Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
464,2 KB
Nội dung
Chương V KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC 5.1. LỊCH SỬ TRỒNG TRỌT VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA CÚC 5.1.1. Lịch sử trồng trọt Cây hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum, được định nghĩa từ Chiysos (vàng) và themum (hoa) bởi Linnde năm 1973. Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu Theo Zenhua, Shouhe hoa cúc được trồng ở Trung Quốc cách đây 3000 năm, có nguồn gố c từ một số loài hoang dại thuộc loại cúc (Dendranthema), trải qua quá trình trồng trọt, lai tạo và chọn lọc từ những biến dị để trở thành những giống cúc ngày nay. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã dùng hoa cúc trong các lễ mừng thắng lợi và cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Từ những n ăm 1930, việc trồng hoa cúc được coi trọng, được bảo hộ và đề cao, đến những năm 1980, hoa cúc được phát triển mạnh. Năm 1982, Trung Quốc đã tổ chức triển lãm hoa cúc đầu tiên ở Thượng Hải với hơn một nghìn giống cúc, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong việc trồng hoa cúc. Các năm sau đó các nhà khoa học Trung Quốc đã thu thập mô tả chụp ảnh hàng nghìn màu giống và liếp t ục tồ chức các cuộc triển lãm hoa cúc (Đặng Văn Đông, 2002). Ở Nhật Bản, cây hoa cúc được di thực từ Trung Quốc sang, nó được đánh giá rất cao và được mệnh danh là "Hoàng thất quốc hoa". Năm 1889 Edsmit đã bắt đầu lai tạo thành công nhiều loại cúc và ông đặt tên cho hơn 100 giống cúc của các thế hệ sau đó, một số khác ngày nay vẫn còn duy trì và được trồng đến ngày nay (Đặng Văn Đông, 2004). Năm 1843, nhà thực vậ t học người Anh Fortune mang từ Trung Quốc giống cúc Chusan Daisy lai tạo ra các loại hình cầu và hình tán xạ ngày nay. Năm 1789 nước Pháp nhập từ Trung Quốc 3 loại cúc đại đóa, đến năm 1927 Bemct đã thành công trong việc lai tạo ra giống cúc mới dẫn đến một sự cải tiến rất mạnh mẽ về giống cúc ở châu Âu (Đặng Văn Đông, 2004). Ở Mỹ, từ đầu thế kỷ 18 hoa cúc đã được trong nhiều, đến năm 1860 hoa cúc trở thành hàng hoá và được trồng trong nhà lưới. Ở Việt nam hoa cúc được nhập vào từ thế kỷ 15, người Việt Nam coi hoa cúc là biểu tương của sự thanh cao, là một trong những loài hoa mộc được xếp vào hàng tứ quý "tùng, cúc, trúc, mai" hoặc "mai, lan, cúc, đào". Hoa cúc còn được liệt kê vào loại hoa cao quý "hoa hướng quần phương xuất nhập đầu" nghĩa là so với muôn loài hoa thì hoa cúc đứng đầu. 5.1.2. Tình hình trồng hoa cúc trên thế giới Hiện nay, ngành sản xuất hoa cúc trên thế giới đang phát triển mạnh và mang tính thương mại cao. Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích kinh lẽ lo lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa trên thế giới nhất là dối với các nước đang phát triển. Hoa cúc được trồng nhiều nhất ở các nước Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và được ưa chuộng bởi sự đa dạng, phong phú về màu sắc, ki ểu dáng, kích cỡ hoa, hương thơm kín đáo của hoa. Sản xuất hoa của thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Hướng sản xuất hoa là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu của sản xuất hoa cần hướng tới là giống hoa đẹp, tươi chất lượng cao và giá thành thấp (Đặng Văn Đông, 2002) Trong các loài hoa thông dụng, cây hoa cúc thuộc loại cây hoa lâu đời, được ưa chuộng và trồng rộng rãi nhất trên thế giới. Cách đây hàng thế kỉ người dân Trung Quốc, Nhật Bản đã trồng những giống cúc trong vườn của họ Ở Nhật Bản cúc được coi là Quốc hoa, thậm chí ở các nhà hàng người ta có thể trang trí một bữa ăn với toàn hoa cúc. Tiếp sau Nhật Bản những nước trồng nhiều hoa cúc là: Hà Lan, Côlômbia, Trung Quốc. Hà Lan là một trong những nước lớn nh ất thế giới về xuất khẩu hoa, cây cảnh nói chung và xuất khẩu cúc nói riêng. Diện tích trồng cúc của Hà Lan chiếm 30% tổng diện tích trồng hoa tươi. Năng suất hoa tươi từ năm 1990 - 1995 tăng trung bình từ 10 - 15%/1ha. Hàng năm Hà Lan đã sản xuất hàng trăm triệu cành hoa cắt và hoa chậu phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm trên 80 nước trên thế giới. Năm 1998, Hà Lan sản xuất 866 triệu cành và năm 1999, s ản xuất 1046 triệu cành hoa cúc cắt. Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần tạo ra sự thành công của Hà Lan là sử dụng phương pháp nhân giống invitro để sản xuất cây con. Sau Hà Lan là Colombia - năm 1990 thu được 150 triệu USD từ việc xuất khẩu hoa cúc, đến năm 1992 đã lên đến 200 triệu USD (Murray và Robyn, 1997). Nhật Bản có nhu cầu sử dụng hoa cúc rất lớn. Diện tích trồng hoa cúc chiếm 2/3 tổng diện tích trồng hoa. Năm 1991 diện tích trồng hoa cúc ở Nhậ t Bản và 614 ha ngoài trời và 1150 ha nhà kính (FAO, 1998, Mae. S. O, 1993). Tuy vậy hàng năm Nhật Bản vẩn phải nhập một lượng lớn hoa cúc từ Hà Lan và một số nước khác trên thế giới. Năm 1996 Nhật Bản đã chọn Việt Nam là một trong số những nước sẽ xuất khẩu hoa cúc cho Nhật Bản. Một số nước khác như Thái Lan, cúc đã được trồng quanh năm với số lượng cành cắt hàng năm là 50.841.500. Trung Quố c cũng là nơi có nguồn hoa cúc phong phú, việc xuất khẩu hoa cúc được chú trọng ở màu sắc hoa và hình dạng hoa. Đây cũng là nước có kỹ thuật tiên tiến trong việc sản xuất hoa cúc khô. 5.1.3. Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam Hoa cúc được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 15, đến đầu thế kỷ 19 đã hình thành một số vùng chuyên nhỏ cung cấp cho nhân dân. Một phần để chơi, một phần phục vụ việc cúng lễ và một phần dùng làm dược liệu. Nếu xét về cơ cấu chủng loại tất cả các loại hoa thì trước những năm 1997 diện tích hoa hồng nhiề u nhất chiếm 31% nhưng từ 1998 trở lại đây diện tích hoa cúc đã vượt lên chiếm 42%, trong đó hoa hồng chỉ còn 29,4%. Riêng ở Hà Nội tổng sản lượng hoa cúc năm 1999 đạt 41,3 tỷ đồng, xuất khẩu sang Trung Quốc 3,6 tỷ đồng, tốc độ tăng hàng năm khoảng 10% (Nguyễn Xuân Linh và cộng sự, 2002). Hiện nay hoa cúc được trồng khắp nước ta, nó có mặt ở mọi nơi từ núi cao đến đồ ng bằng, từ nông thôn đến thành thị nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng hoa truyền thống của thành phố, khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ mát như Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, thành phố Thanh Hoá (Thanh Hoá), Gò Vấp, Hoặc Môn (thành phố Hồ Chí Minh), thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) với tổng diện tích trồng hoa khoảng 2000 ha. Riêng Hà Nội và Đà Lạt là nhữ ng nơi lý tưởng cho việc sinh trưởng và phát triển của hầu hết các giống cúc được nhập từ nước ngoài vào (Đặng Văn Đông, 2000). Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2003 cả nước có 9.430 ha hoa và cây cảnh các loại sản lượng 482,6 tỷ đồng, trong đó hoa cúc là 1.484 ha cho sản lượng 129,49 tỷ đồng và được phân bố nhiều tỉnh trong nước. Ở Hải Phòng, cúc là cây quan trọng thứ hai trong cơ cấu sản xuất hoa tươi cùng với layơn, cúc sẽ là mặt hàng xuất khẩu trong những năm tới. Hiện nay ở Việt Nam đang có một số công ty nước ngoài vào thuê đất lập doanh nghiệp hoặc liên doanh hợp tác sản xuất hoa. Chỉ tính riêng tỉnh Lâm Đồng đã có 4 công ty của các nước như Nhật Bản, Thái Lan ở Bảo Lộc, Đài Loan ở Di Linh, Chánh Đài Lâm ở Đứ c Trọng và Hasfarm ở Đà Lạt, trong đó họ rất chú ý đến sản xuất cúc. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển ngành sản xuất hoa Việt Nam nói chung, song cũng đáng lo cho các nhà sản xuất hoa nội địa. Ở các tỉnh phía Nam thì Đà Lạt là nơi có diện tích trồng cúc lớn nhất, Đà Lạt là nơi lý tưởng cho sinh trưởng và phát triển của các giống hoa cúc nên một số công ty nước ngoài đã lập công ty hoặc liên doanh sản xuất ở đây như Chánh Đài Lâm, Hasfam, chỉ riêng công ty Hasfam (100% vốn đầu tư nước ngoài) chuyên sản xuất hoa cúc cắt, đặc biệt là hoa cúc chùm đã cung cấp 60% sản lượng hoa cho thành phố Hồ Cho Minh và một số tỉnh phía B ắc. Trước năm 1992 việc sản xuất và tiêu thụ hoa cúc ở Việt Nam còn ít, nhưng đến năm 1993 - 1994 với sự xuất hiện của giống cúc nhập nội CN93 đã mở ra một giai đoạn mới trong kinh doanh và sản xuất hoa. Cúc CN93 đã bổ sung vào cơ cấu những giống hoa mùa hè vốn còn rất ít ở nước ta và hiện giờ giống cúc này đã trở thành giống chiếm ưu thế trên thị trườ ng (Nguyễn Xuân Linh và cộng sự, 1995). Hiện nay trong sản xuất, cúc có thể trồng quanh năm thay vì trước đây cho trồng được vào vụ thu đông đã đáp ứng nhu cầu về hoa cúc của người tiêu dùng. Hoa cúc là loại hoa có giá thành thấp hơn các loại hoa khác (400 - 800 đồng/cành) nên ngoài các vùng đô thị thì ở những vùng nông thôn miền núi hoa cúc được tiêu thụ với mức độ khá (chỉ đứng thứ hai sau hoa hồng) đặc biệt vào ngày lễ tết truyền thống, ngày rằ m. Về thị trường tiêu thụ thì thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ hoa cắt lớn nhất Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng hàng ngày từ 40 - 50 ngàn cành/ngày, tiếp đó là Hà Nội có nhu cầu tiêu thụ từ 25 - 30 ngàn cành/ngày. Trong số các loài hoa cắt tiêu dùng hàng ngày thì hoa cúc chiếm từ 25 - 30% về số lượng và từ 17 - 20% về giá trị (Hoàng Ngọc Thuận, 2003) 5.2. CÁC GIỐNG CÚC PHỔ BIẾN TRONG SẢN XUẤT 5.2.1. Những giống địa phương - Giống cúc vàng Hè Đà Lạ t: Cây cao 40-50cm, thân mảnh và cong, phiến lá to, màu xanh vàng, đường kính hoa 4-5cm. Cánh ngắn mềm, màu vàng lưới. Chịu nóng tốt. Thời gian sinh trưởng 3-4 tháng. - Cúc Họa mi: Cây cao 40-50cm, khả năng phân cành mạnh, hoa đơn nhỏ, đường kính 3-4cm, cánh dài mềm, màu trắng. Khả năng chịu rét kém, thời gian sinh trưởng dài tới 5-6 tháng. - Cúc chi Đà Lạt: Cây cao 40-50cm cây bụi thân nhỏ cong, phiến lá to mỏng màu xanh nhạt, hoa đơn nhỏ đường kính 2-2,5cm. Cánh vòng ngoài có màu trắng, giữa có màu vàng nhạt. Thời gian sinh trưởng 3-4 tháng. - Cúc đỏ Ấn Độ: Cây cao 40-60cm, thân bụi, lá tròn to màu xanh đậm, hoa kép nhỏ đường kính 3-4cm, mầu đỏ sẫm cánh hoa ngắn đều và cứng. Thường dùng cho trồng chậu, chịu rét tốt - Cúc vàng Tàu: Cây cao 50-60cm lá to dài màu xanh nhạt, hoa kép có màu vàng nghệ, đường kính 6-8cm. - Cúc Gấm (cúc mâm xôi): Dạng cây bụi cao khoảng 30-40cm khả năng phân cành rất mạnh tạo thành một thế hình hơi tròn trông xa giống như mâm xôi. Trong sản xuất thường bấm ngọn và cành phụ nhiều lần để tạo cho cây có đường kính tán lớn nhất rất thích hợp cho trang trí khuôn viên, vườn hoa, nhà cửa. Hoa kép nhỏ khoảng 2-3cm có màu vàng nghệ pha đỏ nâu, thời gian sinh trưởng dài nhưng khả năng chịu rét tốt. - Cúc Đại đoá Vàng: Còn gọi là Hoàng Long Chảo,cây cao 60-80, thân yếu phải có cọc đỡ dạng hoa kép to, đường kính 8-10cm, cánh dày xếp không chặt, khả năng chịu rét kém nhưng chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng dài từ 5-6 tháng. - Cúc Kim Tử Nhung: Cây cao 50-60cm, thân cứng, lá dài to, răng cưa sâu có màu xanh đậm, hoa kép to đường kính 8-10cm, hoa có màu vàng nghệ pha đỏ nâu, thời gian sinh trưởng dài nhưng khả năng chịu rét rất tốt. Ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán. 5.2.2. Những giống cúc mới nhập nội - Cúc CN93: Là giống cúc trắ ng nhập nội, được chọn lọc và đưa ra sản xuất từ Trung tâm hoa cây cảnh- Viện Di truyền nông nghiệp. Đây là giống có giá trị kinh tế cao. Thân mập tháng, lá lo xanh, hoa kép lo có đường kính từ 10- 12cm cánh dày xếp sít chặt, hoa bền, thời gian cắm lọ trên 2 tuần. Thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Năm 1996 giống này đã được công nhân là giống quốc gia và hiện nay được phát triển rất rộng rãi khắp các t ỉnh. - Cúc CN97: Là giống cúc được nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất từ trung tâm Hoa cây cảnh- Viện Di truyền nông nghiệp. Cây cao 55-65 cm, thân to mập, lá xanh dày, hoa kép màu trắng sữa, cánh dày đều, xếp sít chặt, đường kính hoa 10-12cm, khả năng chịu rét tốt. - Cúc CN98: Là giống cúc được nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất từ Trung tâm Hoa cây cảnh-viện Di truyền nông nghiệp. Giống cúc CN 98 có các đặc điểm giống như cúc CN 93. Cây cao thẳng t ừ 60-70 cm, hoa to bền mầu vàng chanh, thời gian sinh trưởng ngắn từ 2,5-3 tháng, chịu nóng tốt. Giống cúc CN 98 đã được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép khu vực hoá năm 1998 . Hiện đang phát triển rộng trong sản xuất. - Cúc vàng Đài Loan: Cây cao 60-70cm, lá xanh dày, hoa kép to có nhiều tầng xếp rất chặt đường kính hoa 10-12. Tuổi thọ của hoa dài, hoa có màu vàng nghệ. Thời gian sinh trưởng từ 5-6 tháng, khả năng chịu rét trung bình. - Cúc tím Hè: Cây cao 60-65 cm, thân thẳng mập, lá thuôn dài, răng cưa sâu, hoa to, đường kính hoa 8- 10 cm có mầu sẫm. - Cúc tím Hà Lan: Cây cao 40-55 cm, phiến lá dày màu xanh đậm, đường kính hoa 5-6 cm, có màu tím hồng. - Cúc Xanh: Có nguồn gốc từ Pháp Cây cao 50-60 cm. Thân yếu và cong. Lá xanh vàng Hoa kép, có màu xanh lục, cánh nhỏ, dài và xoắn lại trông xa như cuộn len bị rối. Đường kính hoa 6-7 cm. Có thể để một cành hay nhiều cành trên cây. - Tập đoàn cúc chi: Có nguồn gốc từ Hà Lan, gồm rất nhiều dòng giống với màu sắc khác nhau (trắng, tím, vàng, hồng đỏ, cánh sen… hoặc các màu pha lẫn nhau). Đặc điểm chung là thân bụi, cánh mành và yếu, lá thưa màu xanh nhạt, cây cao từ 40-70cm. Hoa đơn hoặc hoa kép, đường kính hoa từ 2-5 cm. Trồng vào vụ thu đ ông, những giống cúc này thường trong thưa không bẻ nhánh, tỉa nụ con, cho cây sinh trưởng phát triển tự nhiên để thu được nhiều cành hoa trên cây 5.3. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC - Thân Hoa cúc thuộc loại thân thảo (hay còn gọi là thân cỏ) có khả năng phân nhánh mạnh, có nhiều đất giòn, dễ gãy. Cây càng lớn thân càng cứng, cây cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào giống. Ở Việt Nam cây có thể cao 30 - 80cm, trong điều kiện ngày dài cây cúc có thể cao đến 1,5 -2m - Lá Thường là lá đơn, mọc so le nhau có xè thuỳ và răng cưa sâu. Mặt dưới lá bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng lưới. Từ mỗi nách lá thường phát sinh một mầm nhánh Phiến lá có thể to hay nhỏ, dày hay mỏng, màu xanh đậm, xanh nhạt hay xanh vàng là phụ thuộc vào từng giống. - Rễ Rễ cây hoa cúc là rễ phụ phát triển nhiều như rễ chùm, rễ cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Rễ có nhiều lông hút nên khả năng hút nước và dinh dưỡ ng mạnh. Những rễ này không phát sinh từ mầm rễ của hạt mà từ những rễ mọc ở mấu của thân cây gọi là mắt ở những phần sát trên mặt đất. - Hoa Hoa cúc chính là nhiều hoa nhỏ hợp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa tự hình đầu trạng. Hoa có thể lưỡng tính hay đơn tính. Hoa kép nhiều hơn hoa đơn và thường mọc nhiều hoa trên một cành phát sinh từ các nách lá. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau (trắng, vàng, đỏ, tím, xanh ) đường kính hoa từ 1,5 - 12cm. Những cánh hoa ở phía ngoài thường có màu sắc đậm hơn xếp thành nhiều tầng, sẽ chặt hay lỏng tuỳ theo từng giống. Cánh có nhiều hình dáng khác nhau, cong hoặc thẳng, có loại cánh ngắn đều, có loại dài, cuốn ra ngoài hay cuốn vào trong - Quả Là một quả bế khô chỉ chứa 1 hạt. Hạt có phôi thang và không có nội nhũ. 5.4. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH 5.4.1. Nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là từ 15 - 20 0 C, cây chịu được nhiệt độ 10 - 35 0 C. Nhiệt độ trên 35 0 C và dưới 10 0 C cúc sinh trưởng phát triển kém. Ở thời kỳ cây con cúc cần nhiệt độ cao hơn các thời kỳ khác. Đặc biệt thời kỳ ra hoa nêu đảm bảo yêu cầu nhiệt độ cần thiết của cúc thì hoa sẽ to và đẹp. Ban ngày cây cần nhiệt độ cao hơn để quang hợp, còn ban đêm nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp làm tiêu hao các chất dự trữ trong cây. 5 .4.2. Ánh sáng Cúc là loại cây ngày ngắn, ưa sáng. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trưởng phát triển cây có yêu cầu ánh sáng khác nhau: + Thời kỳ cây con: Khi mới ra rễ cây cần ít ánh sáng vì lúc này cây non còn sử dụng các chất dinh dưỡng dự trữ. + Thời kỳ chuẩn bị phân cành: Cây cần nhiều ánh sáng để quang hợp tạo các chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của cây. Thời gian chiếu sáng rất quan trọng với cây hoa cúc và ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng hoa. Thời gian chiếu sáng kéo dài thì cây sinh trưởng mạnh, kéo dài làm cho thân cây cao, lá to hoa nở muộn nhưng chất lượng hoa tăng. Hầu hết các giống cúc trong thời kỳ sinh trưởng cần ánh sáng ngày dài trên 13 giờ nhưng ở giai đoạn trổ hoa cây chỉ cần ánh sáng ngày ngắn 10 - 11 giờ, nhiệt độ không khí dưới 20 0 C. Với yêu cầu ánh sáng như vậy thì cúc thích hợp với thời tiết thu đông và đông xuân ở nước ta. Hiện nay một số giống cúc mới nhập nội nước la có thể ra hoa trong điều kiện ánh sáng ngày dài điển hình như CN93, CN98, tím hè, cúc vàng Đà Lạt rất thích hợp với vụ xuân hè và hè thu. Điều này cho phép ta sản xuất cúc quanh năm thay vì trước đây chỉ có hoa cúc nở vào mùa thu. 5.4.3. Ẩm độ Thích hợp nhất cho cây sinh trưở ng phát triển là độ ẩm đất 60 - 70%, độ ẩm không khí 55 - 65%. Nếu độ ẩm trên dưới 80% cây sinh trưởng mạnh, nhưng dễ phát sinh sâu bệnh làm ảnh hưởng năng suất chất lượng hoa. 5.4.4. Dinh dưỡng Các yếu tố N, P, K và vi lượng như Ca, Mg, Mn có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất phẩm chất các loài hoa. - Đạm (N): Có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Thi ếu đạm cây cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ xấu. Nếu thừa đạm cây sinh trưởng mạnh, thân mập, cành nhánh nhiều có thể không ra hoa. Cây cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và thời kỳ phân hoá mầm hoa. Lượng đạm nguyên chất sử dụng cho 1 ha trong cúc là 140 - 160kg. - Lân (P): Có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu nhợt nh ạt, hoa ra muộn. Cúc yêu cầu lân đặc biệt mạnh vào thời kỳ phân hoá mầm hoa. Lượng P 2 O 5 nguyên chất càn bón cho 1 ha là 120 - 140kg. - Kali (K) Oi úp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất đường bột trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần K thời kỳ phân hoá mầm hoa. Lượng K 2 O nguyên chất cho 1 ha là 100 - 120 kg. - Các nguyên tố vi lượng: Cây cần ít nhưng không thể thiếu và không thể thay thế được như Ca, Mg, B, Mn 5.5. KỸ THUẬT ĐỀ GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG Nhân giống cúc chủ yếu là nhân giống theo phương pháp vô tính. Bao gồm kỹ thuật giâm ngọn, tỉa chồi con ở gốc cây mẹ và nuôi cấy in-vitro. 5.5.1. Nhân giống bằng phương pháp tỉa chồi - Cúc có đặc điểm xung quanh gốc thường phát sinh những chồi non mọc lên từ gố c có thể tỉa đem trồng (được gọi là mầm giá). - Cây tỉa chồi mọc khoe, cho hoa tốt nhưng thời gian từ trồng đến ra hoa lâu so với cây giâm cành, thời kỳ nở hoa không đồng đều. - Cần vun gốc, chăm sóc cây mẹ đầy đủ để có nhiều chồi non tốt (gọi là mầm giá). Mầm giá phát sinh xung quanh gốc cây mẹ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào giống,điều kiện chăm bón, đất tốt hay xoá. Các giống cúc mới như: CN93, CN97, Vàng Đài loan Tím sen thường đê nhiều mầm giá nhất. 5.5.2. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành (giâm ngọn) Đây là cách nhân giống chính hiện đang được áp dụng phổ biến trong sản xuấ t. Hệ số nhân giống cúc theo phương pháp này đạt 15-20 lần. Để nhân giống bằng giâm cành cần thiết phải chăm sóc tết vườn cây mẹ là những giống cúc tốt cần nhân giống và áp dụng các kỹ thuật mới trong giâm cành. - Vườn cây mẹ: Chọn giống tốt, sạch bệnh trồng khoảng cách 15x15cm mật độ 400.000cây/ha, lên luống cao và thoát nước Thường sau trồng 12-15 ngày bấm ngọn lần 1, sau 20 ngày bấm ngọn lần 2. Khi nhánh dài 12-15cm chỉ l ấy 3 nhánh phát triển tốt. Sau 25 ngày tiến hành cắt cành lần 1, mỗi cây mẹ cắt được 3-4 cành đem giâm. Sau đó cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau 25 ngày. Theo cách nhân giống trên mỗi vụ (4 tháng) 1 ha cây mẹ cho 4 triệu cành giâm có chất lượng tốt đủ trồng cho 10 ha vườn sản xuất. - Lượng phân bón cho 1 ha vườn cây mẹ: + Phân chuồng hoai mục: 30-40 tấn + N,P,K nguyên chất N(kg) P 2 O 5 (kg) K 2 O(kg) Tổng số 140-160 120-140 100-120 Bón lót 20-30 90-100 60-70 Bón thúc 120-130 30-40 40-50 Bón thúc chia làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 18- 20 ngày. Các bước sản xuất cành cúc giâm: - Kỹ thuật giâm cành + Tiêu chuẩn cành giâm: chọn cành bánh tẻ, cắt cành giâm dài 6-8cm, có từ 3-4 lá/cành. + Mật độ, khoảng cách: tuỳ thuộc vào giống và thời vụ giống có cành to thì khoảng cách 3x3cm (1000cành/m2), giống cành nhỏ: 2,5 x 2,5cm (1600cành/m 2 ) Mùa thu giâm dày hơn mùa hè. + Giâm cành cành giâm nên cắt vào buổi sáng và giâm ngay, để lâu cành bị mất nước và nhiễm bệnh, tỷ lệ sống không cao. Khi cắt hom nên cắt vát 30 0 để tăng diện tích tiếp xúc cành nhanh ra rễ. Cắm hom trên luống cát, có mái che, sau đó phun đậm nước giữ ẩm cho hom và tạo điều kiện để hom ra rễ. Có thể nâng cao tỷ lệ ra rễ bằng cách nhúng chân hom trong dung dịch kích thích ra rễ: IBA, IAA, NAA… nồng độ 25-50ppm trong 10- 15 giây, sau đó cắm hom vào xuống cát. + Chăm sóc cành giâm thường xuyên phun mù giữ độ ẩm bão hoà trong nhà giâm, loại bỏ các lá vàng, thối, khi cành giâm cơm ra rễ có thể sử dụng phân bón lá với nồng độ thấp 1/2000-1/3000. Sau giâm 12-15 ngày, r ễ cành giâm dài 2-3cm, mỗi cành có 3-5 rễ là có thể trồng ra vườn sản xuất. [...]... lấy hoa thương phẩm: + Giống hoa to đường kính 8- 12 cm cây cao thân mập chỉ để 1 bông trồng khoảng cách 15x 15 cm, mật độ 400.000 cây/ ha: giống cúc CN 93, CN 98, vàng Đài loan… + Giống hoa nhỏ đường kính 2 -5 cm, hoa chùm trồng khoảng cách 30x40 cm, mật độ 84.000 cây/ ha + Cây tạo tán trồng chậu như cúc đỏ Ấn Độ, cúc mâm xôi trong khoảng cách 50 x 60 cm, mật độ 34.000 cây/ ha 5. 6.6 Kỹ thuật chăm sóc - Bấm... kịp thời và tiêu diệt rệp trên các bộ phận cây hoa Dùng các loại thuốc trừ rệp Supracide 40ND với liều lượng 1 - 1 ,5 lít/ha(1 0- 15ml thuốc cho bình 8 l) Otatox 400EC liều lượng 1-1 ,5 lít/ha; Karate 2,5EC (liều lượng 5- 1 0ml/bình 8 lít) - Ngoài ra cúc còn một số côn trùng khác phá hoại như bọ cánh cam, bọ hung… Dùng Danitol IOEC liều lượng 0, 5- 1 lít/ha (Pha 5- 1 0ml/bình 8 lít) Bọ xít, bọ trĩ dùng Polytrin... khi cây có chiều cao như ý muốn thì dừng lại + Spray-N-Grow nồng độ 1% ( 100ml dung dịch thuốc pha với 10 lít nước) và Kích phát tố hoa trái Thiên Nông liều lượng 5 g pha 10 lít nước định kỳ 7- 10 ngày phun một lần kể từ khi cây bắt đầu phần hoá màu hoa cho đến lúc cây nở hoa 5. 7 SÂU BỆNH HẠI HOA CÚC 5. 7.1 Bệnh hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ - Bệnh đốm lá: + Đặc điểm, triệu chứng: Vết bệnh dạng... cách bón thích hợp - Nguyên tắc bón phân: Đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng - Lượng phân bón Phân hữu cơ 30 tấn/ha, đạm 140 - 160kg, lân 120 - 140 kg và K 100 - 120kg + Bón lót loạn bộ phân hữu cơ + 2/3 lân + Bón thúc 3 đợt Lần 1: sau trồng 15 - 20 ngày, 1/3 đạm, 1/3 kali Lần 2: Khi cây phân hoá mầm hoa: 1/3 đạm + 2/3 kali + 1/3 lân Lần 3: Khi cây có nụ con: 1/3 đạm còn lại 5. 6 .5 Mật độ, khoảng cách... Muốn có hoa nhiều tạo tán to, tròn hay nhiều nhánh cần phải bấm ngọn cho cây: sau trồng 1 5- 2 0 ngày tiến hành bấm ngọn bằng cách ngắt từ 1 -2 đốt trên ngọn của thân chính làm cho cây phát triển nhiều cành nhánh, tiến hành bấm liên tục 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 1 5- 2 0 ngày Các giống cúc mâm xôi, cúc Hà Lan thường được bấm ngọn như trên Các giống cúc hoa to trung bình có thể chỉ tiến hành bấm ngọn 1 -2 lần,.. .5. 6 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÚC 5. 6.1 Thời vụ gieo trồng Trong năm có thể trồng thành 4 vụ: - Vụ Xuân Hè: Giâm ngọn tháng 2 - 3, trồng tháng 3, 4, 5 và ra hoa vào tháng 6, 7, 8 như các giống CN 93, CN 98, tím Hè, vàng Hè - Vụ Hè Thu: Giâm ngọn vào tháng 4, 5 trồng tháng 5, 6 thu hoạch hoa vào tháng 10, 11 Gồm các giống CN 93, CN 97, CN 98, vàng Đài Loan, Đại đoá, Hoạ mi - Vụ Thu Đông:... ráo thoát nước, nhổ bỏ cây bệnh, cỏ dại, phòng trừ môi giới truyền bệnh hoặc dùng Streptomixin nồng độ 10 0-1 50 ppm để trừ khuẩn 5. 7.2 Sâu hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ - Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb): Phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa Khi sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non ở nụ hoa, đài hoa và hoa + Phòng trừ: Luân canh với cây trồng khác Ngoài ra... lượng 0, 5- 1 ,01 lít/ha Karate 2,5EC ( 5- 7 ml thuốc/bình phun 8l) Đặc biệt chế phẩm vi sinh Bt bột thấm nước liều lượng 1 kg/ha có hiệu quả cao trong phòng chống sâu khoang hại hoa - Rệp hại hoa: có 3 loại thường gặp + Rệp xanh đen + Rệp nâu đen + Rệp xanh lá cây Trong 3 loại rệp trên, loài rệp xanh đen gây gây hại phổ biến hơn cả + Đặc điểm gây hại: Rệp xanh đen gây hại phổ biến từ đầu vụ đến cuối vụ hoa, ... khoảng 2 0-2 5cm, vụ xuân hè độ ẩm cao, mưa nhiều lên luống cao để dễ thoát nước (khoảng 3 0-3 5cm) - Bón phân lót trước khi trồng lừ 10 - 12 ngày gồm có phân chuồng hoài mục và 1 phần phân hoá học N, P, K 5. 6.3 Bón phân Cúc là loại cây phàm ăn nên bón phân cho cúc làm tăng năng suất, chất lượng hoa Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của cây, tác dụng của các loại phân bón đến chất lượng hoa, ... đảm bảo hoa tươi lâu phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật sau: 5. 8.1 Xử lý trước thu hoạch Trước khi thu hoạch 7- 10 ngày, hoà loãng lân và kali vào nước tưới cho cây với liều lượng 5, 5kg supelân + 2,5kg Clorua Kali cho 1 sào Bắc bó và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh Trước khi cắt hoa 1 ngày tưới đẫm nước lã, để cho cây ở trạng thái đầy đủ nước Chú ý là chỉ tưới vào gốc mà không tưới vào cánh hoa, tránh . + Phân chuồng hoai mục: 3 0-4 0 tấn + N,P,K nguyên chất N(kg) P 2 O 5 (kg) K 2 O(kg) Tổng số 14 0-1 60 12 0-1 40 10 0-1 20 Bón lót 2 0-3 0 9 0-1 00 6 0-7 0 Bón thúc 12 0-1 30 3 0-4 0 4 0 -5 0 Bón thúc chia. chịu rét trung bình. - Cúc tím Hè: Cây cao 6 0-6 5 cm, thân thẳng mập, lá thuôn dài, răng cưa sâu, hoa to, đường kính hoa 8- 10 cm có mầu sẫm. - Cúc tím Hà Lan: Cây cao 4 0 -5 5 cm, phiến lá dày màu. 4 0 -5 0cm, khả năng phân cành mạnh, hoa đơn nhỏ, đường kính 3-4 cm, cánh dài mềm, màu trắng. Khả năng chịu rét kém, thời gian sinh trưởng dài tới 5- 6 tháng. - Cúc chi Đà Lạt: Cây cao 4 0 -5 0cm cây