CÁC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM (Kỳ 2) docx

5 534 3
CÁC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM (Kỳ 2) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM (Kỳ 2) IV. CHUYỂN HOÁ THUỐC 1. MAOI mới: Sau khi uống (moclobemide) được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hoá vào máu hoà tan trong mỡ và phân bố nhanh trong cơ thể, gắn với albumin với tỷ lệ rất thấp, nồng độ thuốc trong máu tăng dần trong tuần đầu điều trị và sau đó giữ mức ổn định - thuốc phát huy tác dụng sau 1 tuần. Thuốc được chuyển hoá gần như hoàn toàn trước khi bài tiết ra ngoài cơ thể (chỉ khoảng 1% liều thuốc được bài tiết qua nước tiểu một cách nguyên dạng). Chuyển hoá chủ yếu bằng phản ứng oxy hoá, các sản phẩm chuyển hoá được bài tiết qua thận, chỉ có 1 trong các sản phẩm chuyển hoá là N - oxide là có tác dụng dược lý nhẹ. Thời gian bán huỷ của thuốc 1 - 2 giờ. 2. CTC 3 vòng: + Tác dụng giống nhau, chỉ khác nhau về tác dụng phụ như gây ngủ, kháng cholinergic (khô miệng, mờ mắt, buồn nôn, hạ huyết áp khi thay đổi tư thế ). + Hấp thu bằng đường uống nhanh, mạnh và hoàn toàn, sau 2 - 4 giờ đạt nồng độ tối đa trong máu. + Có ái lực mạnh với các mô có lưu lượng tuần hoàn cao như não, tim, gan, thận nên có thể dẫn đến tác dụng phụ cần được lưu ý là: rối loạn nhịp tim, block nhánh, đau ngực + Chuyển hoá chủ yếu ở gan (một số chất chuyển hoá cũng có hoạt tính sinh học), thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. + Thời gian bán huỷ tuỳ thuộc từng cá thể. Thông thường từ 15 - 30 giờ, với cùng một liều lượng, các cá thể khác nhau nồng độ thuốc trong máu 10 - 50 lần khác. + Thời gian khởi đầu tác dụng 7 - 14 ngày. 3. SSRI: (Fluoxetine, Sertraline, Paroxetine) (viên - Liquid). + Được hấp thu tốt bằng đường uống và hiệu quả tối đa đạt được sau 4 đến 8 giờ; nhìn chung, thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. + Được chuyển hoá ở gan. + Pluoxetin có thời gian bán huỷ dài nhất 2 đến 3 ngày, chất chuyển hoá có hoạt tính của thuốc có thời gian bán huỷ 7 đến 9 ngày. Các SSRI khác có thời gian bán huỷ ngắn hơn (khoảng 20 giờ) và không có chất chuyển hoá có hoạt tính rõ rệt. + Thời gian khởi đầu tác dụng các thuốc khoảng 1 tuần. * Mianserin - Là thuốc CTC 4 vòng. - Có tác dụng phụ. + Kháng Cholinergic. + Gây ngủ, yên dịu (sedative). + Ít tác dụng độc hại tim mạch như CTC 3 vòng. + Khi điều trị kéo dài cần đề phòng tác dụng giảm bạch cầu trung tính, cần làm xét nghiệm máu 3 tháng một lần. - Nên bắt đầu bằng liều 40 mg uống buổi tối - tăng dần lên đến liều 100 - 120 mg/tối trong khảng 1 tuần. * Venlafaxine: (1996) (Austratia) (Serotonin - Noradrenalin Reuptake inhibitor) - Có cấu trúc và chức năng khác với các thuốc CTC khác. - Được chỉ định để điều trị các trường hợp kháng với các CTC khác. - Thời gian bán huỷ 5 giờ, thuốc cần được dùng 2 - 3 lần/ngày để có được nồng độ ổn định trong máu. - Được chuyển hoá với men P450 11D6 cho một sản phẩm có hoạt tính. - Ở liều thấp 75 mg/ngày, thuốc có tác dụng ức chế tái hấp thu Serotonin ở neuron tiền Synapse. - Ở liều cao hơn (225 mg/ngày) thuốc có tác dụng ức chế tái hấp thu Noradrenaline. - Tác dụng phụ thường gặp nhất tương tự như SSRI, bao gồm: buồn nôn, rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ). Ở liều cao (225 mg/ngày) cơ thể gây tăng huyết áp, vã mồ hôi, run, (tăng 2 mmHg với liều 225mg, tăng 7,5 mmHg ở liều 375 mg/ngày), không nên dùng phối hợp với MAO. - Nên bắt đầu bằng liều 75mg rồi tăng dần lên đến 225 mg/ngày kết hợp đo huyết áp hàng ngày trong 2 tháng đầu. . CÁC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM (Kỳ 2) IV. CHUYỂN HOÁ THUỐC 1. MAOI mới: Sau khi uống (moclobemide) được hấp thu hoàn toàn. - Có cấu trúc và chức năng khác với các thuốc CTC khác. - Được chỉ định để điều trị các trường hợp kháng với các CTC khác. - Thời gian bán huỷ 5 giờ, thuốc cần được dùng 2 - 3 lần/ngày để. khoảng 1% liều thuốc được bài tiết qua nước tiểu một cách nguyên dạng). Chuyển hoá chủ yếu bằng phản ứng oxy hoá, các sản phẩm chuyển hoá được bài tiết qua thận, chỉ có 1 trong các sản phẩm chuyển

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan