CÁC BỆNH NẤM DA (Dermatomycoses) (Kỳ 1) PGS Nguyễn Ngọc Thụy 1. Đại cương. 1.1. Tình hình : nước ta ở vùng nhiệt đới thích hợp cho bệnh nấm da phát triển, nó đứng hàng thứ hai sau eczema (nhưng trong quân đội bệnh nấm da đứng hàng đầu). 1.2. Giới thiệu vài nét về vi nấm: + Nấm là một loậi thực vật hạ đẳng, không có diệp lục tố nên không tổng hợp được chất hữu cơ, phải sống nhờ vào chất hữu cơ của sinh vật khác bằng cách hoại sinh hoặc bằng cách sống ký sinh vào vật chủ (pazazita). + Nấm mọc thành sợi, chia đốt bởi các vách ngăn có lỗ thủng để nguyên sinh chất lưu thông trong lòng sợi nấm. Nhiều sợi chằng chịt tạo thành hệ sợi nấm, khi già hình thành bào tử, thường có hình tròn, 2 vỏ, vỏ ngoài dày, có sức chống đỡ cao với điều kiện ngoại cảnh, nguyên sinh chất cô đặc dự trữ nhiều chất dinh dưỡng, như vậy bào tử chính là cơ quan lây truyền và bảo vệ nòi giống của nấm. 1.3. Phương thức lây truyền: Ngưòi ta bị bệnh nấm do các phương thức sau: + Nhiễm bào tử có trong thiên nhiên ở đất cát, không khí, cây cỏ mục nát ) + Người bệnh lây sang người lành (ngủ chung, dùng chung đồ), đây là véc tơ chính. + Súc vật (chó, mèo) bị bệnh lây cho người. 1.4. Điều kiện thuận lợi để mắc bệnh nấm: + Nấm dễ phát triển ở pH 6,9-7,2 hơi kiềm do đó người ta hay bị bệnh nấmở da ở nếp kẽ. + da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng. + Nhiệt độ 27-30 0 C + Vệ sinh thiếu sót, mặc áo lót quần chật. +Rối loạn nội tiết (candida), suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch. 1.5. Miễn dịch trong bệnh nấm da. + Có thể địa dễ "bắt nấm" (liên quan yếu tố mồ hôi, tuyến bã, cấu tạo lớp sừng ) + Có miễn dịch nhưng tính kháng nguyên thấp và không đặc hiệu. Nên việc dùng kháng nguyên để chẩn đoán và phòng bệnh nấm da chưa có kết quả cao. 1.6. Cơ cấu bệnh nấm da. Theo Nguyễn Cảnh Cầu ( 1994) , khám 5663 quân nhân có 2634 người bị bệnh ngoài da ( chiếm 46,51%). Trong đó cơ cấu bệnh như sau : Bệnh nấm da chiếm 37,31%. Bệnh lang ben chiếm 14,12%. Ghẻ : 13,17%. Viêm da liên cầu 11,84%. Ecema 3,15%. Các bệnh ngoài da khác 15, 86%. 1.7. Phân loại bệnh:dựa vào tính chất và đặc điểm của nấm gây bệnh chia thành các loại sau: - Nấm chỉ gây nhiễm lớp sừng (Keratomycoses) Nấm lang ben. Nấm vảy rồng. Trứng tóc. - Nấm da (Dermatomycoses). Epidermophytie. Trichophytie. Microsporie. - Các bệnh gây nên do nấm Candida. - Các bệnh nấm hệ thống: gây tổn thương da,tổ chức dưới da, phủ tạng. . CÁC BỆNH NẤM DA (Dermatomycoses) (Kỳ 1) PGS Nguyễn Ngọc Thụy 1. Đại cương. 1.1. Tình hình : nước ta ở vùng nhiệt đới thích hợp cho bệnh nấm da phát triển, nó đứng. (chó, mèo) bị bệnh lây cho người. 1.4. Điều kiện thuận lợi để mắc bệnh nấm: + Nấm dễ phát triển ở pH 6,9-7,2 hơi kiềm do đó người ta hay bị bệnh nấm da ở nếp kẽ. + da bị xây sát, da khô, rối. phòng bệnh nấm da chưa có kết quả cao. 1.6. Cơ cấu bệnh nấm da. Theo Nguyễn Cảnh Cầu ( 1994) , khám 5663 quân nhân có 2634 người bị bệnh ngoài da ( chiếm 46,51%). Trong đó cơ cấu bệnh như