Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
138,5 KB
Nội dung
I. Lý thuyết: 1. Các khái niệm rủi ro. *khái niệm - rủi ro gắn với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc. Ví dụ: Bạn đang tới một cuộc hẹn với đối tác thì bị hỏng xe giữa đường. - rủi ro ứng với sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế hoặc là rủi ro là sự không thể dự đoán trước được nguyên nhân dẫn đến kết quả thực khác với kết quả dự đoán. * Trong thực tế khi nói đến rủi ro người ta thường có hai quan niệm: + rủi ro chỉ liên quan đến các thiệt hại- rủi ro không đối xứng: với quan niệm này chúng ta có thể thấy một số khái niệm rủi ro tương ứng như: rủi ro là toàn bộ biến cố ngẫu nhiên tiêu cực tác động lên quá trình đầu tư làm thay đổi kết quả theo chiều hướng bất lợi, rủi ro là khả năng xảy ra một sự cố không may hoặc rủi ro là sự kết hợp của nguy cơ hoặc rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất và vì vậy thông thường chúng ta coi rủi ro là sự ngẫu nhiên, là sự cố gây tổn thất và là sự kiện ngoài mong muốn.( một số quan niệm thường gặp: rủi ro là sự không chắc chắn hoặc các mối nguy hiểm, rủi ro được hiểu là khi các kết quả thực tế chệch hướng khỏi dự báo, rủi ro được hiểu là mất mát). Ví dụ: tai nạn ập đến và 1 tòa nhà bị đổ sập hoàn toàn. + rủi ro liên quan đến cả thiệt hại và may mắn- rủi ro đối xứng: rủi ro là khả năng sai lệch xảy ra giữa giá trị thực tế và kỳ vọng kết quả, sai lệch càng lớn, rủi ro càng nhiều. Ví dụ: một trận động đất hay sóng thần sẽ mang lại thiệt hại nặng nề song vẫn có sự may mắn là nhiều người thoát chết trong gang tất. * Đặc trưng của rủi ro Khi đã xác định được các vấn đề tiềm ẩn đáng kể và hiển nhiên chúng ta không đủ tài nguyên để ứng phó với mọi vấn đề tiềm ẩn này. Vì vậy cần xác định được những vấn đề nào là lớn nhất có khả năng đe doạ dự án lớn nhất. Có nhiều phương pháp song có một phương pháp được sử dụng phổ biến và cũng là đơn giản nhất đó là đưa ra các phán đoán chủ quan về 2 đặc tính của vấn đề tiềm ẩn là tần số và biên độ. + Tần số: đồng nghĩa với việc thích rủi ro nhiều hay thích rủi ro ít. Được thể hiện bằng xác suất hoặc khả năng xuất hiện của biến cố. + Biên độ: mồi lần xảy ra có lớn hay không? Lớn bao nhiêu? Được thể hiện bằng giá trị của các biến cố hoặc tác động của các biến cố. Đối với các nhà quản trị rủi ro họ chú trọng tần suất lớn, biên độ lớn của rủi ro. Vì: Rủi ro = Tần suất * biên độ. Với những loại rủi ro này luôn được các nhà đầu tư để ý đến để có các biện pháp đề phòng rủi ro một cách có hiệu quả nhất. 2. Phân loại rủi ro trong đầu tư? Ý nghĩa của các cách phân loại? a. Theo các giai đoạn của quyết định đầu tư - Rủi ro trước khi ra quyết định (rủi ro thông tin): đây là loại rủi ro xảy ra khi thu thập các thông tin không đầy đủ, không chính xác dẫn đến nhận diện sai về bản chất của các yếu tố liên quan đến phương án đầu tư, điều này dẫn tới ra các quyết định đầu tư sai. - Rủi ro khi ra quyết định (rủi ro cơ hội): rủi ro này xảy ra khi chúng ta lựa chọn các phương án không tối ưu. - Rủi ro sau quyết định: là loại rủi ro thể hiện ở sự sai lệch giữa dự kiến và thực tế Ưu: + Rủi ro được nhận diện theo từng giai đoạn nên thuận lợi cho việc quản lý + Các giai đoạn có quan hệ mật thiết với nhau theo trình tự làm tốt công việc trước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn sau được thực hiện dễ dàng hơn. Nhược : + Mang tính chủ quan cao + Số liệu dự kiến và nó có quan hệ trình tự theo các giai đoạn nên dễ dẫn đến sai lầm, rủi ro trong đầu tư. b. Theo phạm vi - Rủi ro theo ngành dọc (rủi ro cá biệt): là rủi ro ảnh hưởng đến từng khâu, từng bộ phận riêng biệt trong hoạt động đầu tư. Đây là rủi ro có thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa đầu tư. - Rủi ro chung: là rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các khâu, các bộ phận trong hoạt động đầu tư như chính sách tài chính - kinh tế của chính phủ như chính sách tài khóa chính sách tiền tệ, lãi suất, các loại thuế đặc biệt và chúng ta không thể loại trừ bằng phương pháp đa dạng hóa đầu tư. Ưu: + Có cái nhìn tổng thể về những rủi ro có thể gặp phải trong ngắn hạn và dài hạn. + Phương pháp quản trị đơn giản hơn. Nhược :+ Chỉ mang tính định tính, không định lượng được mức độ tác động c. Theo tính chất tác động - Rủi ro theo suy tính (rủi ro mang tính chất đầu cơ): là loại rủi ro phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của nhà đầu tư, nó xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư chủ động lựa chọn phương án cho dù biết rằng có thể có lợi hoặc bị thiệt hại. - Rủi ro thuần túy: là rủi ro mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chủ đầu tư, rủi ro này thường chỉ mang lại những thiệt hại cho các phương án đầu tư. Nó diễn ra ngoài dự tính và bất ngờ như tai nạn,cháy nhà… Ưu nhược điểm: Ưu: +Mang cả tính khách quan và chủ quan, giúp nhà quản lý nắm bắt và xử lý vấn đề góp phần tạo thói quen sống và đối diện với rủi ro Nhược :+ Chỉ mang tính định tính, không định lượng được mức độ tác động d. Theo bản chất - Rủi ro tự nhiên: mang tính chất tự nhiên mà ta không thể đề phòng được,trong trường hợp này thì thường chấp nhận rủi ro. - Rủi ro về công nghệ và tổ chức: công nghệ lạc hậu quy trình sản xuất hoặc quản lý thiếu chặt chẽ và khoa học sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được. - Rủi ro về kinh tế - tài chính cấp vi mô và vĩ mô: yếu tố kinh tế cũng mang lại cho doanh nghiệp nói chung và dự án nói riêng những thiệt hại không nhỏ. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát, chênh lệch tỷ giá…đều có thể gây ra những thiệt hại nặng nề. - Rủi ro về chính trị - văn hóa - xã hội: Sự bất ổn về tài chính, chính trị có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Sự khác biệt phong tục tập quán, lối sống khác nhau, sự thiếu hiểu biết, tuổi tác… đều là những nguyên nhân gây ra những mất mát, hạn chế trong kinh doanh, có thể làm dự án gặp nhiều khó khăn. - Rủi ro về thông tin khi ra quyết định đầu tư: có ý nghĩa quyết định là tập hợp phân tích của những loại trên để có cái nhiên tổng thể và đầy đủ nhất về dự án, nếu nhân định về thông tin sai sẽ đi đôi với quyết định sai lầm, cho nên trước khi ra quyết định đầu tư thì các nhà quản lý phải cân nhắc và phân tích thật kỹ thông tin và các yếu tố tác động trước khi ra quyết định cuối cùng. Ưu: + Tính đến tất cả các rủi ro có thể gặp phải,giúp nhận dạng đầy đủ và tông quát các rủi ro trong từng lĩnh vực, giúp cho việc quản lý rủi ro dễ dàng hơn. Nhược : + Tốn nhiều thời gian, chi phí để phân tích. e. Theo nơi phát sinh - Rủi ro do bản thân dự án gây ra: phát sinh ngay trong nội bộ doanh nghiệp như Ban lãnh đạo, chính sách hoạt động, trình độ nhân công, vốn… là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới dự án. Nhà quản trị dự án trong nhiều trường hợp bị phụ thuộc vào các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Để có thể hạn chế sự tác động từ doanh nghiệp, nhà quản trị dự án nên chủ động xây dựng kế hoạch làm việc chi tiết cụ thể theo từng giai đoạn, xây dựng lộ trình làm việc để có thể tiến hành công việc một cách chủ động. - Rủi ro xảy ra bên ngoài (môi trường) và tác động xấu đến dự án: phát sinh ngoài doanh nghiệp như ô nhiễm môi trường, lãi suất tăng cao, sự biến động tỷ giá lớn sẽ làm phát sinh thêm chi phí làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến dự án theo nhiều mức độ khác nhau. Ưu: + Nhận diện tổng quát và cụ thể theo từng nơi phát sinh giúp dễ dàng lên kế hoạch quản lý. Nhược : + Không có cái nhìn tổng thể về khả năng xảy ra rủi ro trong tương lai, chỉ chú ý đến rủi ro bên trong mà vô tình làm giảm hiệu quả của việc quản trị rủi ro. f. Theo mức độ khống chế rủi ro - Rủi ro không thể khống chế được (bất khả kháng): Thông thường đây là các rủi ro do môi trường thiên nhiên mang lại. Đây là các yếu tố nằm ngoài tầm khống chế của con người. Để quản trị được các rủi ro này, nhà quản trị cần tìm hiểu kỹ về các đặc trưng tự nhiên của từng nơi kết hợp với sự phát triển của của khoa học kỹ thuật để có thể đưa ra các dự đoán chính xác. Đồng thời cần xây dựng các phương án dự phòng, khắc phục rủi ro nếu có xảy ra. - Rủi ro có thể khống chế được: là những rủi ro mang tính chủ quan và ta có thể lường trước được, do đó ta hoàn toàn có thể lập kế hoạch ứng phó với những phương án cụ thể loại bỏ hoặc hạn chế rủi ro đến mức tối đa có thể.Yêu cầu cần đặt ra là các nhà quản lỷ phải nhận diện được mức độ và độ lớn rủi ro để có thể đưa ra phương án nhằm tối thiểu hóa thiệt hại. Ví dụ: xây dựng 1 phòng y tế với đội ngũ y tá giỏi trong một trường đại học sẽ tạo niềm tin cho sinh viên và giảm thiểu rủi ro đáng tiếc xảy ra. Ưu: + Nhận diện dễ dàng, biết trước được rủi ro nào có thể khống chế được để tập trung nguồn lực khống chế rủi ro. + Chi phí quản trị rủi ro thấp. Nhược : + Mang tính chủ quan mà chưa phân tích kỹ các yếu tố bên ngoài tác động. g. Theo giai đoạn đầu tư - Rủi ro giai đoạn chuẩn bị đầu tư(chủ yếu là ra quyết định): quyết định đầu tư vào đâu? đầu tư cái gì và đầu tư như thế nào? Là bước chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại của 2 giai đoạn sau đặc biệt là giai đoạn khai thác và vận hành dự án. Chính vì thế khi quyết định nên đầu tư vào cái gì nhà quản lý cần phân tích kỹ và đầy đủ, cần lường trước những tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai để có thể ra quyết định chính xác nhất. Ví dụ như khi ta quyết định xây nhà máy phân bón hay hóa chất thì cần tránh xa khu dân cư… - Rủi ro giai đoạn thực hiện đầu tư: nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư có thể không như dự tính làm phát sinh thêm chi phí và kết quả sai khác với với dự định ban đầu. Ví dụ khi bắt tay vào khởi công dự án xây dựng một nhà máy thì bị vướng mắc vào khâu giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ thi công, giá nguyên vật liệu tăng làm phát sinh thêm chi phí… - Rủi ro giai đoạn khai thác dự án : nếu kết quả của 2 giai đoạn trên không tốt và kèm theo sự quản lý yếu kém trong khâu vận hành thì sẽ đem lại nhiều rủi ro cho dự án và kết quả là dự án hoạt động kém hiệu quả. Ví dụ trong giai đoạn đầu nếu phân tích cung – cầu thị trường không chính xác có thể dẫn đến thừa cung làm giảm giá bán sản phẩm hoặc việc thực hiện chậm tiến độ thi công sẽ ảnh hưởng đến cơ hội chiếm lĩnh thị phần hay thời điểm kinh doanh “vàng” đã qua đi. Ưu:+ Rủi ro được nhận diện theo từng giai đoạn nên ta có thể hoàn toàn vạch ra kế hoạch để thuận lợi cho việc quản lý. Nhược : + Có nhiều tình huống đa dạng xảy ra nên ít nhiều ảnh hưởng đến dự án. + Có quan hệ dây chuyền,chỉ cần giai đoạn trước thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án. * rủi ro trong mối quan hệ với các tình huống khác: - tình huống xác định: là tình huống khi thông tin đầu vào hoàn toàn xác định và vì vậy kết quả đầu ra là duy nhất, xác suất xảy ra biến cố là 1. với tình huống xác định chúng ta có thể dễ dàng, nhanh chóng ra quyết định. Đối với các dự án đầu tư chúng ta có thể xác định các chỉ tiêu như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn, tỷ lệ lợi ích trên chi phí…, và căn cứ vào các chỉ tiêu này để ra quyết định đầu tư. - tình huống rủi ro: là tình huống khi thông tin đầu vào có nhiều giá trị, có phân bố xác suất và vì vậy kết quả đầu ra là tập hợp nhiều kết quả có phân bố xác suất. với tình huống rủi ro, chúng ta thường áp dụng lý thuyết xác suất để ra quyết định đầu tư. Lý thuyết xác suất được thể hiện bằng các số đo rủi ro như: giá trị kỳ vọng, độ lệch tiêu chuẩn, hệ số biến đổi…và khi phân tích có thể áp dụng các phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích theo kịch bản… - tình huống bất định: là tình huống khi thông tin đầu vào không chắc chắn, không có phân bố xác suất và vì vậy kết quả đầu ra cũng không xác định, không có phân bố xác suất. đây là tình huống khiến chúng ta gặp khó khăn khi ra quyết định và thường áp dụng lý thuyết trò chơi. Những tiêu chuẩn thường áp dụng: maximax, maximin, maximum, likelihood, minimax regret… 3. Khái niệm quản trị rủi ro, Các phương pháp quản lý rủi ro. * Khái niệm Là việc xác định, phân tích và đề ra các biện pháp để kiểm soát, khống chế các tình huống bất ngờ có ảnh hưởng xấu đến dự án. Trong một dự án đầu tư người đề xuất thường thiếu những thông tin của dự án vì thế rất cần thiết để đo lường sự đóng góp trong đầu tư đến mức độ rủi ro của công ty. * Mục tiêu quản trị rủi ro. - tăng đối đa khả năng xảy ra các sự kiện có tác động tích cực đến dự án. - giảm thiểu khả năng xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng bất lợi đối với mục tiêu của dự án. * phương pháp: - tránh rủi ro: + loại bỏ lảh năng bị thiệt hại, không chấp nhận dự án có độ rủi ro quá lớn. + biện pháp này được áp dụng tỏng trường hợp khả năng bị thiệt hại cao và mức độ thiệt hại lớn. + có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự án. Nếu rủi ro dự án cao cần phải loại bỏ nagy từ đầu. + phương pháp này xác định được những khả năng xảy ra rủi ro đối với dự án. - chấp nhận rủi ro: + chấp nhận trong giới hạn, chấp nhận như thế nào. + họ quyết định mạo hiểm vì NPV lớn, ví dụ như đầu tư chứng khoán. + sống chung với rủi ro, rủi ro gây hại không lớn, biên độ xảy ra không cao có thể chấp nhận trong khả năng cho phép. - phòng ngừa thiệt hại: + giảm thiệt hại bằng các biện pháp. + cần xác định nguồn gốc thiệt hại môi trường đầu tư: lạm phát, chính trị, nền kinh tế. nội tại: rủi ro thông tin. Đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự phát triển của rủi ro, hạn chế tác động của nó. - tự bảo hiểm. + chấp nhận rủi ro, đề ra những biện pháp nhằm phòng trừ và hạn chế rủi ro. Kết hợp các công ty, các đơn vị có rủi ro giống nhau. + đặc điểm: nó là một hình thức chấp nhận rủi ro. các đơn vị cùng kết hợp thường là các công ty con cùng một công ty mẹ, chung một ngành. có chuyển rủi ro và tái phân phối chi phí. có hoạt động dự đoán mức thiệt hại đáp ứng mọi chi tiêu của hệ thống bảo hiểm có lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại. - giảm bớt thiệt hại: + đo lường, phân tích, đánh giá. + xây dựng kế hoạch đối phó. - chuyển dịch rủi ro: + một bên liên kết với nhiều bên khác nhau để cùng chịu rủi ro. + các doanh nghiệp có thể khác nhau + giống phương pháp bảo hiểm: bất định về thiệt hại - bảo hiểm: + là hình thức chuyển dịch rủi ro theo hợp đồng. + đối với xã hội: không những chuyển dịch rủi ro mà còn giảm thiệt hại. + các công ty bảo hiểm lấy tiền bán bảo hiểm để đi đầu tư vào lĩnh vực khác và chi cho những rủi ro cho người tham gia bảo hiểm. + khi xác suất thấp, rủi ro lớn: chọn phương pháp này. 4. Phân tích quy trình quản trị rủi ro 4 bước: * Nhận diện rủi ro Là việc xác định các đe dọa và các cơ hội có thể xảy ra trong suốt thời gian hoạt động của dự án đi kèm với sự bất định của chúng. Thời gian hoạt động của dự án là thời gian trong suốt chu kỳ của dự án, không phải thời gian hoạt động cảu đội quản lý dự án, thời gian này tính đến khi khách hàng chấp nhận sản phẩm của dự án, thậm chí có dự án tính cả đến giai đoạn bảo hành. Các rủi ro còn cần tính đến khi sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án phát huy tác dụng. các rủi ro do sự rò gỉ của sản phẩm do lỗi khi chúng ta thiết kế và sản xuất phải được tính đến để ngăn chặn chúng không thể xảy ra. Có thể nhận diện các rủi ro bằng nhiều cách khác nhau nhưng những cách nào có thể xác định nhanh và hiệu quả thì cần được sử dụng. * định lượng rủi ro Là quá trình đánh giá rủi ro như những đe dọa và cơ hội tiềm năng. Chúng thường quan tâm đến hai tiêu chí: xác suất xảy ra rủi ro và tác động của rủi ro. Xác suất rủi ro cho chúng ta biết rủi ro có hay xảy ra hay không và tác động của rủi ro xác định khi xảy ra có lớn hay không, lớn bao nhiêu, tác động tích cực hay tiêu cực. những rủi ro có xác suất xảy ra nhỏ nhưng có tác động lớn và những rủi ro có tác động nhỏ nhưng xác suất xảy ra lớn thì không cần tính đến, ở đây chúng ta quan tâm đến sự kết hợp của hai tiêu chí này trước khi chúng ta xác định tầm quan trọng của rủi [...].. .ro mà chúng ta đã nhận diện sự kết hợp giữa xác suất và tác động sẽ cho chúng ta đưa ra các quyết định phù hợp * xử lý rủi ro Là quá trình làm một việc gì đó với rủi ro Nó có nghĩa là chúng ta sẽ phản ứng với rủi ro như thế nào Trong quá trình này chúng ta sẽ tập trung vào những rủi ro được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng cần quan tâm Việc xử lý rủi ro bao gồm cả việc bỏ qua rủi ro, để mặc rủi ro. .. theo dõi những rủi ro tỏng quá trình dự án hoạt động nó còn bao gồm làm gì đó trước khi rủi ro xảy ra Nó có thể là chuyển giao rủi ro cho người khác hoặc chia sẻ rủi ro với người khác * kiểm soát rủi ro Là quá trình kiểm soát các rủi ro Nó bao gồm theo dõi các rủi ro đã xảy ra, có thể mới xảy ra, các rủi ro có thể sẽ xảy ra và chúng ta cố gắng làm thay đổi xác suất và tác động của các rủi ro này Cuối... Cuối cùng chúng ta sẽ xây dựng một hệ thống báo cáo các rủi ro đã gặp phải để có được bức tranh các rủi ro đã biết 5 Số đo rủi ro: Giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn - Khái niệm: Định lượng rủi ro là một quá trình đánh giá các rủi ro đã được nhận diện và tiếp tục xử lý các số liệu cần thiết để đưa ra các quyết định phù hợp - Ý nghĩa đo lường rủi ro a Giá trị kỳ vọng - Khái niệm: Là trung bình có trọng... chiết khấu: nội dung, ví dụ, ưu nhược điểm? a Căn cứ: Theo phương pháp này căn cứ vào mức độ rủi ro của dự án người ta cộng vào tỷ lệ chiết khấu ban đầu một mức bù rủi ro Mức bù rủi ro được xác định căn cứ vào tính chất của dự án Nếu rủi ro gắn với dự án càng lớn thì mức bù rủi ro phải càng cao Mức bù rủi ro 4% 7% 10% Áp dụng khi Mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả Thực hiện dự án mới gắn với... ưu trong điều kiện rủi ro? Xem bài 64 và 65: Nêu những lý thuyết liên quan (mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp và xác định quy mô tối ưu – trong trường hợp bất định, trong trường hợp rủi ro) 12 Phân tích rủi ro lạm phát và trượt giá Trượt giá được hiểu là sự tăng giá của một mặt hàng cụ thể, còn lạm phát được hiểu là sự giảm sức mua của đồng tiền nói chung Tình huống: nếu vay vốn với lãi suất 15% trong... pháp quản lý hiệu quả, cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao * Nhược điểm: Phân tích độ nhạy là phân tích ở trạng thái tĩnh nên không thể đánh giá cùng một lúc sự tác động của tất cả các biến rủi ro đến dự án Chưa tính đến xác suất có thể xảy ra của các biến rủi ro 9 Các phương pháp ra quyết định đầu tư trong điều kiện rủi ro và bất định? a Tiêu thức Maximax( tối đa hóa tối đa): Trong... rủi ro - Căn cứ vào tỷ lệ chiết khấu mới - tỷ lệ chiết khấu đã được điều chỉnh theo rủi ro chúng ta xác định lại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án - Nếu dự án vẫn có hiệu quả thì nó được chấp nhận, trong trường hợp ngược lại nó sẽ bị bác bỏ c Ưu và nhược điểm: * Ưu điểm: Dễ tính toán, dễ hiểu và dễ thực hiện * Nhược điểm: • Chỉ tăng lãi suất để quy đổi mà không xét đến các rủi ro thực tế • Coi rủi ro. .. án b Cách thực hiện: Nếu coi dòng tiền ban đầu (dòng tiền chưa tính đến rủi ro) là RCFi thì dòng tiền được điểu chỉnh theo rủi ro CCFi sẽ bằng: CCFi = ai * RCFi Với ai < 1 : hệ số điều chỉnh ai được xác định trên cơ sở mức độ dự toán về rủi ro trong tương lai Nếu mức độ rủi ro trong tương lai càng lớn thì hệ số ai càng nhỏ Hệ số ai được xác định cho từng năm của dự án Sau khi có dòng tiền điều chỉnh... chiếm thành đã dùng một con ngựa gỗ, trong bụng có chứa rất nhiều quân mai phục, rồi đánh lừa quân thành Tơroa đưa vào thành Đêm đến, quân Hy Lạp từ trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám hiệu cho đại quân mở cửa vào thành Thành Tơroa bị hạ Điển tích: "Con ngựa thành Tơroa" chỉ một bề ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong ẩn chứa ý đồ tạo bất ngờ + Ứng dụng trong đầu tư: Nhà đầu tư thực hiện một... trong tương lai ,với một giá xác định + Nó chăc chắn xảy ra ra tại một thời điểm xác định trong tương lai + Giá của tài sản được xác định tại thời điểm hiện tại + Trách nhiệm và quyền hạn của hợp đồng thuộc về cả hai bên.Giá cả vận động theo qui luật cung cầu trên thị trường - Bảo hiểm đầu tư + Rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại đến các đối tượng trong nền kinh tế + Thúc đẩy ý thức phòng ngừa rủi . sai lầm, rủi ro trong đầu tư. b. Theo phạm vi - Rủi ro theo ngành dọc (rủi ro cá biệt): là rủi ro ảnh hưởng đến từng khâu, từng bộ phận riêng biệt trong hoạt động đầu tư. Đây là rủi ro có thể. giao rủi ro cho người khác hoặc chia sẻ rủi ro với người khác. * kiểm soát rủi ro Là quá trình kiểm soát các rủi ro Nó bao gồm theo dõi các rủi ro đã xảy ra, có thể mới xảy ra, các rủi ro có. quan tâm. Việc xử lý rủi ro bao gồm cả việc bỏ qua rủi ro, để mặc rủi ro xảy ra, theo dõi những rủi ro tỏng quá trình dự án hoạt động. nó còn bao gồm làm gì đó trước khi rủi ro xảy ra. Nó có