ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM THẦN HỌC (Kỳ 3) VI. CÁC NGUY CƠ VỀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN HIỆN NAY Ở nước ta trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, nền kinh tế đã có những chuyển biến mang tính chất bước ngoặt. Từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Đi đôi với những mặt tích cực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các chỉ số thu nhập quốc nội, ổn định tốt hơn đời sống nhân dân, giữ gìn được an ninh chính trị xã hội là điều kiện để hoà nhập với các nước trong khu vực, Cũng đã xuất hiện một số mặt tiêu cực như nạn tham nhũng, cạnh tranh không lành mạnh, quá trình đô thị hoá, sự tăng dân số cơ học tập trung ở các thành phố lớn, mở rộng giao lưu quốc tế khó kiểm soát, sự phân hoá giai cấp giàu nghèo, thất nghiệp là những nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ tâm thần xã hội, đã làm nảy sinh và gia tăng một số bệnh lý và những rối loạn như: A. Các rối loạn hành vi của thanh thiếu niên (TTN): (Conductive Disorders of Aldolescence). - Rối loạn hành vi được xếp ở mục F.91 bảng phân loại quốc tế 10 (ICD- 10) đó là những hành vi xâm phạm, bạo lực, gây thương tích, đâm chém, càn quấy, do những nguyên cớ không tương xứng Khi những hành vi trên tái diễn, lặp đi lặp lại kéo dài ở TTN thì chúng thoả mãn để xếp vào mục rối loạn tập tính (hành vi). - Rối loạn hành vi của TTN có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây, thể hiện ở tội phạm do TTN gây ra tăng, theo số liệu của Sở công an Hà Nội năm 1987 trong tổng số 7824 người bị bắt vì phạm tội, TTN dưới 18 tuổi có 801 người chiếm 10,2%. Gần đây, hiện tượng bạo lực, chống đối người thi hành công vụ, nói năng thô tục nơi công cộng, trộm cắp, cướp giật, cưỡng dâm, đua xe máy trên đường phố đông đúc, trốn học, cờ bạc, rạch mặt trẻ em, luôn được các hệ thống thông tin đại chúng cảnh báo, đã gây cho xã hội nhiều lo lắng, gây tổn thiệt cho sức khoẻ, sự thoải mái của cộng đồng. - Theo nghiên cứu của ngành tâm thần học Việt nam 1990, rối loạn hành vi TTN 10-17 tuổi là 3,7%; ở thành thị cao hơn ở nông thôn, trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Còn theo tài liệu nghiên cứu của Hoàng Cẩm Tú và cộng sự 1997, số trẻ em có rối loạn hành vi ở một phường dân cư Hà Nội là 6-10%. - Không nên quá ngạc nhiên về các con số công bố trên của các nhà tâm thần học Việt Nam. Ở một số nước láng giềng như Trung Quốc, rối loạn hành vi ở TTN Bắc Kinh là 8,3%; Hàn Quốc là 14,1%; Nhật Bản 3,9%; còn ở các nước đã có nền kinh tế thị trường phát triển như các nước Âu, Mỹ là 10-23% (Theo Krufinski và cộng sự 1977; Helzer 1988). Phạm trọng tội trong TTN Mỹ dưới 18 tuổi chiếm 22%; còn tội xâm phạm tài sản công dân có tới 38,7% là TTN dưới 18 tuổi (Lewis D.O - 1981). - Khi phân tích nguồn gốc rối loạn hành vi TTN ngoài vai trò sinh học, nhiều nhà tâm thần, tâm lý và giáo dục học rất chú ý đến rối loạn hành vi do tập nhiễm (Theori de l,aprentissage) chịu ảnh hưởng môi trường sinh trưởng của trẻ em (Gia đình, trường học và xã hội), theo cơ chế: + Bắt chước hành vi xâm phạm và ngược đãi của người lớn (Cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo, ) đánh đập lẫn nhau, ngược đãi trẻ em. + Ảnh hưởng phim ảnh bạo lực và sách báo bạo dâm. + Do ảnh hưởng của nhóm trẻ em xấu theo quy luật liên kết, hoặc loại trừ nhóm hoặc theo cơ chế bị ám thị bởi trẻ lớn đã phạm pháp có hành vi ranh mãnh. + Do phản ứng bất toại (frustration) với những bậc cha mẹ, trước căng thẳng trong cơ chế cạnh tranh nhiều rủ ro của cơ chế thị trường. B. Tự sát (suicide). - Là một cấp cứu trong Y học và cũng là một cấp cứu rất đặc thù trong tâm thần học. - Hàng năm trên thế giới có hàng trăm nghìn người chết do tự sát, có nhiều nước chết do tự sát còn nhiều hơn chết do tai nạn giao thông (Jenkins R và cộng sự. OMS. Geneva-1998). - Ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về dịch tễ tự sát và toan tự sát, nhưng tỷ lệ những trường hợp ngộ độc do tự sát bằng thuốc trừ sâu và các hoá chất dạng phospho hữu cơ dùng trong nông nghiệp, công nghiệp có chiều hướng gia tăng, lại gặp nhiều từ 15-30 tuổi và là nguyên nhân tử vong cao thứ hai sau tai nạn giao thông (Cao Văn Tuân, 1997), còn Nguyễn Hữu Kỳ nghiên cứu 415 trường hợp toan tự sát (Tự sát không thành-parasuicide) đến cấp cứu ở bệnh viên đa khoa TW Thừa Thiên - Huế 1996 nhận thấy 13,2% là thanh thiếu niên. - Tìm hiểu nguyên nhân tự sát, nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nhận thấy như sau: + Sự gia tăng tiềm ẩn các rối loạn tâm thần chưa phát hiện được sớm, kịp thời như trầm cảm (depression), lo âu (anxiety), hoảng loạn (panic disorder), nghiện ma tuý, rối loạn hành vi, mà các rối loạn này dễ phát sinh trong những điều kiện kinh tế thị trường mở cửa thiếu kiểm tra, nhất quán với nhận định của Robins 1986, Klerman 1989. + Nhân tố tâm lý xã hội không thuận lợi (stress): a. Thất bại, đổ bể trong làm ăn, cạnh tranh thua lỗ. b. Mâu thuẫn kéo dài giữa các thành viên trong gia đình không giải quyết được. c. Cấu trúc gia đình bị đảo lộn: ly thân, ly hôn, các thành viên trong gia đình thiếu gắn bó, không có điểm nương tựa, người thân cha hoặc mẹ nghiện rượu. d. Cô đơn ở những người cao tuổi. Giống với nhận định của các nghiên cứu Holinger & Offer - 1982; Weissaman - 1989. e. Do không được quản lý tốt các phương tiện dễ dàng gây tự sát như hoá chất trừ sâu diệt cỏ ở nước ta, súng ống bán tự do ở Hoa Kỳ (Blumenthel - 1988). . ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM THẦN HỌC (Kỳ 3) VI. CÁC NGUY CƠ VỀ SỨC KHOẺ TÂM THẦN HIỆN NAY Ở nước ta trong khoảng hơn chục năm trở lại đây,. sinh học, nhiều nhà tâm thần, tâm lý và giáo dục học rất chú ý đến rối loạn hành vi do tập nhiễm (Theori de l,aprentissage) chịu ảnh hưởng môi trường sinh trưởng của trẻ em (Gia đình, trường học. hành vi ở một phường dân cư Hà Nội là 6-10%. - Không nên quá ngạc nhiên về các con số công bố trên của các nhà tâm thần học Việt Nam. Ở một số nước láng giềng như Trung Quốc, rối loạn hành vi