi điểm khởi đầu của lồng ruột và vị trí ruôtj bị lồng vào. - Lồng ruột hồi-đại tràng: Điểm khởi đầu là đoạn cuối của hồi tràng, sau đó hồi tràng chui vào đại tràng nhiều hoặc ít, tuỳ trường hợp theo hướng về phía hậu môn. Van Bauhin vẫn ở nguyên tại chỗ (lồng ruột xuyên qua van), hoặc tạo nên đầu của khối lồng (lồng ruột hồi-manh tràng, hoặc hồi-manh tràng). - Lồng ruột hồi- hồi tràng đơn thuần: Rờt ít gặp trừ khi có nguyên nhân thực thể. - Lồng ruột thừa vào manh tràng: Cực kỳ hiếm gặp. - Lồng ruột phức tạp là sự kết hợp của các thể đã nêu lên . Lồng ruột (Kỳ 1) Lồng ruột ở trẻ còn bú I- Đại cương: - Lồng ruột là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh lý diễn biến do một đoạn ruột lộn lại và. Khối lồng bao gồm: ống ngoài, ống giữa, ống trong (Hình 1). - ống ngoài: (ruột “tiếp nhận” ). - ống giữa: - ống trong: (ruột bị lồng) . - Đầu khối lồng (điểm xuống thấp nhất của đoạn ruột. của đoạn ruột bị lồng) . - Cổ khối lồng (nơi xuất phát của lồng ruột) . Mạc treo ruột cùng với mạch máu bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột dưới, bị thắt nghẹt lại ở cổ khối lồng. Do tĩnh mạch