ĐẠI CƯƠNG SUY TỦY XƯƠNG (Kỳ 2) 4.2. Xét nghiệm tế bào tủy (tủy đồ): - Tủy nghèo tế bào, số lượng tế bào tủy dưới 30 x 10 9 /l. - Tỷ lệ bạch cầu đoạn giảm nặng. - Không có tế bào ác tính. - Hồng cầu lưới ở tủy giảm. 4.3. Xét nghiệm sinh thiết tủy xương: Các khoang sinh máu hoang vu, không thấy hoặc thấy rất ít các tế bào dòng hạt, nguyên hồng cầu và mẫu tiểu cầu, gặp tỷ lệ cao tế bào Lymphocit, các khoang sinh máu thường bị mỡ hóa. 4.4. Xét nghiệm nuôi cấy cụm tế bào tủy: Lấy tế bào tủy nuôi trong môi trường điều kiện hóa sẽ cho thấy tạo được ít cụm tế bào so với người bình thường. 4.5. Xét nghiệm đông cầm máu: Biểu hiện kết quả xét nghiệm do giảm số lượng tiểu cầu: Thời gian máu chảy kéo dài, cục máu không co, các xét nghiệm đông máu ngoại sinh và APTT bình thường. 4.6. Xét nghiệm sinh hóa: - Sắt huyết thanh tăng, Ferritin tăng nhất là sau truyền máu. - Men gan có thể tăng trong suy tủy có nguyên nhân liên quan. 4.7. Xét nghiệm miễn dịch: Xét nghiệm CD cựa tế bào lympho có thể thấy tỷ lệ T - CD4/T - CD8 nhỏ hơn 1, (bình thường tỷ lệ này lớn hơn 1). 5. CHẨN ĐOÁN 5.1. Chẩn đoán xác định: - Dựa vào lâm sàng (các hội chứng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng đã nêu), gan, lách, hạch không to. - Xét nghiệm máu có giảm cả 3 dòng tế bào, trong công thức bạch cầu có tăng tỷ lệ lymphocyte, giảm tỷ lệ và số lượng tuyệt đối bạch cầu đoạn. - Xét nghiệm tủy đồ thấy hiện tượng giảm sinh, tủy nghèo tế bào, tăng tỷ lệ lympho/bạch cầu đoạn trung tính (công thức đảo ngược). - Xét nghiệm sinh thiết tủy là xét nghiệm quyết định chẩn đoán với hình ảnh các khoang sinh máu hoang vu, mỡ hóa, chỉ gặp các tế bào lymphocyt. 5.2. Chẩn đoán phân biệt: - Xuất huyết giảm tiểu cầu: Bệnh nhân có xuất huyết, có thể thiếu máu và sốt nhưng thiếu máu tương ứng với tình trạng mất máu, xét nghiệm không thấy tế bào bất thường trong máu, xét nghiệm tủy thấy tủy bình thường hoặc tăng sinh, gặp nhiều mẫu tiểu cầu. - Thiếu máu tan máu: Bệnh nhân có thiếu máu nhưng có thêm các dấu hiệu tan máu, xét nghiệm tủy phát hiện tủy giàu tế bào hoặc có hiện tượng tăng sinh phản ứng. - Lơ xê mi cấp: Biểu hiện lâm sàng cũng có 3 hội chứng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng nhưng bệnh diễn biến cấp tính hơn, xét nghiệm máu và tủy có tế bào bất thường. Chú ý trường hợp lơ xê mi cấp giảm bạch cầu, trong máu chưa có tế bào ác tính cần căn cứ xét nghiệm tủy đồ. - Các bệnh máu ác tính khác: Một số bệnh máu ác tính có thể có thiếu máu, giảm tiểu cầu, nhiễm trùng như u lympho, đa u tủy xương tuy nhiên xét nghiệm tủy, đặc biệt sinh thiết tủy không thấy tủy hoang vu, nghèo tế bào. - Hội chứng rối loạn sinh tủy: Các bệnh thuộc hội chứng rối loạn sinh tủy có biểu hiện thiếu máu, nhiều khi cả ba dòng nhưng có rối loạn chất lượng tế bào. - Giảm 3 dòng ngoại vi, tủy giàu tế bào: Bệnh nhân cường lách hay có kháng thể chống tế bào máu ngoại vi. Biểu hiện lâm sàng tương tự suy tủy nhưng thường nặng nề hơn, có lách to, xét nghiệm tủy thấy tủy giàu tế bào. 5.3. Chẩn đoán nguyên nhân: Như đã trình bày các nguyên nhân trên, cần phân biệt giữa suy tủy xương toàn bộ chưa rõ căn nguyên với suy tủy có nguyên nhân (nhiễm độc, nhiễm trùng ). - Suy tủy hay giảm sinh 1-2 dòng có nguyên nhân thường biểu hiện có tính cấp tính, nhưng nếu phát hiện loại bỏ nguyên nhân và điều trị tích cực bệnh có thể khỏi. Tuy nhiên nhiều trường hợp nhiễm độc dần dần bệnh chuyển biến ác tính thành lơ xê mi cấp. 6. TIẾN TRIỂN- TIÊN LƯỢNG 6.1. Các yếu tố tiên lượng: - Yếu tố lâm sàng: + Tuổi: tuổi quá trẻ (dưới 15 tuổi) hay quá già sẽ có tiên lượng nặng. + Ở lứa tuổi trưởng thành bình thường thì tuổi càng trẻ tiên lượng càng tốt hơn. + Mức độ xuất hiện: Những trường hợp bệnh khởi phát rầm rộ với đủ các triệu chứng xuất hiện nhanh trong vài tuần: da xanh, xuất huyết và nhiễm trùng mũi họng, sốt thường là nặng. + Nguyên nhân: các suy tủy sau viêm gan, sau dùng chloramphenicol, muối vàng thường nặng. + Phụ nữ có thai không ảnh hưởng đến tiên lượng nhưng lưu ý chảy máu do thai sản. - Yếu tố xét nghiệm: + Quan trọng nhất là số lượng bạch cầu đoạn, đặc biệt là khi bạch cầu đoạn nhỏ hơn 0,5 x 10 9 /l thì mức độ giảm liên quan nhiều với tiên lượng. + Số lượng tiểu cầu và hồng cầu lưới thấp cũng có ảnh hưởng. Bệnh được coi là nặng khi bạch cầu hạt dưới 0,5 x10 9 , tiểu cầu dưới 30 x 10 9 , hồng cầu lưới dưới 20 x10 9 trong 1 lít. + Kết quả xét nghiệm sinh thiết tủy: các khoang sinh máu bị xâm lấn hoàn toàn (mỡ hóa) thấy càng ít tế bào là biểu hiện bệnh càng nặng. . ĐẠI CƯƠNG SUY TỦY XƯƠNG (Kỳ 2) 4.2. Xét nghiệm tế bào tủy (tủy đồ): - Tủy nghèo tế bào, số lượng tế bào tủy dưới 30 x 10 9 /l. - Tỷ lệ bạch cầu đoạn. lympho, đa u tủy xương tuy nhiên xét nghiệm tủy, đặc biệt sinh thiết tủy không thấy tủy hoang vu, nghèo tế bào. - Hội chứng rối loạn sinh tủy: Các bệnh thuộc hội chứng rối loạn sinh tủy có biểu. bày các nguyên nhân trên, cần phân biệt giữa suy tủy xương toàn bộ chưa rõ căn nguyên với suy tủy có nguyên nhân (nhiễm độc, nhiễm trùng ). - Suy tủy hay giảm sinh 1-2 dòng có nguyên nhân thường