1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết 43, 44

7 510 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

SOẠN DẠY Ngày 21 tháng 3 năm 2010 Ngày 22 tháng 3 năm 2010 Lịch sử địa phương Tiết PPCT: 43 & 44 BÌNH ĐỊNH TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (4 – 1975 ĐẾN NAY) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Tình hình Bình Định sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. - Nhiệm vụ cách mạng của tỉnh Bình Định trong những năm đầu sau đại thắng mùa Xuân 1975 nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. - Những thành tựu và hạn chế của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội ở Bình định theo định hướng XHCN, những thành tựu đáng kể ở bước đầu trong công cuộc đổi mới. 2. Kỹ năng Phân tích, nhận định, đánh giá tình hình Bình Định sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chồng Mĩ, cứu nước và nhiệm vụ cấp bách của cách mạng của Bình định trong năm đầu sau chiến tranh kết thúc, miền Nam vừa được giải phóng. - Hình thành tư duy nhận định sự kiện lịch sử xây dựng và phát triển Bình Định trong thời kỳ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với những thành tựu đáng kể về kinh tế, văn hóa và xã hội của Tây Ninh. 3. Thái độ Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần lao động cần cù xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và Bình Định nói riêng ngày càng giàu đẹp. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ - Phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn, giảng giải. - Giáo viên: + Tài liệu tham khảo: “Bình Định những chặng đường lịch sử”, Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định; Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Định xuất bản - 2005. + Vũ Hoàng Hà: “Phát huy truyền thống anh hùng trong sự nghiệp đổi mới đất nước”, trả lời Thông tấn xã Việt Nam về một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Website Báo Bình Định, ngày 29 – 4 – 2005 + Bản đồ hành chính Bình Định. + Một số tranh ảnh về công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định. + Lập bảng so sánh sự phát triển kinh tế Bình Định qua hai giai đoạn 1975 – 1985 với giai đoạn 1986 - 1995 - Học sinh: Xem trước phần “Bình Định trên con đường xây dựng CNXH” trong sách “Bình Định những chặng đường lịch sử”. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) 3. Dẫn dắt vào bài mới Bình Định là một tỉnh nghèo, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai thường xuyên xảy ra nên sản xuất không đủ tiêu dùng, văn hóa - xã hội kém phát triển. Nhưng sau 30 năm giải phóng, đặc biệt trong 20 năm đổi mới đất nước, Đảng bộ và nhân dân Bình Định đã phấn đấu không mệt mỏi, bằng lao động sáng tạo, đã làm cho bộ mặt quê hương có nhiều thay đổi lớn lao. TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 5’ Hoạt động 1: Cả lớp Em hãy cho biết về những thành tích nổi bật nhất của quân và dân Bình Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ? Một trong những thế mạnh hàng đầu cuả tỉnh Bình Ðịnh để phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu với các địa phương trong cả nước và quốc tế là có hệ thống giao thông khá đồng bộ : Quốc lộ l A, đường sắt Bắc Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có sân bay Phù Cát cách thành phố Qui Nhơn 30km về phiá Bắc và đặc biệt có cảng Qui Nhơn, một trong l 0 cảng biển lớn cuả cả nước, được Chính phủ đưa vào diện trọng điểm ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2003. Ưu thế cuả cảng Qui Nhơn là vùng neo đậu kín gió, mức nước sâu, kho bãi rộng, có thể đón tàu trọng tải 30.000 tấn ra vào an toàn; có Quốc lộ l 9 nối cảng với vùng Tây Nguyên giàu tiềm năng và trong tương lai gần nối vơi Ðông bắc Campuchia, Nam Lào và Thái Lan. I – MƯỜI NĂM KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA (1975 – 1985) 10’ Hoạt động 2: Cá nhân Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định 1. Hoàn cảnh - Chiến tranh để lại hậu quả nặng nề - 6-1975 Thường vụ Tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ: “Ra sức ổn định vùng giải phóng…xây dựng một cách nhanh chóng, vững mạnh, toàn diện về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa…” 2. Khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa * Năm 1975, tạo điều kiện để nhân dân trở về làng cũ, xây dựng lại nhà cửa; khai hoang, phục hóa … Hợp tác sản xuất giản đơn, đắp đê ngăn nước mặn Khu Đông… 10’ - Giai đoạn 1976 – 1980, Đảng bộ Bình Định đã có những chủ trương gì ? a) Giai đoạn 1976 – 1980 Cải tạo, khôi phục và và phát triển kinh tế văn hóa. - Nông nghiệp: + Tiến hành cải tạo XHCN trong nông nghiệp. Đến vụ Đông – Xuân 1980 – 1981 đã căn bản hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp dưới 2 hình thức: hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. + Các công trình thủy lợi nhỏ và vừa được triển khai xây dựng Đập sông Lại - Một công trình thủy lợi trọng yếu của Hoài Nhơn Nguyên liệu bún Song Thằn - Em hãy cho biết những thành tựu cơ bản nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau 10 năm giải phóng? + Bước đầu áp dụng kiến thức khoa học – kỹ thuật (giống mới, bón phân, làm lúa sạ, tăng vụ, xen canh…) - Công thương nghiệp: + Sau 2 đợt cải tạo đã xóa bỏ căn bản hình thức kinh doanh, bóc lột của giai cấp tư sản. - Bước đầu sắp xếp lại công nghiệp địa phương, nhiều điểm tập trung công nghiệp ra đời (Qui Nhơn – Phú Tài, Bình Định – Đập Đá…) - Các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp được thành lập ở tất cả các huyện, sản xuất có hiệu quả. - Văn hóa – giáo dục + Sự nghiệp giáo dục được quan tâm và phát triển mạnh. Năm học 1980 – 1981, số lượng trường lớp và học sinh các cấp tăng gần 30% so với năm học 1975 – 1976. + Các hoạt động y tế, thể dục - thể thao, văn hóa – văn nghệ không ngừng phát triển 10’ Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân Bà con nông dân thu hoạch lúa - Hai huyện: An Nhơn và Tuy Phước dẫn đầu phong trào thâm canh trong tỉnh. b) Giai đoạn 1981 – 1985 - Nông nghiệp + Xây dựng trên 300 công trình thủy lợi lớn nhỏ. + Hệ thống đường giao thông nối liền quốc lộ với các huyện, xã được nâng cấp và mở rộng + Nông nghiệp tiếp tục phát triển trên cả 3 mặt: thâm canh, tăng vụ, tăng diện tích. Cơ cấu mùa vụ, giống lúa được thay đổi. Sản lượng và bình quân lương thực đầu người khá cao (400 ngàn tấn; 310 kg/người) Làng rèn Nhơn Hậu – An Nhơn - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp + Hàng trăm đơn vị kinh tế quốc doanh thi nhau ra đời. + Tiểu thủ công nghiệp được tổ chức dưới hình thức hợp tác xã, tổ hợp chuyên doanh, kiêm doanh. + Giá trị sản lượng công nghiệp địa phương chiếm trên 30% giá trị công – nông nghiệp. + Mạng lưới thương nghiệp quốc doanh được hình thành từ tỉnh đến huyện, xã chi phối phần lớn khâu bán lẻ. - Công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế 1975 – 1985 đã bộc lộ những yếu kém, hạn chế gì? - Mô hình cụm văn hóa gắn liền cụm kinh tế - kỹ thuật trở thành ngọn cờ điển hình tiên tiến của cả nước - Văn hóa – giáo dục + Năm học 1985 – 1986 có gần 300 ngàn học sinh phổ thông các cấp, tăng gấp 2 lần so với năm học 1978 – 1979. + Văn hóa – văn nghệ phát triển phong phú, đa dạng. + Mạng lưới y tế được xây dựng từ tỉnh đến huyện, xã… + Chính sách đền ơn, đáp nghĩa được chăm lo chu đáo 25’ Hoạt động 4: Thảo luận nhóm Nhóm 1: Sự phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới (1986 – 2005) Nông dân xã Cát Tân (Phù Cát) thu hoạch lúa lai cho năng suất cao II – BÌNH ĐỊNH CÙNG CẢ NƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI (1986 – 1995) 1. Về kinh tế - Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, giá trị tổng sản phẩm xã hội giai đoạn 1976 - 1980 tăng 5,6%/năm; giai đoạn 1981 - 1985 tăng 8,3%; giai đoạn 1991 - 2000 tăng 8,6%. Vùng nguyên liệu dừa Tam Quan - Các ngành thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 14,8%; khu vực nông - lâm nghiệp tăng 5,7% và dịch vụ tăng 9,9% Giá trị tổng sản phẩm xã hội giai đoạn giai đoạn 1991-2000 tăng 8,6%. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH. Nếu năm 1990 tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 60%, công nghiệp, xây dựng 6,6% và dịch vụ 33,4% thì đến năm 2004 nông - lâm - ngư còn 39,7%, công nghiệp và xây dựng lên 26,2% và dịch vụ 34,1%. - GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 6,18 triệu đồng, bằng 70% mức bình quân của cả nước và tăng gấp đôi so với năm 2000. Ngành thủy sản Bình Định Cầu Nhơn Hội – Cầu Vượt biển dài nhất Việt Nam - Bình Định đã xây dựng, hình thành và khôi phục, phát triển 2 khu công nghiệp, 33 cụm công nghiệp và 30 làng nghề truyền thống - Đồng thời, tỉnh đang quy hoạch xây dựng Khu kinh tế tổng hợp Nhơn Hội với diện tích 12.000 ha tại bán đảo Phương Mai - TP Quy Nhơn. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong những năm gần đây tăng nhanh. Bình quân tăng 17,23% thời kỳ 2001 - 2005. - Thu ngân sách của tỉnh năm 2004 đạt 1.069 tỉ đồng. Nhóm 2: Sự phát triển văn hóa – xã hội ở Bình Định trong 20 năm đổi mới (1986 – 2005) NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN 2 Về văn hóa – xã hội - Giáo dục tiếp tục phát triển. - Các loại hình văn hóa truyền thống, phong trào văn nghệ quần chúng được khôi phục và phát triển. - Chất lượng khám chữa bện được nâng lên - Cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, hệ thống đường giao thông, hệ thống lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông và các công trình phúc lợi xã hội khác được xây dựng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển của tỉnh. - Trong 5 năm (2000 – 2005), tỉnh Bình Định đã đầu tư khoảng 500 tỉ đồng, tăng gấp 3 lần so với thời kỳ 1996- 2000, để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giúp đỡ đồng bào dân tộc miền núi sản xuất, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ở từng thôn, bản. 10’ Hoạt động 5: Cả lớp Về nguyên nhân nào dẫn đến những thành tựu trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005)? (Gv bổ sung, kết luận những nguyên nhân chủ yếu) - Tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần. - Tỉnh Bình Định bước đầu đã xây dựng được một số cơ chế, chính sách thích ứng với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. - Đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động đã được nâng lên một bước về năng lực, nhận thức, trình độ quản lý, chuyên môn và bám sát thực tiễn ngày càng tốt hơn… - Các chính sách xã hội ngày càng được chăm sóc tốt hơn, hàng vạn lao động được giải quyết việc làm; trên 1 vạn hộ nghèo, hộ gia đình chính sách được hỗ trợ xóa nhà ở đơn sơ. - Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ngày càng tốt hơn => Có thể nói, trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005), nền kinh tế của tỉnh Bình Định có mức tăng trưởng khá, trên mức trung bình của cả nước, tạo tiền đề cho quá trình thực hiện CNH-HĐH của những năm tiếp theo 4. Củng cố : (3 phút) - Cho biết tình hình KT Tậy Ninh giai đoạn 1986 – 2005 ? - Giai đoạn 1991 – 2005, trình bày những bước phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ ? - Cho biết những nét lớn về giáo dục, y tế, dân số và lao động, văn hóa, văn nghệ, thông tin ở Tây Ninh giai đoạn 1986 – 2005 ? 5. Dặn dò: (2 phút)Tìm hiểu những thành tựu công cuộc CNH – HĐH những năm gần đây. V – RÚT KINH NGHIỆM . SOẠN DẠY Ngày 21 tháng 3 năm 2010 Ngày 22 tháng 3 năm 2010 Lịch sử địa phương Tiết PPCT: 43 & 44 BÌNH ĐỊNH TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (4 – 1975 ĐẾN NAY) I. MỤC TIÊU BÀI

Ngày đăng: 02/07/2014, 20:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w