Suy thận mạn (Kỳ 5) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) 7. Chẩn đoán. 7.1. Chẩn đoán xác định: + Các triệu chứng rất có giá trị để chẩn đoán suy thận mạn: - Tăng urê máu >3 tháng. - Có hội chứng tăng urê máu kéo dài (khi không xác định được thời gian tăng urê máu). - Mức lọc cầu thận giảm ≤ 60ml/phút, kéo dài > 3 tháng. - Kích thước thận giảm đều hoặc không đều cả 2 bên. - Trụ nước tiểu to (2/3 số lượng trụ có đường kính >2 lần đường kính 1 bạch cầu đa nhân trung tính). + Các triệu chứng hay gặp nhưng ít giá trị để chẩn đoán suy thận mạn: - Có tiền sử bệnh thận-tiết niệu. - Thiếu máu, tăng huyết áp, phù. - Protein niệu, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu, vi khuẩn niệu. 7.2. Chẩn đoán nguyên nhân: + Bệnh cầu thận mạn. + Viêm thận-bể thận mạn. + Bệnh thận do luput, do đái tháo đường + Bệnh mạch máu thận. + Bệnh thận bẩm sinh, di truyền. 7.3. Chẩn đoán giai đoạn: theo bảng 1. 7.4. Chẩn đoán biến chứng: biến chứng tim mạch, tiêu hoá, thần kinh 7.5. Chẩn đoán phân biệt: trong đợt tiến triển nặng lên của suy thận mạn cần chẩn đoán phân biệt với suy thận cấp. 8. Điều trị. Không thể điều trị khỏi được suy thận mạn. Mục đích của điều trị là phòng và ngăn chặn các đợt tiến triển nặng lên của suy thận; làm chậm tiến triển và kéo dài thời gian ổn định của suy thận; điều chỉnh các rối loạn nội môi. Trong đợt tiến triển nặng lên và khi suy thận giai đoạn cuối phải điều trị bằng các biện pháp thay thế thận để bảo vệ bệnh nhân và đưa bệnh nhân về gần với cuộc sống của người bình thường. 8.1. Điều trị bảo tồn: + Điều trị các bệnh nguyên gây suy thận: Loại bỏ cản trở đường niệu, chống nhiễm khuẩn, điều trị bệnh luput, điều trị bệnh đái tháo đường, điều trị hội chứng thận hư + Dự phòng và loại trừ các yếu tố làm nặng bệnh (risk factors): - Điều trị tăng hoặc giảm huyết áp. - Điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn. - Điều chỉnh rối loạn nước-điện giải. - Tránh dùng các thuốc hoặc các chất gây độc cho thận: kháng sinh nhóm aminoglycozit, thuốc giảm đau chống viêm nhóm non-steroit, thuốc lợi tiểu hypothiazit - Giải phóng các yếu tố gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. + Chế độ ăn: Nguyên tắc: hạn chế protein, ăn các chất giàu năng lượng, đủ vitamin với mục đích hạn chế tăng urê máu. Chế độ ăn được ký hiệu UGG (chế độ ăn làm giảm urê máu do hai tác giả người ý là Giordanno và Giovannetti đề xuất, cụ thể: - Năng lượng hàng ngày phải cung cấp đủ 35-40kcal/kg/ngày (1800- 2000kcal/ngày). Khi không cung cấp đủ năng lượng, cơ thể sẽ dị hoá đạm của bản thận làm tăng urê máu. Năng lượng được cung cấp chủ yếu bằng glucit (bột, đường) và lipit (dầu thực vật, bơ). - Lượng protein phải hạn chế, chủ yếu dùng các thực phẩm quý giàu axít amin cần thiết. Lượng protein ước tính được phép ăn tuỳ theo giai đoạn suy thận như sau: Người bình thường : 1g/kg/24giờ. Suy thận giai đoạn I : 0,8g/kg/24giờ. Suy thận giai đoạn II : 0,6g/kg/24giờ. Suy thận giai đoạn IIIa : 0,5g/kg/24giờ. Suy thận giai đoạn IIIb : 0,4g/kg/24giờ. Suy thận giai đoạn IV : 0,2g/kg/24giờ. Các thực phẩm giàu axít amin cần thiết là: trứng, sữa, thịt bò, thịt lợn nạc, tôm, cá, ếch Cách tính: cứ 1 lạng thịt lợn nạc hay thịt bò cho khoảng 16-20g đạm. - Có thể bổ sung thêm viên đạm hoặc dung dịch đạm truyền dành cho người suy thận như: viên ketosterin: cho uống 1viên/5kg trọng lượng cơ thể /ngày chia làm 3 lần. Thành phần của viên ketosterin bao gồm 10 keto axít, trong cấu trúc phân tử của các keto axít không có nitơ, khi vào cơ thể được các enzym chuyển nitơ (transaminase) gắn thêm nhóm NH2 để chuyển thành các amino axít. Như vậy, thuốc này vẫn cung cấp được các amino axít cần thiết cho quá trình tổng hợp đạm của cơ thể nhưng không đưa thêm nitơ vào cơ thể, do đó làm giảm được urê máu và giữ được cân bằng nitơ dương. . Dung dịch đạm dùng cho người suy thận: Amyju được đóng trong túi nhựa, mỗi túi chứa 200ml; truyền tĩnh mạch chậm 20giọt/phút, mỗi ngày truyền 200ml. . Dung dịch đạm nephrosterin: thành phần bao gồm 60% là các amino axít cần thiết và 40% là các amino axít không cần thiết. Tỉ lệ trên làm tăng khả năng tổng hợp protein của cơ thể và làm giảm dị hoá protein, do đó làm giảm được urê máu. Dung dịch này được đóng chai 250ml và 500ml. Khi dùng các loại đạm trên phải giảm lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày. - Cung cấp đủ vitamin và các yếu tố vi lượng. - Đảm bảo cân bằng nước-muối, ít toan, đủ canxi, ít phospho. Ăn nhạt khi có phù, có tăng huyết áp, có suy tim: chỉ cho 2-3g muối/ngày. + Cho các thuốc làm tăng đồng hoá đạm: nerobon, testosterol, durabolin + Cho các chất chống ôxy hoá: vitamin E, glutathion (tocofe, belaf). + Làm giảm tổng hợp NH3 ở ống thận: natri bicacbonat. . giai đoạn suy thận như sau: Người bình thường : 1g/kg/24giờ. Suy thận giai đoạn I : 0,8g/kg/24giờ. Suy thận giai đoạn II : 0,6g/kg/24giờ. Suy thận giai đoạn IIIa : 0,5g/kg/24giờ. Suy thận giai. biệt: trong đợt tiến triển nặng lên của suy thận mạn cần chẩn đoán phân biệt với suy thận cấp. 8. Điều trị. Không thể điều trị khỏi được suy thận mạn. Mục đích của điều trị là phòng và ngăn. Suy thận mạn (Kỳ 5) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) 7. Chẩn đoán. 7.1. Chẩn đoán xác định: + Các triệu chứng rất có giá trị để chẩn đoán suy thận mạn: - Tăng urê