1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 14 pot

5 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

La mắng trẻ Ðã tới giờ đi ngủ. Vậy mà đứa thì ngồi ở bàn vi tính, đứa kia xem tivi, còn đứa thứ ba thì chạy giỡn không biết mệt. Còn tôi mệt rũ cả người sau một ngày làm việc căng thẳng ở công ty, rồi vội vàng về nhà nấu cơm, giặt giũ Tôi muốn nổi đóa lên. Mới đầu tôi nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc: "Tụi con đi ngủ đi! Tới giờ rồi!" Tụi nó vẫn không nhúc nhích, tôi lớn tiếng hơn: "Có nghe mẹ nói không? Vô giường ngủ ngay!" Cuối cùng tôi giận sôi lên: "Không đứa nào nghe lời hả? Tao đếm tới ba mà không chịu đi thì đừng có trách nghe chưa! " Lũ trẻ co dúm lại nhìn. Tôi cũng chẳng hiểu sao tôi cứ la toáng lên như một bà điên vậy! Một tiến sĩ về phân tâm học trẻ em giải thích: "La mắng trẻ là thất bại nặng nề. Cha mẹ thường quát tháo con cái khi không còn cách nào hiệu quả hơn để trị trẻ". Ai cũng biết la hét không phải là cách thích hợp và hữu hiệu để dạy trẻ. Thực ra, la hét chỉ làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong nhà, dẫn đến nhiều vấn đề khác. Nhưng học cách kiềm chế trước các phản ứng không chịu vâng lời của trẻ không dễ chút nào. Những chuyên gia giáo dục đề nghị cách giải quyết tốt nhất trong những hoàn- cảnh-dễ-nổi-điên: La mắng từ sáng sớm; La mắng ngay khi mới đi làm về; La mắng vì con không nghe lời; La mắng vào giờ đi ngủ. La mắng từ sáng sớm: Chị Hương sáng nào cũng quát tháo ba đứa con trai để chúng đi học đúng giờ. "Tôi dậy khoảng 6 giờ sáng và cứ phải luôn miệng: "Ăn sáng đi con", nhưng chẳng đứa nào động đến muỗng đũa. Lúc tôi hối "Thay đồ nhanh lên" thì bọn nó cứ đủng đà đủng đỉnh, lượn qua lượn lại, rồi lượn tới lượn lui Chờ khi tôi nổi đóa lên tụi nó mới lo chạy. Mọi chuyện náo loạn cả lên. Ngay lúc đó, xe trường đón trẻ bóp còi inh ỏi bên ngoài nhưng vẫn chưa đứa nào chuẩn bị xong. Ðầu óc tôi muốn nổ tung ra". Giải pháp: Trước hết, chị Hương cần tìm hiểu tại sao bọn con chị lại lề mề vào buổi sáng. Có phải tụi nó vẫn mệt mỏi và muốn ngủ nữa? (Nếu thế, phải cho chúng ngủ sớm hơn). Hay chúng chuẩn bị đi học chậm hơn vì đồ chơi hoặc tivi? (Trong trường hợp này, chị Hương nên đưa ra luật: cấm chơi điện tử, cấm coi tivi buổi sáng). Hoặc tại con chị dậy trễ? (Nếu vậy, cần đánh thức chúng sớm hơn 15 phút). Tiếp theo, chị Hương nên vạch kế hoạch cho mỗi buổi sáng. Buổi tối, lúc còn bình tĩnh, chị Hương nên bàn bạc với các con về những gì chúng phải làm hôm sau. (Ví dụ chị nói: "6 giờ dậy. 6 giờ 10 là xuống ăn sáng ngay"). Nên báo trước cho chúng là nếu không nghe lời thì bị phạt: không được xem chương trình tivi chúng thích, bị cắt giờ đá banh Cũng nên cho bọn trẻ chọn một hình phạt thích hợp. Cuối cùng, chị Hương cần ý thức về khuynh hướng hay nổi giận và la hét của mình, hãy cố gắng kiềm chế. Thay vì dọa lũ con, chị nên nói: "Mẹ nói nghiêm túc đấy" để cảnh báo cho bọn trẻ biết rằng bà sẽ phạt chúng thực sự, và khi chúng vẫn không nghe lời thì phạt thật sự chứ không đe dọa suông. Tốt nhất, chị Hương nên giúp trẻ mặc áo, cột giày, đeo cặp để kiềm chế cảm xúc nóng giận của mình. La mắng ngay khi mới đi làm về: Cứ đi làm về là cô Bảo Châu lại mắng con mình dù thằng Sony mới 2 tuổi. "Hôm qua tôi vừa về 5 phút, chưa kịp ngồi nghỉ mệt đã thấy nó lôi thùng rác ra và đổ rác khắp sàn nhà. Tôi hét lớn: "Sony, sao con phá quá!" Dĩ nhiên thằng nhỏ chẳng biết nó đã làm gì sai. Tôi biết là la mắng nó chẳng có ích gì, nhưng tôi không thể kiềm chế mình." Giải pháp: Việc cô Châu giận dữ không liên quan gì đến hành vi của bé Sony vì cô biết rõ hành động của trẻ là hoàn toàn phù hợp với tuổi của nó. Nhưng do quá mệt mỏi vì công việc, cô ta không còn đủ sức để xoay xở với cậu bé còn chập chững. Cô Châu nên theo phương pháp giảm căng thẳng trước khi cô bước vào nhà gặp con: Nghĩ đến một kỷ niệm vui vẻ, nhìn thiên hạ trên đường về nhà và ngắm họ thật kỹ, mỉm cười với anh cảnh sát giao thông Khi vào nhà: Cô Châu nên bế bé lên giường và cho nó xem một cuốn truyện tranh hoặc đưa nó vài thứ đồ chơi trong khi cô thay quần áo. Khi căng thẳng, chỉ cần thay đồ, rửa mặt, lau mồ hôi cũng giúp bạn tỉnh táo hơn. Và nghỉ ngơi sẽ giúp cả mẹ lẫn con giảm đi sự căng thẳng. Bật nhạc thiếu nhi ngay khi bạn về đến nhà, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy chính bạn cũng cảm thấy dịu lại và thanh thản. La mắng vì con không nghe lời: Bạn có hai đứa con, một đứa 7 tuổi và đứa kia 4 tuổi. Bạn than rằng chúng rất cứng đầu. Kết quả là suốt ngày bạn la mắng chúng. Ðứa lớn ở nhà mặc đồ chậm chạp, đứa nhỏ đi siêu thị lại thích lôi các hàng để trên kệ xuống. Có khi chúng đánh nhau trên xe, cãi lại mẹ Giải pháp: Quát tháo chỉ làm vấn đề thêm trầm trọng hơn. Có thể bạn đòi hỏi bọn trẻ quá nhiều. Bạn nên xem lại xem có bao nhiêu lần bạn ra lệnh cho chúng và rồi nhượng bộ chúng. Với trẻ em, phải cương quyết. Nếu bạn nhường nhịn đôi chút trong những chuyện nhỏ, những chuyện lớn sẽ phát sinh vì chúng được nước là làm tới. Bạn cần giải thích cho chúng tại sao phải nghe lời bạn. Cũng nên cho chúng cơ hội giải thích tại sao chúng không muốn nghe, và nếu sự phản đối của chúng hợp lý, hãy chấp nhận. Tuy nhiên, nếu bạn quyết buộc chúng phải làm theo ý ban đầu, nên lặp lại mệnh lệnh chứ đừng nhượng bộ. Nếu trẻ vẫn không nghe theo, phải có hình phạt ngay tức khắc: tắt tivi, đưa chúng vào phòng Khi con bạn thấy rằng nó không có lý do chính đáng nào để từ chối không làm theo lời bạn, bạn hãy cương quyết đến cùng, trẻ sẽ bỏ cuộc và tập làm theo điều bạn yêu cầu. La mắng vào giờ đi ngủ: Bình thường chị Quỳnh Trâm vẫn rất hiền dịu. Nhưng mỗi đêm, chị phải vất vả kiềm chế mình vì hai đứa con không chịu đi ngủ. Nhiều khi chị lớn tiếng đến độ hàng xóm phải nhăn mặt. "Tôi biết vì mệt mỏi làm tôi cáu gắt và la quát chúng. Suốt ngày tôi hiếm khi lớn tiếng " Giải pháp: Giờ đi ngủ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu các bậc cha mẹ hiểu rằng trẻ phải khó khăn thế nào để dứt bỏ điều chúng đang làm một cách thích thú. Hãy đặt mình vào tình huống của chúng: tại sao phải bắt trẻ tắt ngang một chương trình truyền hình hấp dẫn hay bỏ dở trò chơi vi tính và bắt trẻ đi đánh răng? Ðể giúp trẻ chuyển sang giờ ngủ một cách thoải mái, chị Trâm nên thông báo cho trẻ trước nửa tiếng rằng chúng sắp phải ngưng chơi để đi ngủ, sau đó dẫn trẻ về phòng ngủ của chúng. Hãy mở một cuốn băng kể chuyện cổ tích hoặc những bài hát ru cho trẻ nghe khi bắt đầu ngủ. Trẻ sẽ nhanh nhẹn thay đồ ngủ nếu chúng biết chúng sắp được nghe những câu chuyện thú vị. Các nhà tâm lý cũng khuyên mọi người nên đi ngủ với tâm hồn thanh thản. Vì vậy, nên ngồi lặng lẽ với một quyển sách hay hoặc nghe nhạc nhẹ trong khoảng nửa giờ trước khi cố gắng đưa trẻ lên giường. Khi làm như vậy, người ta sẽ kiên nhẫn hơn và đỡ mệt hơn. Khi được thư giãn nhiều hơn, người ta không còn nhu cầu la hét nữa. . trước các phản ứng không chịu vâng lời của trẻ không dễ chút nào. Những chuyên gia giáo dục đề nghị cách giải quyết tốt nhất trong những hoàn- cảnh-dễ-nổi-điên: La mắng từ sáng sớm; La mắng ngay. sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu các bậc cha mẹ hiểu rằng trẻ phải khó khăn thế nào để dứt bỏ điều chúng đang làm một cách thích thú. Hãy đặt mình vào tình huống của chúng: tại sao phải bắt trẻ. trình truyền hình hấp dẫn hay bỏ dở trò chơi vi tính và bắt trẻ đi đánh răng? Ðể giúp trẻ chuyển sang giờ ngủ một cách thoải mái, chị Trâm nên thông báo cho trẻ trước nửa tiếng rằng chúng sắp

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN