BỆNH NẤM CANDIDA (Candidoses) (Kỳ 1) pot

6 449 2
BỆNH NẤM CANDIDA (Candidoses) (Kỳ 1) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH NẤM CANDIDA (Candidoses) (Kỳ 1) PGS nguyễn Ngọc Thụy 1. Đại cương về nấm candidas. Có rất nhiều loại có tới 300 giống. + 1952 : thấy có 30 loài có liên quan y học. Ngày nay : 35 loài. + Trong các loài đó thì C.albicans có độc tính cao nhất và hay gây bệnh ở người. + Ngoài ra còn có C.tropicalis, C.pseudotropicalis, C. parakrusei , C. krusei, C. guillermondi mà trên lâm sàng cũng hay gặp. Những loài candida thường tạp sinh. Nhưng trong điều kiện thuận lợi thì gây bệnh ( gây bệnh cơ hội ). 1.1. Vị trí của canbicans trong phân loại dạng nấm men : ( lêvures). C.albicans là một loại nấm men sinh sản bằng đơn bào nảy chồi. Ở bên cạnh đó có thể có sợi nấm giả gồm các tế bào dài dính vào nhau bởi một điểm nhỏ và dễ gẫy ( levures= 8). Theo Lodder có 2 loại nấm men là : + Men chính cống: sinh sản bằng nang đảm (ascus) trong đó điển hình là nấm men saccharomyces. + Men không có nang đảm : hợp thành họ lớn cryptococacâe. Và nấm candida là một trong những loài thuốc họ cryptococcacea. Tất cả các bệnh do nấm candida gây ra thì gọi là bệnh candidose ( ngày xưa gọi là bệnh levures , monilia ). 1.2. Hình thể của C. albicans khi xét nghiệm. + Soi tươi hoặc nhuộm ( theo phương pháp nhuộm gram hay nhuộm PAS) thấy tế bào tròn đơn lẻ kích thước 2- 4 m. Trong đó thành tế bào mỏng. Bên cạnh có một số tế bào nảy chồi. Cạnh đó có tế bào dài, ngắn, gắn vào nhau bằng điểm yếu dễ gẫy. + Trong phiến đồ tổ chức ( sinh thiết bộ phận mắc bệnh) cũng có hình sợi miến giả và hình tế bào nảy chồi bắt mầu đậm. Nếu là tạp nấm không có tế bào nảy chồi. + Ở da có thể tìm thấy tế bào nảy chồi ở lớp : sừng, gai, trung bì. Chú ý : soi tươi hay ở trong tổ chức nấm khi chẩn đoán phải : + Thấy tế bào nấm men mọc chồi hình con lật đật, sợi "miến giả". + Số lượng phải nhiều so với tạp khuẩn khác. + Nếu bệnh phẩm lấy ở tổ chức kín ( như túi mủ, màng não, khoang bụng, nước tiểu ) mà thấy hình chồi nẩy mầm- sợi " miến" coi là dương tính. + Trên da nếu thường thấy nhiều tế bào nấm nảy chồi và sợi " miến giả" cũng được coi là dương tính. Vì candida albicans thường không thấy sống tạp sinh trên da lành. 1.3. Giới thiệu một số tỷ lệ : trong 6 năm từ 1960- 1966 ( BV Pastơ) lấy 3000 bệnh phẩm cấy được 640 chủng candida. Phân bố như sau : C. a 500 chủng ( 78%) , C. pesudotropicaliss 25 ( 39%). C. tropicalis 50 ( 7,8%) , C. guillermondi 15 ( 2%). C. krusei 50 ( 48%). Theo RLEY( 1977) đã cấy 14600 bệnh phẩm từ dịch âm đạo của 12365 phụ nữ , nấm candida albicans chiếm 57,9%, C. krusei 12,1%, Torulops glabrata 8,8%, sacharomyces cerevisiae 3,6%. 2. Các yếu tố thuận lợi đễ nhiễm nấm candida. + Yếu tố nội lai: - Bệnh nhiễm trùng cấp tính hay mãn tính. - Bệnh chuyển hoá: tiểu đường, mập phì. - Thiếu các sinh tố B ( B2, B6, PP và C ). - Sử dụng các kháng sinh có phổ rộng kéo dài. - Sử dụng cocticoid kéo dài . - Sử dụng các thuốc kháng tế bào ( điều trị ung thư). - Bệnh đái đường, bỏng, ung thư, nhiễm HIV/AIDS, thai nghén. - Sau phẫu thuật thay van tim. - Bệnhnhân suy mòn , suy kiệt . - Viêm sau lậu. + Yếu tố ngoại lai. - Người già, răng rụng hết. - Loét do bỏng ở bệnh nhân bỏng. - Người hay tiếp xúc với nguồn nước, hoa trái, thực phẩm , công nhân sản xuất bia, thợ giặt PGS nguyễn Ngọc Thụy 3. Triệu chứng lâm sàng . 3.1. Candida nông. 3.1.1. Nấm candida ở niêm mạc miệng lưỡi hay còn gọi là tưa ( muguet) hay gặp ở trẻ em, người già yếu hay người bị các bệnh khác làm suy nhược cơ thể, hoặc dùng kháng sinh, cocticoit dài ngày. Triệu chứng khi bị nấm niêm mạc miệng đỏ, trên hàm ếch có thể có ít vết trợt nông tập hợp lại thành đám trông như sữa đọng lại, lấy ra dễ dàng. Hay khu trú vào lưỡi, vào mặt trong má, có khi lan xuống cả họng, thực quản, có khi kèm điểm loét, hoại tử. Ở những người già yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, có thể phối hợp với tụ cầu, liên cầu làm cho niêm mạc sần sùi lên. 3.1.2. Nứt mép do Candida. Mép đỏ, nứt và loét trợt, hay kèm theo tưa trong miệng và có thể lan ra cả mặt. Thường hay phối hợp với tụ cầu gây viêm môi (Céilite). 3.1.3.Nấm candida trong các kẽ: thường gặp ở các kẽ lớn như bẹn, nách, dưới vú, khoeo, khuỷu và ngón tay, kẽ ngón chân. Thương tổn là những vết đỏ,ranh giới rõ, hơi gồ cao, có vảy, có khi có mụn nước hoặc mụn mủ. Bề mặt thương tổn đỏ và ướt.Bờ không đều, nham nhở, xung quanh có một viền vảy mỏng dễ bong.Tổn thương thường khu trú vào các kẽ.Đáy của kẽ thường thành vết nứt chảy nước, ở kẽ chân do đi giầy dép bị ẩm ướt nhiều, cho nên tình trạng bợt da (maceration) tăng lên thành từng mảng, ở dưới da trợt đỏ tươi, dễ bị nhiễm trùng phụ làm cho tổn thương có mủ, vì vậy tìm nấm rất khó. Tổn thương còn lan lên cả mặt mu của các ngón. 3.1.4.Nấm candida ở da đầu: ít gặp. Trên da đầu cả những vùng có tóc thấy những đám viêm chân tóc (folliculite) có mủ. Trong mủ ấy vừa tìm thấy cả tụ cầu và cả nấm men. Tóc bị rụng và không mọc lại. sợi tóc không bị tổn thương, tìm không thấy sợi nấm cũng như bào tử nấm. . BỆNH NẤM CANDIDA (Candidoses) (Kỳ 1) PGS nguyễn Ngọc Thụy 1. Đại cương về nấm candidas. Có rất nhiều loại có tới 300 giống. + 1952. gây bệnh ( gây bệnh cơ hội ). 1.1. Vị trí của canbicans trong phân loại dạng nấm men : ( lêvures). C.albicans là một loại nấm men sinh sản bằng đơn bào nảy chồi. Ở bên cạnh đó có thể có sợi nấm. là một trong những loài thuốc họ cryptococcacea. Tất cả các bệnh do nấm candida gây ra thì gọi là bệnh candidose ( ngày xưa gọi là bệnh levures , monilia ). 1.2. Hình thể của C. albicans khi

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan