Hoahiênvịthuốcchốngviêm,cầmmáuHoahiên (Hemerocallis fulva L.) tên khác là huyên thảo, rau huyên, kim châm, người Tày gọi là phắc chăm, là một cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ ngắn. Rễ củ hình trụ dài xếp thành chùm. Lá hình dải hẹp, dài 40-50cm, rộng 2-4cm, xếp thành hai dãy trong một mặt phẳng, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, đầu thuôn nhọn, thường gập xuống, gân song song, hai mặt nhẵn cùng màu. Cụm hoa phân nhánh, mọc trên một cán dài bằng lá; hoa to màu vàng da cam đến vàng đỏ, bao hoa hình phễu, xẻ thành 6 cánh có sọc đốm; nhị 6; bầu 3 ô. Quả hình 3 cạnh, hạt nhiều màu đen bóng. Mùa hoa quả: tháng 4 và tháng 9. Hoa hiên. Còn có loài hoahiên nhỏ (Hemerocallis minor Mill.), hoamàu vàng, đôi khi cũng được dùng. Hoahiên được trồng làm cảnh ở một số vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Bộ phận dùng làm thuốc của hoahiên là hoa, thu hái khi mới nở, dùng tươi hoặc phơi nắng nhẹ cho héo. Còn dùng rễ (thu hoạch vào mùa thu) và lá (thu hái quanh năm), dùng tươi hoặc phơi,sấy khô. Thành phần hóa học của hoahiên gồm protein, chất béo, đường khử, tinh bột, vitamin A và C, các chất adenin, cholin, arginin, antraquinon, asparagin, chrgeophanol, aloe emodin, hemerocallin. - Hoa: Từ lâu, hoahiên hầm với thịt gà là món ăn đặc biệt trong mâm cỗ ngày giỗ, ngày tết. Canh hoahiên có tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, cầm máu, mạch dạ dày, lợi tiểu. Theo Thập tam phương gia giảm của Tuệ Tĩnh, hằng ngày phụ nữ có thai ăn đều đặn canh hoahiên và uống nước sắc rễ cây gai 30g để chữa động thai. Để cầmmáu trong trường hợp chảy máu cam, đái ra máu, lấy hoahiên rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống, dùng bã nút vào lỗ mũi. - Rễ: Rễ hoahiên 15g để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, chắt lấy nước đặc (khoảng một bát) hòa ít mật ong uống để chữa chứng chảy máu do nhiệt và chứng vàng da do uống nhiều rượu. Rễ hoahiên phơi khô 6- 12g, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày chữa viêm đại tràng, viêm tuyến mang tai. Dùng ngoài, rễ hoahiên giã đắp chữa sưng vú, mụn nhọt. - Lá: Lá hoahiên dùng tươi cũng có tác dụng cầm máu. Cách chế biến và cách dùng như hoa. Theo tài liệu nước ngoài, rễ hoahiên tẩm nước gừng, sao vàng, tán rây bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6-8g với ít rượu chữa đại tiện ra máu. Rễ hoahiên 50g, thái nhỏ, nhồi vào thịt một con gà mái, hầm cho nhừ trong 3 giờ, ăn trong ngày, cách một ngày ăn một lần, chữa chứng vàng da. . Hoa hiên vị thuốc chống viêm, cầm máu Hoa hiên (Hemerocallis fulva L.) tên khác là huyên thảo, rau huyên, kim châm,. Dùng ngoài, rễ hoa hiên giã đắp chữa sưng vú, mụn nhọt. - Lá: Lá hoa hiên dùng tươi cũng có tác dụng cầm máu. Cách chế biến và cách dùng như hoa. Theo tài liệu nước ngoài, rễ hoa hiên tẩm nước. ngày phụ nữ có thai ăn đều đặn canh hoa hiên và uống nước sắc rễ cây gai 30g để chữa động thai. Để cầm máu trong trường hợp chảy máu cam, đái ra máu, lấy hoa hiên rửa sạch, giã nát, thêm nước,