Một nơi sạch sẽ và sáng sủa

6 3.5K 28
Một nơi sạch sẽ và sáng sủa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Vân Mã học viên: K18 0629 Chuyên ngành: Văn học nước ngoài BÀI KIỂM TRA MỘT NƠI SẠCH SẼ VÀ SÁNG SỦA (HEMINGWAY) VỚI NGUYÊN LÍ “TẢNG BĂNG TRÔI” Truyện ngắn Một nơi sạch sẽ và sáng sủa của Hemingway là một trong những sáng tác tiêu biểu cho cuộc đời nghệ thuật của nhà văn. Tác phẩm vừa thể hiện phong cách truyện ngắn của Hemingway vừa là thông điệp của tác giả hay của cả một thế hệ đã mất mát rất nhiều trong cuộc chiến. Lối viết ngắn gọn tạo mạch ngầm của Hemingway được thâu tóm trong một hình ảnh nổi tiếng đó là hình ảnh tảng băng trôi - vấn đề trung tâm trong phong cách nghệ thuật của Hemingway. Một nơi sạch sẽ và sáng sủa - một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất quan niệm nghệ thuật về con người và kỹ thuật viết theo nguyên lý tảng băng trôi của Hemingway – là một truyện ngắn triết lý mang tính nhân văn sâu sắc. Trong truyện ngắn Hemingway, người đọc hầu như luôn phải tiếp cận với một cái gì dường như chưa hoàn tất, chưa hoàn chỉnh. Thế giới ấy có rất nhiều khoảng trống, nhiều khoảng trắng buộc người đọc phải cuốn theo dòng suy tư để tìm đến đáp án của riêng mình. Một nơi sạch sẽ và sáng sủa hấp dẫn ngay từ nhan đề câu chuyện. Xét theo góc độ cú pháp, đây là nhan đề chỉ quan hệ. Với giới từ “và” tạo cho độc giả ấn tượng về những sự việc, hiện tượng, không gian, thời gian…tách biệt, độc lập với nhau, thậm chí có sự “hờ hững” với nhau. Song nó chỉ “hờ hững” trên bề mặt còn khi tiếp cận tác phẩm ở nhiều chiều chúng ta nhận ra thông qua nhan đề đó tác giả bằng những kết dính điêu luyện, đã gửi gắm vô số thông điệp. Và thông điệp cuối cùng là: con người không thể sống cô độc, con người không bao giờ bị khuất phục…Đây là lời nhắn gửi không chỉ cho chúng ta hôm nay mà mãi mãi cho cả nhân loại nói chung. Trong tác phẩm Một nơi sạch sẽ và sáng sủa chỉ có 3 nhân vật chính, họ không có tên. Cách định danh nhân vật trong tác phẩm này được phân biệt như sau: nhân vật ông già (người khách); hai anh bồi: một trung niên, một trẻ tuổi (chủ quán). 1 Ông già xuất hiện trong tác phẩm khi vào tiệm cà phê uống rượu, và tất cả những gì ta biết về ông dường như đều thông qua cuộc đối thoại của hai người bồi bàn và dưới góc nhìn của người kể chuyện ngôi thứ 3. Ông già sống cũng như bao người khác, có gia đình và họ hàng, ông ấy có một cô cháu gái – theo lời kể của anh bồi trẻ và “ông lão khoảng 80 tuổi”, ông là một người giàu “lão lắm tiền”, đó là một ông già cô đơn “Lão cô đơn. Dường như chính cái cô đơn bế tắc về tinh thần trong cuộc sống ấy đã đẩy ông vào hành động: “Tuần trước lão tự sát hụt”. [8,214] Ông già cô độc, mang bi kịch của con người mất mát nhưng ông vẫn ngời sáng lên giữa những trang viết vẻ đẹp tâm hồn mình. Ông thường đến quán cà phê, ông thích một nơi sáng sủa và sạch sẽ, và đó cũng có thể là nơi duy nhât để ông đến, và cao hơn nữa có thể đem lại cho ông sự an ủi trong tâm hồn, và trong tác phẩm đó là thế giới tâm hồn ông lão, ông yêu một chốn “sạch sẽ và sáng sủa” lại có bóng cây, không có tiếng nhạc. Ông thích tiệm cà phê chứ không phải là một tiệm rượu “Tất thảy đều hư vô, cả con người cũng hư vô nốt. Chỉ có nhận thức ấy cùng ánh sáng và sạch sẽ ngăn nắp nào đó là thực sự cần thiết”. [8,tr.217] Ông là một người sạch sẽ và đường hoàng. Có lẽ là cái nét “sạch sẽ” ấy được thấy ở cả hình thức bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong “Đâu phải thường xuyên thế. Ông lão này sạch sẽ. Lão uống không để rớt một giọt ra ngoài. Thậm chí ngay cả bây giờ, lúc đang say. Nhìn lão xem.”. Và “Lão đứng dậy, chậm rãi đếm chồng đĩa, lấy chiếc ví da trong túi ra trả tiền, không quên nửa peseta đền phục vụ”. [8,tr.214] Những khát khao đi tìm không gian sáng sủa và sạch sẽ ấy đã chứng tỏ rằng: cuộc sống đang là một thử thách lớn ông lão cũng như anh bồi lớn tuổi - với sự từng trải của mình chẳng thể nào không chiêm nghiệm sâu xa về cái hư vô muôn thưở của đời người, vẫn dũng cảm đương cự với tất cả để có thể trong một chừng mực nào đó vượt lên và tự khẳng định mình. Hình tượng nhân vật hai anh bồi được nhà văn tái hiện là sự đối nghịch hầu như ở tất cả các phương diện - sự đối nghịch ấy là một thủ pháp nghệ thuật thể hiện rất rõ qua cuộc đối thoại giữa họ - điều ấy nói lên quan điểm, lối sống, cách nhìn đời, nhìn người… của họ. Môi trường mà họ gặp nhau là quán cà phê, họ là đồng nghiệp của nhau - nghề bồi bàn. 2 Trong cuộc đối thoại của họ ta không chỉ thấy được hình tượng ông già mà còn hiểu được phần nào hoàn cảnh và lối sống của họ - tất cả đều khác nhau. Anh bồi trẻ là con người biểu tượng cho những cản trở trong xã hội mới sau chiến tranh – không thể đưa những con người cô độc mất mát sau cuộc chiến đi tìm được niềm vui trong cuộc sống mới này, bởi tất cả những gì trong quá khứ giờ đây đã thay đổi theo thời đại mới. Trái với anh bồi trẻ, anh bồi trung niên - thuộc thế hệ những người tham gia cuộc chiến bởi thế mà trước tâm trạng và hành động của của ông già, anh có thái độ thông cảm, muốn chia sẻ, muốn là chỗ dựa tinh thần cho những người như thế, vì thế khi về đêm “Mỗi tối tao lần lữa đóng cửa chỉ bởi luôn nghĩ có ai đó sẽ cần quán cà phê”. [8,tr.214]. Ông lão và anh bồi trung niên là những con người biểu tượng cho thế hệ tham gia cuộc chiến, họ mất mát và mang nỗi đau tinh thần nhưng họ luôn toả sáng vẻ đẹp tâm hồn. Họ là những con người đại diện cho thế hệ cũ, họ mang lý tưởng xả thân cho những cuộc chiến đó. Họ có thể là tướng, có thể là chiến thắng trong những cuộc chiến ấy nhưng khi trở về với cuộc sống thời bình họ lại thất bại, họ thất bại vì không có niềm tin trong cuộc sống mới đã đổi thay tất cả về giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, họ trở thành những con người thừa. Và anh bồi trẻ trong tác phẩm là biểu tượng cho sự đổi thay của cuộc sống mới, con người mới, xã hội mới…là những điều thay đổi mà làm cho những người thuộc thế hệ trước họ cảm thấy khó hoà nhập với cuộc sống ấy. Không gian trong tác phẩm là một bầu không khí sạch sẽ và sáng sủa (cả ngoại cảnh lẫn tâm hồn những con người ở đó). Đó chính là biểu tượng tượng trưng cho vẻ đẹp mà con người muốn khát khao tìm đến và vươn tới. Nếu tồn tại trong không gian như thế, con người mới cảm thấy nỗi đau của mình được xoa dịu, và sống một cuộc sồng mang đúng giá trị của con người theo đúng nghĩa. Ngay từ mở đầu tác phẩm, thì không gian ấy đã được tái hiện qua lời người kể chuyện: “…quán cà phê không còn ai trừ ông lão ngồi dưới bóng cây nơi ngọn đèn điện chiếu sáng…”,“không gian đêm yên tĩnh”… đó là một tiệm cà phê sáng sủa và sạch sẽ, điều ấy được gợi lên ngay từ nhan đề của chuyện Một nơi sạch sẽ và sáng sủa. Nếu như với anh bồi trẻ - tượng trưng cho thế hệ trẻ trưởng thành sau cuộc chiến nó đơn giản chỉ là không gian đời thường - một nơi để làm việc kiếm sống thì với anh bồi lớn 3 tuổi và ông già - tượng trưng cho thế hệ trung niên từng trải qua chiến tranh thì nó không chỉ là không gian sạch sẽ mà nó mang ý nghĩa quan trọng hơn – là nơi cứu vãn cho tâm hồn cô độc, mất mát quá nhiều, nơi gặp nhau của những người cùng cảnh ngộ để chia sẻ và cảm thông cho nhau. Và với ý nghĩa đó, không gian ấy trở thành biểu tượng cho cái đẹp trong sáng tinh khiết để những con người ấy dựa vào làm điểm tựa giữ lại những phần tốt đẹp trong linh hồn mình Và cũng chính điều đó mà không gian tiệm cà phê trở thành một không gian tâm linh (là không gian mang ý nghĩa tồn tại trong tâm hồn, tinh thần và có ý nghĩa rất thiêng liêng). Không gian tâm linh ấy được tác giả nhấn mạnh ngay từ nhan đề, dường như đã làm cho nó trở thành biểu tượng của một vẻ đẹp mà con người khát khao vươn tới. Ông già đến đó không phải chỉ để uống rượu – mà nó chỉ là cái cớ để ông nán lại, anh bồi già không thích các quán bar hay phòng trà bởi ở những nơi đó không gợi nỗi niềm trong tâm trạng cô độc. Thời gian được miêu tả trong tác phẩm là thời gian đêm – đó là khoảng thời gian thường trực trong nhiều sáng tác của Hemingway. Tác giả miêu tả thời gian “đêm” và chỉ là “một đêm”, nhưng dường như nó đã thể hiện được lát cắt của một mảnh đời của nhân vật: Thời gian “đêm” trong tác phẩm gợi cho ta nghĩ đến tâm trạng con người bởi dường như về đêm là lúc con người có thời gian nhìn lại những gì đã đi qua trong một ngày, trong quá khứ…Với nhân vật ông lão – là một người cô độc thì đêm khuya dường như càng thấm thía hơn cái nỗi đau của một con người mang bi kịch tinh thần, và với anh bồi việc ngồi lại trong đêm cũng đã thấu hiểu được những con người cô độc cần đến những nơi như tiệm cà phê sạch sẽ và sáng sủa. Đọc tác phẩm của Hemingway, độc giả dường như không nhận ra đầu cuối gì cả, không có chân dung, không có đoạn mô toàn cảnh, chỉ thấy những đoạn đối thoại, những chữ không có sắc thái biểu cảm: Mở đầu hoặc cuối dòng thường có: “Một anh bồi nói”, “Hắn nói”, “Lão nói”… “Tuần trước lão tự sát hụt”, một người bồi nói “Tại sao” “Lão tuyệt vọng” “Về cái gì?” 4 “Chẳng gì cả” “Sao anh biết chẳng vì cái gì cả?” “Lão có nhiều tiền” [8,tr.213] Những đoạn hội thoại hầu như xuyên suốt tác phẩm. Nó vang lên một cách trơ trọi và do đối thoại quá ngắn gọn, đôi khi nó bị cắt cụt chỉ còn từng mảng nên ý nghĩa lời thoại tiềm ẩn, vô số những khả năng diễn giải được đẩy về phía độc giả. Khi đọc người ta cảm thấy có bao nhiêu điều ý ở ngoài lời, bao nhiêu sự thật trong cuộc trò chuyện giữa hai anh bồi. Qua những đối thoại ta cũng thấy Hemingway bỏ lửng những khía cạnh tâm lý để người đọc ngầm hiểu. Chính những cái lấp lửng như vậy tạo nên chất riêng trong những trang văn của Hemingway. Truyện ngắn Một nơi sạch sẽ và sáng sủa với văn phong độc đáo, bút pháp đối thoại đỉnh cao với lối viết theo nguyên lý “tảng băng trôi” tác giả đã xây dựng được một thế giới nghệ thuật mang ý nghĩa triết lý sâu sắc đầy tính nhân văn. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bắc, Joyce, Faulker, Hemingway và ngôn từ dòng ý thức, Báo văn nghệ trẻ, số 11, 10/4/1996. 2. Lê Huy Bắc, Thế giới nhân vật của Hemingway, Tạp chí văn học số 8, 1995. 3. Lê Huy Bắc, Đồng hiện trong văn xuôi, Tạp chí văn học số 6, 1996 4. Lê Huy Bắc, Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí văn học số 9, năm 1998 5. Lê Huy Bắc, Ernest Hemingway núi băng và hiệp sĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1999. 6. Lê Huy Bắc, Hemingway và những phương trời nghệ thuật, NXB giáo dục, 2001. 7. Lê Huy Bắc và các tác giả khác, Giảng bình Ông già và biển cả, NXB Văn học, Hà Nội 1999. 8. Lê Huy Bắc và các tác giả khác dịch, Truyện ngắn Hemingway, NXB Văn học, Hà Nội 1998. 6 . bóng cây nơi ngọn đèn điện chiếu sáng ”,“không gian đêm yên tĩnh”… đó là một tiệm cà phê sáng sủa và sạch sẽ, điều ấy được gợi lên ngay từ nhan đề của chuyện Một nơi sạch sẽ và sáng sủa. Nếu. đến quán cà phê, ông thích một nơi sáng sủa và sạch sẽ, và đó cũng có thể là nơi duy nhât để ông đến, và cao hơn nữa có thể đem lại cho ông sự an ủi trong tâm hồn, và trong tác phẩm đó là thế. Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Vân Mã học viên: K18 0629 Chuyên ngành: Văn học nước ngoài BÀI KIỂM TRA MỘT NƠI SẠCH SẼ VÀ SÁNG SỦA (HEMINGWAY) VỚI NGUYÊN LÍ “TẢNG BĂNG TRÔI” Truyện ngắn Một nơi sạch

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan