1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuẩn KTKN Môn TN-XH Lớp 1-2

6 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG    TỰ NHIÊN – XÃ HỘI. MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 oOo I. HƯỚNG DẪN CHUNG: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1 được soạn theo kế hoạch dạy học ( mỗi tuần 1 tiết, cả năm 35 tiết – 35 tuần) và dựa theo SGK TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 1 đang được sử dụng trong các trường Tiểu học. trên toàn quốc. Nội dung Yêu cầu cần đạt về KIẾN THỨC, KĨ NĂNG đối với từng bài học (Tiết dạy) được hiểu là Chuẩn ( cơ bản, tối thiểu ) yêu cầu mọi đối tượng HS Lớp 1 đều phải đạt được. Nội dung Ghi chú ở một số bài là những KIẾN THỨC, KĨ NĂNG dành để khuyến khích HS đạt được ở mức cao hơn. Riêng với HS yếu, GV cần có biện pháp dạy học thích hợp nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này tứng bước đạt được Chuẩn quy định. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: TUẦN TÊN BÀI DẠY YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ 1. • Cơ thể chúng ta. – Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như: tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng bụng. – Phân biệt được bên phải, bên trái cơ thể. 2. • Chúng ta đang lớn. Biết nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân – Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. 3. • Nhận biết các vật xung quanh – Hiểu được mắt, mũi, tay, lưỡi, tay (da) là bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh. – Nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng. 4. • Bảo vệ mắt và tai. – Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. – Đưa ra được một số cách xử lí khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai (Ví dụ: bị bụi bay vào mắt, bị kiến bò vào tai. …vv.) 5. • Vệ sinh thân thể. – Nêu được các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể. – Biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ. – Nêu được cảm giác khi bị mẩn ngứa, ghẻ, cháy rận, đau mắt, mụn nhọt. – Biết cách đề phòng các bệng về da. 6. • Chăm sóc và bảo vệ răng. – Biết cách giữ vệ sinh răng, miệng để phòng sâu răng. – Biết chăm sóc răng đúng cách. – Nhận ra sự cần thiết phải giử vệ sinh răng, miệng. – Nêu được việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng. 7. • Thực hành: đánh răng và rửa mặt. – Biết đánh răng, rửa mặt đúng cách. 8. • Ăn, uống hằng ngày. – Biết được cần phải ăn, uống đầy đủ hằng ngày để mau lớn, khỏe mạnh. – Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước. – Biết tại sao không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt trước bữa ăn. 9. • Hoạt động và nghỉ ngơi. – Kể được các hoạt động, trò chơi mà em thích. – Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khỏe. – Nêu được tác dụng của một số hoạt động trong các hình vẽ SGK. – 1 – THẦY NHỚ CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG    TỰ NHIÊN – XÃ HỘI. 10. • Ôn tập: con người và sức khỏe. – Củng cố kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan. – Có thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày. – Nêu được các việc em thường vào buổi sáng trong một ngày như: · Buổi sáng: đánh răng, rửa mặt. · Buổi trưa : ngủ trưa. · Buổi chiều: tắm gội. · Buổi tối : đánh răng. 11. • Gia đình. – Kể được với các bạn về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị em ruột trong gia đình của mình. – Biết yêu quý gia đình của mình. – Vẽ được tranh giới thiệu về gia đình mình. 12. • Nhà ở. – Nói được địa chỉ nhà ở. – Kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình. – Nhận biết được nhà ở và các đồ dùng gia đình phổ biến ở vùng nông thôn, thành thị, miền núi. 13. • Công việc ở nhà. – Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình. – Biết được nếu mọi người trong gia đình cùng tham gia công việc ở nhà sẽ tạo được không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm. 14. • An toàn khi ở nhà. – Kể tên một số dồ vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng, cháy. – Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra. – Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay… 15. • Lớp học. – Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học. – Nói được tên lớp, thầy (cô) chủ nhiệm và tên một số bạn cùng lớp. – Nêu được một số điểm giống và khác nhau của các lớp học trong hình vẽ SGK. 16. • Hoạt động ở lớp. – Kể được một số hoạt động học tập ở lớp học. – Nêu được các hoạt động học tập khác ngoài hình vẽ SGK như: học vi tính, học đàn, …. 17. • Giữ gìn lớp học sạch, đẹp. – Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp. – Biết giữ gìn lớp học sạch, đẹp. – Nêu được những công việc em có thể làm để góp phần làm cho lớp học sạch, đẹp. 18, 19. • Cuộc sống xung quanh. – Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở. – Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị. 20. • An toàn trên đường đi học. – Xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học. – Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè. – Phân tích được tình huống nguy hiểm xảy ra nếu không làm đúng quy định khi đi các loại phương tiện. 21. • Ôn tập: Xã hội. – Kể được về gia đình, lớp học, cuộc sống nơi các em sinh sống. – Kể về một trong 3 chủ đề: gia đình, lớp học, quê hương. 22. • Cây rau. – Kể được tên và nêu được ích lợi của một số cây rau. – Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của rau. – Kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa, … 23. • Cây hoa. – Kể được tên và nêu được ích lợi của một số cây hoa. – Chỉ được rễ, thân, lá, hoa – Kể về một số cây hoa theo mùa: ích lợi, màu sắc, hương thơm. – 2 – THẦY NHỚ CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG    TỰ NHIÊN – XÃ HỘI. của hoa. 24. • Cây gỗ. – Kể được tên và nêu được ích lợi của một số cây gỗ. – Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây gỗ. – So sánh được các bộ phận chính, hình dạng, kích thước, ích lợi của cây rau và cây gỗ. 25. • Con cá. – Kể tên và nêu ích lợi của cá. – Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật. – Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn. 26. • Con gà. – Nêu được ích lợi của con gà. – Chỉ được các bộ phận ở bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật. – Phân biệt được con gà trống với con gà mái về hình dáng, tiếng kêu. 27. • Con mèo. – Nêu được ích lợi của việc nuôi mèo. – Chỉ được các bộ phận ở bên ngoài của con mèo trên hình vẽ hay vật thật. – Nêu được một số đặc điểm giúp mèo săn mồi tốt như: mắt tinh; tai, mũi thính; răng sắc; móng vuốt nhọn; chân có đệm thịt đi rất êm. 28. • Con muỗi. – Nêu một số tác hại của muỗi. – Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ. – Biết cách phòng trừ muỗi. 29. • Nhận biết cây cối và con vật. – Kể tên và chỉ được một số loại cây và con vật. – Nêu điểm giống (hoặc khác) nhau giữa một số cây hoặc giữa một số con vật. 30. • Trời nắng, trời mưa. – Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa. – Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày mưa, nắng. – Nêu được một số ích lợi hoặc tác hại của nắng, mưa đối với đời sống con người. 31. • Thực hành: quan sát bầu trời. – Biết mô tả khi quan sát bầu trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa. – Nêu được một số nhận xét về bầu trời vào buổi sáng, trưa, chiều, tối hay những lúc đặc biệt như khi có cầu vòng, ngày có mưa bão lớn. 32. • Gió. – Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió. – Nêu được một số tác dụng của gió đối với đời sống con người. Ví dụ: Phơi khô, hóng mát, thả diều, thuyền buồm, cối xay gió, …. 33. • Trời nóng, trời rét. – Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nóng, rét. – Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nóng, rét. – Kể về mức độ nóng, rét của địa phương nơi em sống. 34. • Thời tiết. – Nhận biết sự thay đổi của thời tiết. – Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. – Nêu cách tìm thông tin về dự báo thời tiết hằng ngày: nghe đài, xem ti vi, đọc báo, ………. 35. • Ôn tập: Tự nhiên. – Biết quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về bầu trời, cảnh vật tự nhiên xung quanh. – 3 – THẦY NHỚ CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG    TỰ NHIÊN – XÃ HỘI. MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 oOo I. HƯỚNG DẪN CHUNG: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 2 được soạn theo kế hoạch dạy học ( mỗi tuần 1 tiết, cả năm 35 tiết – 35 tuần) và dựa theo SGK TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỚP 2 đang được sử dụng trong các trường Tiểu học. trên toàn quốc. Nội dung Yêu cầu cần đạt về KIẾN THỨC, KĨ NĂNG đối với từng bài học (Tiết dạy) được hiểu là Chuẩn ( cơ bản, tối thiểu ) yêu cầu mọi đối tượng HS Lớp 2 đều phải đạt được. Nội dung Ghi chú ở một số bài là những KIẾN THỨC, KĨ NĂNG dành để khuyến khích HS đạt được ở mức cao hơn. Riêng với HS yếu, GV cần có biện pháp dạy học thích hợp nhằm tạo điều kiện cho đối tượng này tứng bước đạt được Chuẩn quy định. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: TUẦN TÊN BÀI DẠY YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ 1. • Cơ quan vận động. – Nhận ra cơ quan vận động gồm có: Bộ xương và Hệ cơ. – Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể. – Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương. – Nêu tên và chỉ được vị trí của các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình. 2. • Bộ xương. – Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của Bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân. – Biết tên các khớp xương của cơ thể. – Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn. 3. • Hệ cơ. – Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng cơ chính: cơ đầu, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân. – Biết được sự co duỗi của bắp cơ khl cơ thể hoạt động. 4. • Làm gì để xương và cơ phát triển tốt? – Biết được: tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho Hệ cơ và xương phát triển tốt. – Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang, vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống. – Giải thích được tại sao không nên mang vác vật quá nặng. 5. • Cơ quan tiêu hóa. – Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của Cơ quan tiêu hóa trên tranh vẽ hoặc mô hình. – Phân biệt được ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. 6. • Tiêu hóa thức ăn. – Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. – Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ. – Giải thích được tại sao cần ăn chậm, nhai kĩ và không nên chạy nhảy sau khi ăn no. 7. • Ăn uống đầy đủ. – Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khỏe mạnh. – Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối nên ăn ít, không nên bỏ bữa ăn. 8. • Ăn, uống sạch sẽ. – Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm nhai kĩ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại – Nêu được tác dụng của các việc cần làm. – 4 – THẦY NHỚ CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG    TỰ NHIÊN – XÃ HỘI. tiện, tiểu tiện. 9. • Đề phòng bệnh giun. – Nêu được nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun. – Biết được tác hại của giun đối với sức khỏe. 10. • Ôn tập: con người và sức khỏe. – Khắc sâu kiến thức về các hoạt động của Cơ quan vận động và tiêu hóa. – Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch. – Nêu tác dụng của 3 sạch để cơ thể khỏe mạnh và chóng lớn. 11. • Gia đình. – Kể được một số công việc thường ngày của từng người trong gia đình. – Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ công việc nhà. – Nêu được tác dụng các việc làm của em đối với gia đình. 12. • Đồ dùng trong gia đình. – Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình. – Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp. – Biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng: bằng gỗ, bằng nhựa, bằng sắt, … 13. • Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. – Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở. – Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở. – Biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường. 14. • Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. – Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. – Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc – Nêu được một số lí do khi bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn bị ôi, thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhằm thuốc, … 15. • Trường học. – Nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em. – Nói được ý nghĩa của tên trường em: tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã, phường, … 16. • Các thành viên trong nhà trường. – Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường. 17. • Phòng tránh ngã khi ở trường. – Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. – Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã. 18. • Thực hành: giữ trường học sạch đẹp. – Biết thực hiện một số hoạt động làm cho trường, lớp sạch, đẹp. – Nêu được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường, lớp một cách an toàn. 19. • Đường giao thông. – Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông. – Nhận biết được một số biển báo giao thông. – Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường. 20. • An toàn khi đi các phương tiện giao thông. – Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. – Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hỏa, … – 5 – THẦY NHỚ CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG    TỰ NHIÊN – XÃ HỘI. – Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông. 21, 22. • Cuộc sống xung quanh. – Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi Học sinh ở. – Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị. 23. • Ôn tập: Xã hội. – Kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống. – So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị. 24. • Cây sống ở đâu? – Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước. – Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (sống kí sinh: cây tầm gởi), dưới nước. 25. • Một số loài cây sống trên cạn. – Nêu được tên, lợi ích của một số loài cây sống trên cạn. – Quan sát và chỉ ra được một số loài cây sống trên cạn. 26. • Một số loài cây sống dưới nước. – Nêu được tên, lợi ích của một số loài cây sống dưới nước. – Kể được tên một số loài cây sống trôi nổi hoặc cây có rễ cắm sâu trong bùn. 27. • Loài vật sống ở đâu? – Biết được động vật có thể sống được ở khắp mọi nơi: tên cạn, dưới nước. – Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số loài động vật. 28. • Một số loài vật sống trên cạn. – Nêu được tên, lợi ích của một số loài động vật sống trên cạn đối với con người. – Kể được tên của một số con vật hoang dã sống trên cạn và một số vật nuôi trong nhà. 29. • Một số loài vật sống dưới nước. – Nêu được tên, lợi ích của một số loài động vật sống dưới nước. – Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu). 30. • Nhận biết cây cối và các con vật. – Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. – Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. – Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa), và con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài có cánh) 31. • Mặt Trời. – Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai tró của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. – Hình dung (tưởng tượng) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời. 32. • Mặt Trời và phương hướng. – Nói được tên 4 phương chính và kể được phương Mặt Trời mọc và lặn. – Dựa vào Mặt Trời biết xác định phương hướng ở bất cứ địa điểm nào. 33. • Mặt Trăng và các vì sao. – Khái quát hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm. 34, 35. • Ôn tập: Tự nhiên. – Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật; nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm. – Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. – 6 – THẦY NHỚ . CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG    TỰ NHIÊN – XÃ HỘI. MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 oOo I. HƯỚNG DẪN CHUNG: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn TỰ. NHỚ CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG    TỰ NHIÊN – XÃ HỘI. MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 oOo I. HƯỚNG DẪN CHUNG: Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn TỰ. bỏng, bị đứt tay… 15. • Lớp học. – Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học. – Nói được tên lớp, thầy (cô) chủ nhiệm và tên một số bạn cùng lớp. – Nêu được một số điểm

Ngày đăng: 02/07/2014, 22:00

Xem thêm: Chuẩn KTKN Môn TN-XH Lớp 1-2

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w