Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
1,44 MB
Nội dung
.NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG XÂY DƯNG NHÀ 1Tại sao thợ hồ thường tưới nước vào gạch trước khi xây? Do vữa xây là một hỗn hợp gồm Xi măng – Cát - Nước cần có một khoảng thời gian giữ nước nhất định để kết dính và đông cứng, và để gắn gạch kết dính với nhau. Bản thân gạch có tính hút nước rất mạnh, sẽ hút hết lượng nước cần thiết trong vữa, làm vữa không còn đủ lượng nước cần thiết để kết dính và đông cứng . Do đó, trước khi xây, cần tưới nước vào gạch để hạn chế bớt khả năng hút nước của gạch. 2. Tại sao thép trong ô – văng ( mái đón) Bê Tông Cốt Thép thường được đặt sát mặt Bê Tông bên trên mà lại không đặt sát mặt ván khuôn bên dưới? 1 Quan sát một tấm đan Bê Tông Cốt Thép không cốt thép hoặc cốt thép đặt sai cấu tạo như hình h1, dưới sức nặng của bản thân, ta thấy đầu tiên tấm đan xuất hiện các vết nứt bên trên gần tường hoặc đà neo. Khi các vết nứt này rộng ra và ăn sâu xuống giáp mặt dưới tấm đan, tấm đan sẽ bị gẩy và rơi quị xuống. Vì vậy việc đặt cốt thép sát bề mặt bên trên của tấm đan Bê Tông Cốt Thép sẽ ngăn chặn các vết nứt không tiến sâu qua khỏi lớp cốt thép, do đó tấm đan Bê Tông Cốt Thép sẽ không bị gãy, đổ 3. Tại sao trong các tấm đan sàn Bê Tông Cốt Thép xung quanh có đà, cốt thép giáp đà thường có 2 lớp trên – dưới, trong khi cốt thép ở giữa sàn chỉ có một lớp ở dưới? Quan sát một tấm Bê Tông bị gãy đổ như hình vẽ h.2, ta thấy đầu tiên ở giữa tấm sàn xuất hiện các vết nứt từ dưới lên trên. Tiếp theo đó phần sàn giáp đà xuất hiện các vết nứt từ trên xuống dưới và cuối cùng tấm sàn bị gãy, sụp đổ hoàn toàn. Vì vậy việc đặt lớp cốt thép bên dưới ở giữa sàn là để ngăn các vết nứt ở bên dưới, giữa sàn. Tương tự, việc đặt lớp cốt thép bên trên ở phần sàn giáp đà, để ngăn chặn các vết nứt ở bên trên, ở phần sàn giáp đà. (hình vẽ) 4. Tại sao đối với các căn nhà được xây bằng móng gạch, cột gạch, tường gạch, khi đang xây dựng, các tấm đan ô-văng ( mái đón ) hay bị sụp đổ? Đối với các căn nhà được xây bằng móng gạch, cột gạch, tường gạch, mái tôn, các tấm đan ô-văng Bê Tông Cốt Thép ( mái đón ) thường hay bị sập đổ do một trong hai nguyên nhân sau đây: - Do bản thân tấm đan Bê Tông Cốt Thép bị gãy, sụp như nguyên nhân ở mục 2 đã nêu. - Do tấm đan Bê Tông Cốt Thép không có đà ngàm vào tường để tận dụng tải trọng phần tường bên trên đà làm đối trọng, hoặc có nhưng đối trọng này không đủ khả năng giữ tấm đan ô-văng không bị lật, sụp. 5. Có cách gì để đảm bảo chất lượng vữa xây hay chất lượng vữa Bê Tông là tốt nhất? Vữa xây ( gồm hỗn hợp Xi măng – Cát – Nước ), vữa Bê Tông ( gồm hỗn hợp Xi măng – Cát – Đá – Nước ) đạt chất lượng tốt nhất khi thỏa mãn đồng thời các yếu tố sau: a. Đảm bảo đúng tỷ lệ cấp phối Xi măng – Cát - Nước ( đối với vữa xây ), đảm bảo đúng tỷ lệ cấp phối Xi măng – Cát – Đá – Nước ( đối với vữa Bê Tông ). b. Vữa phải được trộn đều và phải trộn đã đủ lâu để vữa có độ dẻo ( có thể quan sát bằng mắt thường khi thấy bề mặt vữa có lớp màng mịn, bóng ) c. Vữa được trộn đều, dẻo xong phải sử dụng ngay, không đựơc để lâu. d. Vữa được sử dụng để xây xong hoặc cán, trát xong, hoặc vữa Bê Tông sau khi đổ Bê Tông xong, phải được tưới nước dưỡng hộ hằng ngày trong khoảng 7 ngày. 6. Tại sao móng các nhà lầu đúc thường được đặt ở độ sâu từ 1.40m đến 1.80m hoặc sâu hơn? Dưới tác dụng của tải trọng công trình truyền xuống móng, đất nền cần có độ cứng để chịu đựng, để móng không bị lún. Khả năng đó của đất nền gọi là sức chịu tải của đất nền, hay còn gọi là cường độ đất nền. Đơn vị tính sức chịu tải của đất nền là kg/cm 2 hoặc tấn/m 2 . Càng xuống sâu so với mặt đất tự nhiên ban đầu, sức chịu tải của đất nền càng ổn định. Do ở vị trí sâu từ 1.40m đến 1.80m hay sâu hơn, các yếu tố làm giảm sức chịu tải của đất nền như hiện tượng trượt , trồi đất, hiện tượng nhảo hoá đất do ngập nước… không xảy ra và nếu có cũng không còn gây nguy hiểm cho đất nền dưới đáy móng nữa. 7. Độ sâu đặt móng ở nhà liền kề có gây ảnh hưởng gì đến móng của công trình đang xây dựng hoặc ngược lại không? Có. Để tránh hiện tượng trượt, trồi đất, nếu độ sâu chôn móng của hai công trình là khác nhau, tức là có sự chênh lệch độ sâu đặt móng giữa hai công trình, thì móng của hai công trình phải đảm bảo cách nhau một khoảng cách nhất định. Khoảng cách đó phải lớn hơn 1.50 lần khoảng cách chênh lệch độ sâu giữa hai móng. 8. Nguyên nhân nào làm cho nhà nhiều tầng bị nghiêng khi đang xây dựng? Thường do một trong hai nguyên nhân chính: a. Do móng lún không đều (móng băng, móng bản), hoặc độ lún giữa các móng ( móng băng hoặc móng đơn) là chênh lệch nhau vượt quá giới hạn cho phép. b. Do kết cấu móng bị phá huỷ ( do thiết kế hoặc thi công sai) : - Do đế móng bị gãy (h1) - Do đà móng bị gãy (h2) - Do cổ cột bị gãy hoặc đà kiềng ngang bị gãy (ở các móng lệch tâm). (h3, h4) 9. Các yếu tố gì ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị điện? Có 2 yếu tố sau: - Sự ổn định của cường độ dòng điện. - Số lần tắt - mở khi sử dụng Thiết bị điện ( Thực ra cũng do nguyên nhân sự ổn định của cường độ dòng điện. Do mỗi khi tắt - mở, do hiện tượng tự cảm, cường độ dòng điện có biến thiên). 10. Mối nối các dây điện với nhau có đòi hỏi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gì không? Có. Các mối nối phải đảm bảo hai yêu cầu: a. Diện tích tiếp xúc giữa hai dây điện phải đảm bảo đủ yêu cầu truyền tải điện từ dây nọ qua dây kia. b. Dây điện tại mối nối phải liên kết kín và chặc để tránh xảy ra hiện tượng tia lửa điện gây mất ổn định cường độ dòng điện, hoặc có thể gây nóng, cháy dây điện. 11. Sử dụng dây điện qui cách như thế nào cho hợp lý và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật? Tuỳ theo công suất của từng thiết bị điện, của từng cụm thiết bị điện, việc sử dụng dây điện đúng qui cách sẽ đảm bảo không xảy ra hiện tượng quá tải làm nóng, cháy dây điện, và ngược lại cũng không làm lảng phí dây dẫn điện. Ký hiệu quy cách dây điện: Có hai cách ký hiệu qui cách dây điện tuỳ theo cấu tạo dây: - Dây lỏi đồng đơn, đặc: Có các loại dây: dây đơn 12/10; 16/10; 20/10; 26/10; 30/10 …( các số 12; 16; 20; 26; 30; … chỉ đường kính dây, đơn vị tính mm ). - Dây lỏi dạng cáp ( gồm nhiều dây nhỏ xoắn vào nhau): Có các loại: cáp 1.25; 1.5; 2.0; 2.5; 3.0; 3.5; 4.0; 5.0; 5.5; 6.0; 7.0; 8.0; 10.0; 11.0… ( số liệu này chỉ tiết diện dây, đơn vị tính mm 2 ). Các loại dây nêu trên, theo yêu cầu sử dụng, để tiện đi dây, thường được ghép dính vào nhau ở tiếp điểm giữa hai lớp nhựa bảo vệ để hình thành dây đôi, dây dẹp. Có các loại dây đôi: 2x16; 2x24; 2x30; 2x32; … Có các loại dây dẹp: 2x1.5; 2x2.5; 2x4.0; 2x6.0; … Hoặc được bọc tròn bởi hai dây thành một gọi là dây bọc tròn hai ruột. Có các loại dây bọc tròn hai ruột: 2x1.0; 2x1.50; 2x2.5; 2x4.0; 2x6.0; … Trong nhà ở dân dụng, qui cách dây điện thường sử dụng là: - Dây nguồn cho công trình: Dây 14mm 2 - Dây nối đất: Dây 10mm 2 - Dây máy lạnh, tủ lạnh, máy nước nóng, bàn ủi điện, bếp điện: Dây 3.5mm 2 - Dây ổ cắm: Dây 3.5mm 2 - Dây nối đất ổ cắm: Dây 3.5mm 2 - Dây đèn: Dây 2.5mm 2 - Dây công tắc đèn: Dây 1.5mm 2 Trong các nhà nhiều tầng, nên thiết kế mỗi tầng có một dây nguồn riêng. Tuỳ theo công suất sử dụng của từng tầng, dây nguồn này có thể chọn dây 5.5mm 2 ; dây 6.0mm 2 ; dây 7.0mm 2 ; dây 8.0mm 2 ;… 12. Sử dụng ống nước qui cách như thế nào cho hợp lý và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật? 1. Ống cấp: Trong các nhà nhiều tầng, nguồn nước do nhà máy nước cung cấp không đủ áp lực để dẫn lên các tầng lầu. Do đó, nguồn nước này thường được dẫn vào một bồn chứa nước đặt ngầm dưới tầng trệt. Và từ bồn chứa nước đặt ngầm này, nước được bơm lên một bồn chứa nước khác được đặt ở sàn mái. Và từ bồn chứa nước đặt ở sàn mái, nước được dẫn xuống các tầng bên dưới để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Qui cách ống thường được sử dụng là: - Ống dẫn nước từ đồng hồ nước vào bồn chứa ngầm: Ống ø 34 hoặc ø 27. - Ống bơm nước từ bồn ngầm lên bồn đặt trên sàn mái: Ống ø 27. - Ống dẫn nước từ bồn đặt trên sàn mái xuống các tầng: · Nếu sử dụng chung một ống cho các tầng: Ống ø 49. · Nếu sử dụng mỗi tầng một ống cấp riêng: Ống ø 34. ( Nên sử dụng mỗi tầng một ống cấp riêng để tránh hiện tượng giảm áp, tức là hiện tượng khi các vòi nước ở các tầng dưới đồng thời hoạt động, nước không còn áp lực đủ mạnh để phục vụ các tầng bên trên.) - Ống nhánh dẫn nước vào các phòng: Ống ø 27. - Ống dẫn nước ra các thiết bị khác: Ống ø 21. 2. Ống thoát: - Ống thoát nước mưa sân thựơng sàn mái: Ống ø 114 hoặc ø 90. - Ống thoát nước mưa sân thựơng ban công: Ống ø 90 hoặc ø 60. - Ống thoát nước thải sinh hoạt: Dùng chung ống thoát nước mưa sân thựơng, sàn mái. - Ống dẫn phân từng các tầng xuống hầm vệ sinh tự hoại: Ống ø 114 hoặc ø 90. - Ống dẫn nước từ ngăn lắng - lọc của hầm vệ sinh tự hoại ra cống chung: Ống ø 90. - Ống rút hầm cầu đặt từ ngăn chứa hầm vệ sinh tự hoại ra ngoài nhà: Ống ø 114. ( Ống này được bịt kín, chỉ mở ra khi có nhu cầu rút hầm cầu.) 13. Tại sao một số chủ nhà hay chủ thầu thỉnh thoảng lại bồi dưỡng thợ ăn uống giữa buổi, nhất là buổi sáng? Trong việc xây dựng nhà cửa, nhất là nhà nhiều tầng, việc đề phòng tai nạn lao động là việc ai cũng quan tâm. Tai nạn lao động nếu có xảy ra là do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân do sức khỏe của ngừơi lao động là điều đáng để chúng ta phải đặc biệt lưu ý. Nhiều ngừơi lao động, do thói quen, hoặc do điều kiện kinh tế thường bỏ bữa ăn sáng và uống một tách cà phê đen. Ngừơi lao động có biểu hiện mệt mỏi do làm việc quá sức, mất ngủ, do bỏ bữa ăn trước đó, thường khả năng làm việc giảm sút, đặc biệt là phản xạ tự vệ không còn nhạy bén. Trong trường hợp này mà người lao động phải làm việc trên cao, đòi hỏi phải leo trèo, hoặc vận hành các máy móc đòi hỏi kỹ thuật an toàn lao động cao, là điều rất nguy hiểm. Việc thỉnh thoảng bồi dưỡng thợ ăn uống gọn nhẹ giữa buổi cũng là cốt để cho thợ lấy lại sức mà tăng khả năng làm việc, và đặc biệt là đầu óc tỉnh táo, phản xạ tự vệ nhanh, nhạy, tránh được những sơ sẩy đáng tiếc có thể xảy ra tai nạn lao động. NHỮNG ĐIỀU CHÚ Ý KHI XÂY DỰNG MÓNG NHÀ 1. Tránh đất nhão, đất xốp dễ bị nấm mốc Thổ chất của móng nhà thích hợp dùng đất cát, có hai nguyên nhân như sau: - Thứ nhất là vì đất cát rất chặt và kiên cố, nhà ở không có nguy cơ bị nghiêng lún. - Thứ hai, là đất cát khô ráo, khả năng thấm cao có lợi cho sự phát triển sinh sôi của vi sinh vật cần ô xy, bảo đảm tác dụng tự làm sạch đất. Không nên sử dụng đất sét, kết cấu quá chặt, khả năng hút nước lại kém, sẽ không tốt cho sự phát triển mạnh của vi sinh vật cần ô xy, từ đó dẫn đến hạn chế tác dụng tự làm sạch của đất. Vì thế, nhà ở dễ bị ẩm thấp, sàn nhà dễ đọng nước, làm nơi sinh sôi cho ruồi muỗi, nấm mốc. Đất xốp cũng không thích hợp làm móng nhà, thứ nhất là khó chịu nổi sức nặng của ngôi nhà, dẫn đến việc nhà lún hay nghiêng đổ; thứ hai là nước thải sinh hoạt dễ làm ô nhiễm nguồn nước phía dưới, gây ra các bệnh lây nhiễm qua đường nước. Hình ảnh mình họa 2 .Tránh mức nước quá cao gây ẩm thấp Vị trí mạch nước ngầm dưới đất càng thấp càng tốt, ít nhất là thấp hơn móng của nhà 0,5 mét nhằm tránh cho trong nhà không bị ẩm thấp, lạnh lẽo và nghiêng lún, cũng là nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước. Nếu đường nước ngầm quá gần nền nhà, không chỉ làm nhà ẩm thấp lạnh lẽo, thậm chí có nguy cơ nghiêng lún, mà còn thường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm dưới đất. Ở lâu những trong những căn nhà kiểu vậy, dễ gây ra các bệnh do gió và ẩm gây ra, rất tránh dùng làm nơi sinh sống. Những người do khó khăn về đất đai, bất đắc dĩ phải làm nhà nơi có nguồn nước ngầm quá cao, cần đặc biệt chú ý lúc lấp đất lại vào móng hay làm móng để tránh ẩm mốc sau này. Những lưu ý khi thiết kế garage trong nhà ở Hiện nay ở các thành phố lớn, việc một gia đình sở hữu vài chiếc xe máy hoặc ôtô là khá phổ biến. Chính vì vậy, khi xây nhà, gia chủ rất để ý đến chuyện thiết kế garage. Nhiều ngôi nhà cũ chưa có nơi để xe phù hợp cũng tính chuyện cải tạo nhà. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp cho bạn có một garage hợp lý Vị trí GARA OTO Đương nhiên là vị trí (cửa) của garage phải ở lối ra vào chính của ngôi nhà. Lưu ý đường đi của xe khi vào garage hạn chế uốn lượn hoặc cắt ngang lối đi bộ của ngôi nhà. Đối với nhà phố, nếu điều kiện chiều ngang và chiều sâu nhà không lớn, nên bố trí cửa garage mở trực tiếp với mặt phố, cố gắng bố trí được lối vào nhà riêng mà không phải đi qua garage là tốt nhất. Diện tích [...]... đến các sự cố quan trọng như sau: 1 Sập nhà khi đang thi công 2 Thầu bỏ chạy khi nhà xây dựng dở dang 3 Tuổi thọ công trình thấp 4 Thấm sàn 5 Sàn bêtông bị nứt Để hạn chế tình trạng trên các chủ nhà cần biết một số vấn đề như sau trước khi xây nhà 1 Sập nhà khi đang thi công a) Nguyên nhân Kích thước móng, cột, dầm thiết kế cho nhà 2 tầng nhưng chủ nhà xây thành nhà 4 tầng mà không tính toán thay đổi... kế cấu để tuỳ cho nhà thầu làm, khi thi công được nhiều hạng mục rồi chủ nhà mới thấy chất lượng không tốt nhờ kiểm định can thiệp - chủ thầu bỏ chạy b) Giải pháp Biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tình trạng này chủ nhà cần làm tốt những điều sau: Lựa chọn nhà thầu trước khi lý hợp đồng là việc quan trọng nhất (nhà thầu phải có tâm và tầm), muốn đạt được điều này chủ nhà cần làm những việc sau: -... trình chuẩn ị xây (chuyên xây nhà cấp 4 thì thi công nhà 3 tầng khó có chất lượng tốt) Không nên tạm ứng cho nhà thầu sau khi ký hợp đồng mà nên trả tiền sau khi xong từng hạng mục (để tránh trường hợp nhà thầu bỏ chạy, chủ nhà mất tiền) Nhà thầu có tài sản đền bù khi sửa chữa lại (phải có địa chỉ và nhà cửa) Sau khi đã chọn được nhà thầu thì việc lập hợp đồng rõ ràng là cần thiết (cần có phụ lục... sự cố trong nhiều công trình xây dựng (sập nhà, thầu bỏ chạy, chất lượng xây dựng kém, tuổi thọ công trình thấp ) Nhiều chủ nhà phải trả giá rất đắt chỉ vì không biết nghề xây dựng nhưng lại làm chủ đầu tư công trình và không có người chuyên môn hỗ trợ Tôi viết bài này nhằm mục đích giúp nhiều gia đình tư nhân xây dựng hạn chế được những sự cố nêu trên Hiên nay bằng kinh nghiệm từ các nhà đã xây dựng... chứa dụng cụ sửa xe bên trong garage Không để chất dễ cháy nổ trong garage Nên thiết kế tủ chuyên dụng để chứa hoá chất, dụng cụ sửa xe, tránh xa tầm với của trẻ em Hệ thống báo khói và báo cháy là rất quan trọng vì garage thường là nơi dễ cháy nổ nhất Một điều quan trọng nữa mọi người cần lưu ý là không bao giờ nổ máy xe khi cửa garage đóng Những điều cần biết trước khi xây nhà tư nhân Sau nhiều năm... nhân Chủ nhà không biết do vậy không quan tâm đến tuổi thọ công trình Chủ nhà tự giám sát chất lượng thi công trong khi chưa biết nhiều về kiến thức công trình Chủ nhà chọn nhà thầu chủ yếu dựa vào cái đẹp bên ngoài mà không biết và không căn cứ vào chất lượng thi công phần kết cấu Rất ít các công ty tư vấn xây dựng chuyên về giám sát công trình hiện nay thực hiện việc giám sát nhà tư nhân... vào nhà thầu mà chúng ta phải chủ động trong mọi việc từ thiết kế đến thi công, có vậy chúng ta mới có một căn hộ như ý Các công trình có chất lượng tốt là các công trình có nhà thiết kế, giám sát, thi công tốt, một trong 3 nhà thầu trên không tốt dẫn đến công trình không tốt Nếu chủ nhà xét thấy không tuyển chọn được các nhà thầu như trên thì không nên tự mình xây nhà, mà nên chọn phương án mua nhà. .. ồn trong phố thị ngày càng tăng Điều này đòi hỏi các nhà kiến trúc, xây dựng tìm giải pháp làm giảm thiểu tác động của nó SGTT ghi lại ý kiến của kỹ su Bảo Trọng, kiến trúc su Huỳnh Minh Cảnh về các giải pháp này Xử lý mái, sàn Tiếng ồn đi vào nhà chủ yếu từ mái và các cửa Có phần thâm nhập qua vách nhà, tiếng động từ nhà bên cạnh Còn ngay trong căn hộ, cần hạn chế tiếng động vang từ trên sàn (trần nhà, ... trước, chủ nhà thường có một số kinh nghiệm về phần kiến trúc (kiểu dáng, màu sắc, dụng cụ trong nhà, xây và tô tường phẳng) hoặc chủ nhà thuê kiến trúc sư thiết kế kiến trúc, kết cấu Nhưng kiết thức về giám sát chất lượng trong hki thi công phần kết cấu công trình, thiết bị trong công trình (kết cấu móng, kết cấu phần thân, điện, nước, chống thấm, …)và việc chọn nhà thầu thì hầu như chủ nhà tư nhân... chuyên môn về kết cấu xây dựng (tốt nhất là kỹ sư xây dựng) để xem xét và đánh giá chất lượng, tiến độ (nguồn nhân công, phỏng vấn cách thức thi công của nhà thầu, đến các chủ nhà do nhà thầu này xây dựng để phỏng vấn, …), chất lượng của các công trình trước của nhà thầu có qui mô gần tương đương với công trình chuẩn bị xây, đặc biệt là chất lượng thi công phần kết cấu Không nên giao cho nhà thầu đã thi . .NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG XÂY DƯNG NHÀ 1Tại sao thợ hồ thường tưới nước vào gạch trước khi xây? Do vữa xây là một hỗn hợp gồm Xi măng – Cát - Nước cần có một khoảng thời. các chủ nhà cần biết một số vấn đề như sau trước khi xây nhà. 1. Sập nhà khi đang thi công a) Nguyên nhân Kích thước móng, cột, dầm thiết kế cho nhà 2 tầng nhưng chủ nhà xây thành nhà 4 tầng. trạng này chủ nhà cần làm tốt những điều sau: Lựa chọn nhà thầu trước khi lý hợp đồng là việc quan trọng nhất (nhà thầu phải có tâm và tầm), muốn đạt được điều này chủ nhà cần làm những việc