Bệnh tuyến yên (diseases of the pituitary) (Kỳ 7) TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY) 2. Thùy sau tuyến yên (posterior pituitary) 2.1. Đặc điểm giải phẫu và các hormon của thùy sau tuyến yên: 2.1.1. Đặc điểm giải phẫu: Thùy sau tuyến yên còn gọi là thùy thần kinh- neurohypophysis. Đây là phần kéo dài của hệ thần kinh gồm: - Các tế bào thần kinh của nhân trên thị và cạnh thất vùng dưới đồi, từ đây các sợi thần kinh đi xuống để tạo thành bó dưới đồi thị-tuyến yên. - Tổ chức thần kinh vùng lồi- giữa, cuống và thùy sau của tuyến yên, củ xám và phần phễu cũng ghép vào thùy sau của tuyến yên. - Hormon thùy sau tuyến yên do nhân trên thị và cạnh thất vùng dưới đồi tiết ra, được vận chuyển xuống thùy sau để dự trữ tại đó, từ đây hormon được giải phóng vào máu theo nhu cầu của cơ thể. 2.1.2. Các hormon thùy sau tuyến yên: + Arginin varopressin (AVP) hay còn gọi là antidiurêtic hormon (ADH): - Tác dụng của ADH: ADH tác dụng tại ống thận, tăng tính thấm của các chất nằm xen giữa các tế bào đối với nước, kích thích tiết ra hyaluronidaza có tác dụng phá trùng hợp các mucopolysacharit làm tính thấm màng ống thận tăng lên. - Nồng độ bình thường của ADH là: 1,4-5,6 pmol/l (1,5-6 ng/l). - Yếu tố điều hoà tiết ADH: . áp lực thẩm thấu và thể tích huyết tương: Kích thích tiết ADH làm tăng áp lực thẩm thấu, giảm thể tích huyết tương. ức chế tiết ADH làm giảm áp lực thẩm thấu, tăng thể tích huyết tương. . Thụ cảm thể nhận cảm áp lực tại động mạch cảnh và động mạch chủ, kích thích các thụ cảm thể này sẽ tăng nồng độ ADH. . Điều hoà thông qua cơ chế thần kinh các chất kích thích tiết ADH: acetylcholine, angiotensin II, histamin, bradykinin, neuropeptide. Các chất có thể kích thích hoặc ức chế tiết ADH: norepinephrine, prostaglandin, dopamin. . Tuổi liên quan tới quá trình tiết ADH, tuổi càng cao (>70 tuổi) càng giảm tiết ADH gây tăng giữ nước. . ảnh hưởng của một số loại thuốc: nicotine, morphine, vincristine, vinblastine, cyclophosphamide, clofibrate, chlopropamide kích thích tiết ADH. Các thuốc và chất cortisol, yếu tố lợi tiểu natri tâm nhĩ (FAN), chlorpromazine, reserpine, phenytoin ức chế tiết ADH. + Oxytocin: có tác dụng kích thích co cơ tử cung lúc đẻ và tiết sữa. Nồng độ bình thường: 1- 4 pmol/l. 2.2. Bệnh thùy sau tuyến yên: Bệnh thùy sau tuyến yên gồm có: + Giảm hoặc không tiết ADH: đái tháo nhạt. + Tăng tiết ADH: Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp (syndrome of inappropriate antidiurêtic hormone-SIADH) với biểu hiện giảm Na+ huyết không có phù. Tình trạng tăng tiết ADH không tương ứng là do có sự giảm áp lực thẩm thấu huyết tương. SIADH tương tự như tình trạng bất thường xảy ra khi dùng hormon ADH và nước cho những người bình thường. ADH có nguồn gốc bất thường có thể do tế bào ung thư hoặc nhu mô phổi tiết ra. Điển hình là hội chứng Schawatz Bartter do tế bào ung thư (chủ yếu là phổi-phế quản) tiết ra polypeptid giống vasopressin. 2.2.1. Bệnh đái tháo nhạt (Diabetes insipidus): Đái tháo nhạt là tình trạng thu nạp lượng nước rất lớn vào cơ thể và bài tiết lượng nước tiểu nhược trương quá mức. Đái tháo nhạt thường xuất hiện ở tuổi học sinh hoặc tuổi trẻ, tuổi trung bình là 24, nam hay gặp hơn nữ. * Sinh lý bệnh: Dựa vào cơ chế bệnh sinh, chia ra 4 type đái tháo nhạt trung ương: Sơ đồ 4.6. Mối liên quan giữa áp lực thẩm thấu huyết tương và nước tiểu trong quá trình truyền và rút nước ở người bình thường và bệnh nhân với 4 type đái tháo nhạt. + Type 1: áp lực thẩm thấu huyết tương tăng, còn áp lực thẩm thấu niệu tăng rất ít, không có biểu hiện tăng tiết ADH trong quá trình truyền muối ưu trương. + Type 2: tăng đột ngột áp lực thẩm thấu niệu trong quá trình thải nước nhưng không có ngưỡng thẩm thấu trong quá trình truyền muối. + Type 3: tăng đồng thời áp lực thẩm thấu niệu và huyết tương. Có sự tăng ngưỡng thẩm thấu đối với tiết ADH. + Type 4: áp lực thẩm thấu niệu và huyết tương thay đổi, từ bình thường sau đó chuyển phải, thời kỳ đầu, áp lực thẩm thấu huyết tương bình thường hoặc dưới mức bình thường. . Bệnh tuyến yên (diseases of the pituitary) (Kỳ 7) TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY) 2. Thùy sau tuyến yên (posterior pituitary) 2.1. Đặc điểm giải. dưới đồi thị -tuyến yên. - Tổ chức thần kinh vùng lồi- giữa, cuống và thùy sau của tuyến yên, củ xám và phần phễu cũng ghép vào thùy sau của tuyến yên. - Hormon thùy sau tuyến yên do nhân trên. pmol/l. 2.2. Bệnh thùy sau tuyến yên: Bệnh thùy sau tuyến yên gồm có: + Giảm hoặc không tiết ADH: đái tháo nhạt. + Tăng tiết ADH: Hội chứng tiết hormon ADH không thích hợp (syndrome of inappropriate