NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU VIÊM THẬN - BỂ THẬN CẤP VÀ MẠN TÍNH (Kỳ 3) B. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: 1. Chẩn đoán phân biệt viêm đường tiết niệu: - Phân biệt với hội chứng bàng quang không do nhiễm khuẩn; ví dụ: u bàng quang, viêm phần phụ, viêm đại trực tràng, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản thấp. Các bệnh lý này có thể gây đái buốt, đái rắt mặc dù không có nhiễm khuẩn tiết niệu. Chẩn đoán phân biệt chủ yếu dựa vào những rối loạn về nước tiểu như đái đục, đái mủ, bạch cầu niệu, vi khuẩn niệu khi có tình trạng nhiễm khuẩn. - Phân biệt với lao bàng quang: có hội chứng bàng quang nhưng tổn thương là do vi khuẩn lao (xem phần Lao thận, tiết niệu). 2. Chẩn đoán phân biệt viêm thận - bể thận cấp tính với đợt cấp của viêm thận - bể thận mạn: Đợt cấp của viêm thận - bể thận mạn: dựa vào tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần, có nguyên nhân thuận lợi như sỏi tiết niệu …, có những biểu hiện của viêm thận - bể thận mạn: giảm khả năng cô đặc nước tiểu, suy chức năng lọc mạn tính, tăng huyết áp … 3. Chẩn đoán phân biệt viêm thận - bể thận mạn với: - Các nguyên nhân gây đái nhiều khác: đái tháo đường, đái tháo nhạt, các bệnh lý ống kẽ thận di truyền gây đái nhiều, mất muối và mất kali. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của từng bệnh. - Chẩn đoán phân biệt với viêm thận kẽ: nguyên nhân có thể do uống quá nhiều thuốc giảm đau và chống viêm non-steroid hoặc viêm thận kẽ do tăng acid uric máu, tăng calci máu. Triệu chứng giống viêm thận - bể thận nhưng không có nhiễm khuẩn mà do các nguyên nhân trên. - Thận teo một bên do thiểu sản bẩm sinh: thận teo nhỏ một bên nhưng không có dấu hiệu nhiễm khuẩn. 4. Chẩn đoán nguyên nhân (xem phần nguyên nhân). IV. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG 1. Nhiễm khuẩn tiết niệu: Viêm bàng quang cấp, nhiễm khuẩn tiết niệu cấp có tiên lượng tốt, có thể khỏi hẳn nếu điều trị đúng và loại bỏ được nguyên nhân thuận lợi. Nếu điều trị không đúng hoặc không loại bỏ được nguyên nhân thuận lợi thì có thể diễn biến thành viêm thận - bể thận cấp tính, viêm thận - bể thận mạn tính, hoặc viêm bàng quang mạn tính. 2. Viêm thận - bể thận cấp: Là một cấp cứu nội khoa. Bệnh có thể nặng gây biến chứng hoại tử núm thận, gây suy thận cấp hoặc nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên nếu điều trị đúng và loại bỏ được nguyên nhân thuận lợi, bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Nếu điều trị không đúng thì ngoài những biến chứng nặng trước mắt, về lâu dài có thể dẫn đến viêm thận - bể thận mạn. Lúc đầu là viêm thận - bể thận mạn giai đoạn sớm chưa có suy chức năng lọc, sau là viêm thận - bể thận mạn muộn, suy thận mạn. 3. Viêm thận - bể thận mạn: Ở giai đoạn sớm, viêm thận - bể thận mạn chưa có suy chức năng lọc, nếu điều trị tốt những đợt cấp (kháng sinh đủ liều, đủ thời gian và loại bỏ được nguyên nhân thuận lợi) thì có thể kéo dài được nhiều năm, có khi hàng chục năm không dẫn tới suy thận nặng. Khi đã có tăng huyết áp, suy chức năng lọc thì tiên lượng xấu, suy thận nặng dần đến suy thận giai đoạn cuối. V. ĐIỀU TRỊ 1. Nhiễm khuẩn tiết niệu: Kháng sinh và hóa chất chống nhiễm trùng: a. Kháng sinh: Tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Các kháng sinh thường dùng cho nhiễm khuẩn tiết niệu hiện nay là: - Nhóm Cephalosporin: Zinat, Claforan … - Nhóm Quinolon: Peflacin, Norfloxacin … - Nhóm Aminosid: Gentamycin, Amikacin … - Nhóm β lactam: Ampicillin, Augmentin … - Các thuốc thông thường như Biseptol vẫn có tác dụng tốt trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ hoặc trung bình. b. Hóa chất sát khuẩn: Nitrofurantoin, Mictasol-bleu … và một số thuốc khác cũng có tác dụng tốt kìm sự phát triển của vi khuẩn vì thải nhanh qua đường nước tiểu sau khi uống vào. Một đợt kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu có thể từ ngắn hay dài ngày tùy từng trường hợp. Có khi chỉ một liều Peflacin 400 mg x 2 viên duy nhất, hoặc một đợt kháng sinh 3, 5, 7 hoặc 10 ngày tùy theo từng bệnh nhân. Ví dụ: - Điều trị liều duy nhất cho một bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu ở một phụ nữ trẻ, không biến chứng, bị lần đầu tiên: Pefloxacin 800 mg (400 mg x 2) Ofloxacin 400 mg (200 mg x 2) Ciprofloxacin 1000 mg (500 mg x 2) - Điều trị 3 ngày cho bệnh nhân cao tuổi bị nhiễm trùng hay tái phát, ở bệnh nhân đái tháo đường: Ofloxacin 200 mg x 2 lần/ngày x 3 ngày Norfloxacin 400 mg x 2 lần/ngày x 3 ngày Biseptol 480 mg x 2 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày Augmentin 500 mg x 3-4 viên/ngày x 3 ngày Zinat 250 mg x 2 viên/ngày x 3 ngày. Hoặc một số thuốc khác. - Điều trị 7 ngày cho những bệnh nhân nhiễm khuẩn tái phát, phụ nữ có thai. Nếu phụ nữ có thai cần chọn kháng sinh không gây nguy hại cho thai: Amoxicillin, Selexid, Nitrofurantoin. - Hoặc phác đồ 10 ngày bằng hóa chất sát trùng cho một nhiễm khuẩn tiết niệu thông thường: Nitrofurantoin 100 mg x 3 lần/ngày x 10 ngày. Đối với một số vi khuẩn đặc biệt: Trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu trùng vàng dùng kháng sinh dài ngày hơn, có thể 10-15 ngày hoặc lâu hơn cho đến khi hết vi khuẩn và kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh theo kháng sinh đồ. Đối với vi khuẩn niệu không triệu chứng: chỉ cần thiết điều trị cho bệnh nhân có thai theo phác đồ 3 ngày hoặc 7-10 ngày cho đến hết vi khuẩn và theo dõi nước tiểu hàng tháng. Đối với nhiễm khuẩn tiết niệu hay tái phát (3 lần tái phát trong năm): điều trị như một đợt nhiễm khuẩn thông thường; sau đó điều trị dự phòng liên tục bằng liều nhỏ hoặc điều trị ngắt quãng x 3 ngày trong tuần hoặc sau giao hợp trong vòng 3-6 tháng. (ví dụ: điều trị dự phòng bằng Biseptol 480 mg x 2 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày trong 1 tuần). . NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU VIÊM THẬN - BỂ THẬN CẤP VÀ MẠN TÍNH (Kỳ 3) B. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT: 1. Chẩn đoán phân biệt viêm đường tiết niệu: - Phân biệt với hội chứng bàng quang không do nhiễm. ĐIỀU TRỊ 1. Nhiễm khuẩn tiết niệu: Kháng sinh và hóa chất chống nhiễm trùng: a. Kháng sinh: Tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Các kháng sinh thường dùng cho nhiễm khuẩn tiết niệu hiện nay. nguyên nhân (xem phần nguyên nhân). IV. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG 1. Nhiễm khuẩn tiết niệu: Viêm bàng quang cấp, nhiễm khuẩn tiết niệu cấp có tiên lượng tốt, có thể khỏi hẳn nếu điều trị đúng và