SUY THẬN MẠN TÍNH (Kỳ 2) II. CHẨN ĐOÁN Suy thận mạn được phát hiện qua khám định kỳ để theo dõi bệnh lý thận tiết niệu mạn tính, hay khi tìm kiếm nguyên nhân thiếu máu, tăng huyết áp, tai biến mạch não xảy ra. 1. Chẩn đoán xác định: Có hai bước: 1.1. Chẩn đoán có suy thận: Dựa vào sự suy giảm MLCT (hệ số thanh thải creatinin nội sinh) và tăng creatinin máu > 110 µmol/l. 1.2. Chẩn đoán tính chất mạn tính: Dựa vào một số biểu hiện sau: - Lâm sàng: Có tiền sử bệnh thận cũ, nay có da và niêm mạc nhợt, có xuất huyết dưới da, có tăng huyết áp. - Xét nghiệm: giảm calci máu rõ rệt, thiếu máu bình sắc, đôi khi triệu chứng thiếu máu bị lu mờ (bệnh thận đa nang). - X quang: giảm kích thước thận đều cả 2 thận. UIV rất nguy hiểm trong trường hợp này, chỉ có ý nghĩa khi nghi ngờ có bệnh lý tiết niệu. - Siêu âm: thấy giảm kích thước thận trong viêm cầu thận mạn hoặc nhu mô thận mỏng, giãn đài bể thận trong ứ nước thận do sỏi. Ở một số trường hợp khác thấy kích thước thận không giảm mà ngược lại tăng lên (thận đa nang, bột thận, thận ứ nước, đái tháo đường và tắc tĩnh mạch thận). 2. Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt với đợt cấp của suy thận mạn. 3. Chẩn đoán nguyên nhân: Sau khi chẩn đoán xác định suy thận mạn, cần chẩn đoán nguyên nhân. Chẩn đoán nguyên nhân dựa vào hỏi kỹ tiền sử, tiến triển bệnh, soi đáy mắt, xét nghiệm sinh hóa, huyết học, X quang, siêu âm tùy thuộc vào diễn biến lâm sàng. Nhiều trường hợp chẩn đoán nguyên nhân rất dễ dàng vì bệnh lý điển hình, xét nghiệm chính xác, thuyết phục như viêm cầu thận mạn tính, viêm ống kẽ thận mạn tính, bệnh thận có nguồn gốc mạch máu, bệnh thận di truyền. Tuy nhiên có một số trường hợp không tìm được nguyên nhân. III. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA SUY THẬN MẠN Các biểu hiện lâm sàng của suy thận mạn có hội chứng urê máu cao được trình bày trong sơ đồ sau. Ở giai đoạn đầu của suy thận mạn (độ I, độ II), các biểu hiện thường nghèo nàn như thiếu máu nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, tức 2 bên hố lưng. Trong thời gian này, bệnh nhân thường không biết là mình đã bị suy thận. Các biểu hiện lâm sàng bắt đầu xuất hiện rõ vào giai đoạn III, khi MLCT giảm xuống dưới 20 ml/phút, creatinin máu tăng trên 300 µmol/l. Suy thận càng nặng thì biểu hiện lâm sàng càng rầm rộ. Tóm tắt các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng urê máu cao. IV. CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP TRONG SUY THẬN MẠN Nhiều biến chứng khác nhau xuất hiện, suy thận càng nặng thì biến chứng càng nhiều. Có những biến chứng liên quan trực tiếp đến sự giảm sút chức năng thận, nhưng cũng có những biến chứng lại do các phương pháp điều trị thay thế gây ra. 1. Biến chứng tim mạch: Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng lên tim ở bệnh nhân suy thận mạn: Những biến chứng tim mạch ở bệnh nhân suy thận chiếm tỷ lệ cao và là nguyên nhân tử vong chính (40-60%). Ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn điều trị lọc máu ngoài cơ thể, nguy cơ của nhóm này cao hơn nhiều so với quần thể dân số bình thường. Việc đánh giá đúng các biến chứng về tim mạch có vai trò quan trọng trong điều trị và kéo dài cuộc sống của những bệnh nhân này. . SUY THẬN MẠN TÍNH (Kỳ 2) II. CHẨN ĐOÁN Suy thận mạn được phát hiện qua khám định kỳ để theo dõi bệnh lý thận tiết niệu mạn tính, hay khi tìm kiếm nguyên nhân. thận mạn tính, viêm ống kẽ thận mạn tính, bệnh thận có nguồn gốc mạch máu, bệnh thận di truyền. Tuy nhiên có một số trường hợp không tìm được nguyên nhân. III. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA SUY. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA SUY THẬN MẠN Các biểu hiện lâm sàng của suy thận mạn có hội chứng urê máu cao được trình bày trong sơ đồ sau. Ở giai đoạn đầu của suy thận mạn (độ I, độ II), các biểu