Danh Nhân Thanh Hoá Đào Duy Từ (1572- 1634) là nhà quân sự, nhà yêu nước lớn, một danh nhân thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông là người có công lớn giúp chúa Nguyễn giữ vững cơ nghiệp ở Đằng Trong. Theo sách Đại nam Nhất Thống chí và Đồng khánh dư địa chí thì ông quê gốc ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn , phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia), nhưng nơi Đào Duy Từ bắt đầu sự nghiệp của mình để rồi trở thành một nhân vật nổi tiếng lại là đất Tùng Châu (nay thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Năm 1627 Đào Duy Từ được tiến cử lên chúa Nguyễn Phúc Nguyên và được trọng dụng phong làm Nha Nội tán, Tước Khê Lộc hầu, trong coi việc quân cơ trong ngoài và cho được tham bàn quốc sự. Ông là người đề xuất với chúa Nguyễn cho đắp lũy Trường Dục (Quảng Bình) và một lũy khác chạy dài từ cửa biển Nhật Lệ đến núi Đào Mậu thuộc Đồng Hới, tục gọi là lũy Thầy dài hơn 3000 trượng, cao 1 trượng 5 thước. Đây là 2 công trình phòng thủ lợi hại giúp chúa Nguyễn ngăn chặn hiệu quả các cuộc xâm lấn của quân Trịnh. Đào Duy Từ mất năm 1634 (hưởng thọ 63 tuổi). Chúa Nguyễn thương tiếc, đã truy tặng ông Hiệp mưu đồng đức công thần, đặc tiến trụ quốc kim tử Vinh lộc đại phu Thái thượng tự khanh lộc khê hầu. Năm Gia Long thứ tư (1804), xét công trạng các khai quốc công thần, Đào Duy Từ được xếp vào hạng Thượng đẳng, cho thờ phụng ở Thái miếu, năm Gia long thứ 9 (1810) được liệt thờ ở miếu khai quốc công thần, năm Minh mệnh thứ 12 (1831) truy phong đông cát đại học sĩ, Thái sư hoàn quốc công. Với tư cách một nhà chính trị, Đào Duy Từ đã giúp chúa Nguyễn đưa xã hội Đàng Trong từng bước đi vào thể chế ổn định. Ông cũng đề nghị chúa Nguyễn cho tổ chức các kỳ thi để chọn người tài và thực thi nhiều chính sách có lợi cho quốc kế dân sinh. Là một nhà thơ, Đào Duy Từ còn để lại cho đời một số tác phẩm có giá trị. Bài Ngọa Long cương vãn gồm 136 câu lục bát từ lâu được phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, tương truyền rằng vở tuồng Sơn Hậu cũng như các điệu múa Hoa Đăng, Nữ tướng xuất quân cũng điều do Đào Duy Từ sáng tác. Sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa nhưng làng Tùng Châu thuộc xã Hoài thanh (Hoài Nhơn) là nơi đã hun đúc thêm tài năng và ý chí của ông, giúp ông bắt đầu một sự nghiệp lớn. Sau khi ông qua đời chúa Nguyễn cho đưa thi hài về mai táng và lập đền thờ tại đây. Hiện nay trên vùng đất thuộc Tùng Châu xưa vẫn còn một số di tích liên quan đến Đào Duy Từ . Di tích lăng mộ Đào Duy Từ nay thuộc địa phận thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn. Năm Gia Long thứ 4 (1805) nhà Nguyễn xét công trạng khai quốc công thần, Đào Duy Từ được xếp hàng đầu, được cấp 15 mẫu tự điền và 6 người trông coi phần mộ. Đến năm Minh mệnh thứ 17 (1836), triều đình lại sai dân sở tại sửa chữa lăng mộ cho ông. Trải qua thời gian và chiến tranh, lăng mộ ông bị hư hại nhiều. Lần sửa sang gần đây nhất được tiến hành năm 1999. Từ thị trấn Bồng Sơn ruổi theo Quốc lộ 1A khoảng 7 km tới cột cây số 1138 rồi rẽ hướng tây là sẽ đến các địa chỉ cần tìm. Cỏ trên mộ ông luôn ấm hơi người, của con cháu, của bà con nơi đây, của khách thập phương. Bởi cuộc đời đầy những tình tiết ly kỳ của ông, bởi tấm lòng của ông với vùng đất quê hương thứ hai này, bởi sự nghiệp lẫy lừng của ông với chúa Nguyễn, với nhân dân Đàng Trong vẫn sẽ còn sống mãi với thời gian. . đến Đào Duy Từ . Di tích lăng mộ Đào Duy Từ nay thuộc địa phận thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn. Năm Gia Long thứ 4 (1805) nhà Nguyễn xét công trạng khai quốc công thần, Đào Duy Từ. Gia), nhưng nơi Đào Duy Từ bắt đầu sự nghiệp của mình để rồi trở thành một nhân vật nổi tiếng lại là đất Tùng Châu (nay thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Năm 1627 Đào Duy Từ được tiến. Danh Nhân Thanh Hoá Đào Duy Từ (1572- 1634) là nhà quân sự, nhà yêu nước lớn, một danh nhân thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ông là người có