Đề tài " TỔ CHỨC VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TUYẾN XE BUÝT SỐ 12 KLD THÁC GIANG ĐIỀN - BẾN THÀNH " pptx

28 692 1
Đề tài " TỔ CHỨC VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TUYẾN XE BUÝT SỐ 12 KLD THÁC GIANG ĐIỀN - BẾN THÀNH " pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt  ĐỀ TÀI TỔ CHỨC VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TUYẾN XE BUÝT SỐ 12 KLD THÁC GIANG ĐIỀN- BẾN THÀNH Giáo viên hướng dẫn :Từ Sỹ Sùa Họ tên sinh viên : Nguyễn Khắc Cường  SVTH:Nguyễn Khắc Cường 1 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt LỜI MỞ ĐẦU 3 1/ Tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế quốc dân: 3 2/ Tầm quan trọng của ngành vận tải ôtô trong hệ thống vận tải thống nhất: 3 3/ Tầm quan trọng trong công tác tổ chức vận tải khách: 4 2. Giao thông vận tải trong đô thị 5 Chương II 8 1/ Hiện trạng vận tải hành khách công cộng tại thành phố Biên Hòa-Đồng Nai 8 2.Hiện trạng tuyến xe buýt 12(KDL THÁC GIANG ĐIỀN-BẾN THÀNH) 9 CHƯƠNG III 18 Kết luận 28 SVTH:Nguyễn Khắc Cường 2 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt LỜI MỞ ĐẦU 1/ Tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế quốc dân: - Trong ngành kinh tế quốc dân, ứng với mỗi ngành sản xuất vật chất khác nhau thì nó có một vị trí quan trọng khác nhau. Nhưng đối với ngành vận tải thì nó có một vị trí quan trọng đặc biệt so với các ngành sản xuất khác. - Như Mác đã nói “ngoài ngành khai khoáng, nông nghiệp và công nghiệp chế biến còn có các ngành sản xuất vật chất thứ tư nữa, ngành đó cũng như các ngành sản xuất khác, cũng trãi qua 3 giai đoạn nhiệm vụ sản xuất khác nhau: Thủ công nghiệp; Công trường thủ công và cơ khí, đó chính là ngành vận tải” sản phẩm của ngành vận tải không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân, không có ngành vận tải thì không có sản xuất và nếu có sản xuất thì cũng vô nghĩa. Sản phẩm vận tải không có dự trữ mà chỉ có dự trữ phương tiện vận tải mà thôi. 2/ Tầm quan trọng của ngành vận tải ôtô trong hệ thống vận tải thống nhất: Trong hệ thống vận tải thống nhất bao gồm các ngành vận tải sau: - Vận tải đường sắt: có một vị trí quan trọng trong việc vận chuyển hành khách nội địa và nước ngoài đặc biệt vận chuyển được với khối lượng lớn, giá thành rẻ, dễ dàng thực hiện trong quá trình tự động hóa trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, bên cạnh đó vận tải đường sắt còn có một số hạn chế là vốn đầu tư lớn, không cơ động, chỉ vận chuyển trên đường sắt và vận chuyển không triệt để. - Vận tải đường thủy: vận tải đường sông và đường biển đứng một vị trí quan trọng trong một hệ thống vận tải thống nhất và trong việc giao lưu kinh tế, nó là loại hình vận tải ra đời sớm nhất, đồng thời là ngành vận chuyển với khối lượng hàng hóa và hành khách lớn, giá cước rẻ. Ngoài ra vận tải đường thủy còn tồn tại một số mặt hạn chế là vốn đầu tư ban đầu quá lớn, không cơ động quá trình vận tải còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu. - Vận tải ôtô: là loại hình vận tải nội địa không thể thiếu trong hệ thống vận tải thống nhất, đảm bảo mọi nhu cầu đa dạng trong quần chúng nhân dân. + Vận tải ôtô có tính cơ động cao: có thể vạn chuyển trong mọi điều kiện đường xá, địa hình, thời tiết khí hậu. + Vận tải ôtô là loại hình vận tải triệt để nhất: vận chuyển từ kho đến kho, từ cửa đén cửa Nó là loại hình vận tải chuyển tiếp cho các loại hình vận tải khác. SVTH:Nguyễn Khắc Cường 3 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt + Giá cước vận tải cao hơn so với các loại hình vận tải sắt, thủy. Nhưng rẻ hơn rất nhiều so với vận tải hàng không. + Vốn đầu tư ban đầu không lớn lắm, vận tải ôtô có tính cơ động cao, vận chuyển nhanh chóng đáp ứng và phục vụ yêu cầu đột xuất như thiên tai, chiến tranh + Vận tải ôtô còn tồn tại một số nhược điểm như: gây ô nhiễm môi trường, gây tiếng ồn lớn Một số loại hình vận tải khác: - Vận tải đường ống: được sử dụng để vận chuyển chất lỏng, khí, hàng rời nhất định Vận tải loại hình này không tốn công trong việc xếp dỡ hàng hóa, ít tiêu hao năng lượng trong quá trình vận chuyển. Nhưng cần phải lắp đặt thêm các hệ thống phụ như: hệ thống bơm, đẩy, thiết bị máy nén, thiết bị thông tin liên lạc, kho chứa - Vận tải thành phố: là bộ phận của ngành vận tải nói chung, nó bao gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau từ vận tải trên không đến vận tải mặt đất và dưới mặt đất. - Vận tải công nghiệp: là loại hình vận tải được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, xí nghiệp, giữa các doanh nghiệp, liên hiệp các xí nghiệp. - Vận tải đặc biệt: hệ thống vận chuyển một đường ray, hệ thống vận tải bằng áp lực, hệ thống vận tải bằng cáp treo, thảm di đông Vì vậy vận tải ôtô có một tầm quan trọng trong hệ thống vận tải thống nhất, là cầu nối giữa các ngành vận tải khác và nhất là nó phù hợp với điều kiện địa hình của từng quốc gia. Mặc khác ngành vận tải ôtô có một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hay nói cách khác thì ngành vận tải ôtô được xem là xương sống trong hệ thống vận tải thống nhất và trong nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện thời tiết khí hậu, địa hình, nhu cầu ở Việt Nam hiện nay thì ngành vận tải đang được đầu tư và phát triển một cách mạnh mẽ, nhằm giải quyết được công tác vận chuyển hàng hóa và hành khách nội địa, ngành vận tải ôtô đời còn giúp cho con người thoát khỏi một số công việc năng nhọc đặc biệt là gánh vác vận chuyển hàng hóa. 3/ Tầm quan trọng trong công tác tổ chức vận tải khách: - Trong ngành vận tải ôtô thì công tác tổ chức vận tải hành khách là công việc không thể thiếu, đồng thời nó có tầm quan trọng trong ngành vận tải ôtô. Vì hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc tổ chức vận tải khách là rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại của nhân dân SVTH:Nguyễn Khắc Cường 4 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM 1/ Tình tình Chung: Trong quá trình phát triển của đất nước cùng với sự phá triển về kinh tế, văn hóa chính trị và cùng sự gia tăng dân số hình thành lên các đô thijvoiws lượng dân cư tập trung đông đúc . Cùng với sự hình thành và phát triển thì giao thong đô thị ngày càng được phát triển sao cho phù hợp với sự phát triển của đô thị. Đối với việt nam hiện nay thì quy luật đó ngày càng thể hiện rõ hơn là khi ngày càng hình thành nhiều trung tâm đô thị mới ngoài những đô thị lớn như: tuyến vận tải khách cố định bằng ô tô, có điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…. sự gia tăng đó về mặt dân số đã làm tăng nhu cầu đi lại của người dân . Các thành phố lớn của ta hiện nay cơ sở hạ tầng giao thông mới bắt đầu được xây dựng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân , vẫn thường xuyên xảy ra ùn tắc kéo dài hàng giờ làm tiêu tốn hàng chục tỷ động của nhà nước. Việc phát triển và xây dựng mạng lưới giao thông mà không có giải pháp hợp lý thì dẫn đến những nguy cơ sau: - Nạn ùn tắc giao thông - Tai nạn giao thông gay thiệt hại về người và phương tiện - Ô nhiễm về môi trường Trong những năm gần chúng ta có rất nhiều cố gắng cải thiện mạng lưới giao thông hay nâng cấp mạng lưới giao thông đô thị … tuy nhiên những thành tưu đó cũng còn một số trở ngại sau: - Diện tích giành cho giao thông còn thấp. - Đô thị không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự gia tăng dân số. - Hệ thống giao thông tĩnh gây cản trở và rối loạn giao thông. - Hệ thống thoát nước đang trong tình trạng hư hỏng nặng. - Phương tiên cá nhân phát triển một cách nhanh chóng. - Tổ chức giao thông còn thấp kém. 2. Giao thông vận tải trong đô thị. a) Vai trò của giao thông vận tải trong đô thị Sau hơn 10 năm đổi mới tốc độ đô thị hóa ở nước ta đã gia tăng mạnh mẽ, mạng lưới giao thông đô thị có nhiều thay đổi góp phần to lớn vào quá trình SVTH:Nguyễn Khắc Cường 5 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt phát triển các đô thị. Tuy nhiên còn gặp rất nhiều kho khăn như là nạn ách tắc giao thông vẫn thường xảy ra ở các thành phố lớn như :Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Và Đồng Nai. Giao thông đô thị đảm bào những điều kiện cần thiết cho sinh hoạt và nghỉ ngơi của người dân. Giao thông đô thị có một vai trò hết sức quan trọng: - Vận tải tạo nên những điều kiện cho các xí nghiệp sản xuất thông qua việc vận chuyển nguyên vật liệu cho nhà máy xí nghiệp và vận chuyển thành phẩm đến nơi tiêu thụ. - Vận tải tạo nên quy mô và chủng loại sản phẩm sản xuấn của khu vực. khi vận tải co chi phí rẻ thì người sản xuất rất thuận lợi trong việc vận chuyển sản phẩm để tiêu thụ và vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất. Ngược lại nếu vận tải khó khăn thì dẫn đến sản xuất cũng gặp khó khăn. - Vận tải tạo nên chất lượng và giá trị hàng hóa. Vận tải lien quan phần nào đến lượng của sản phẩm khi đưa ra thị trường để tiêu thụ, những loại sản phẩm như thủy tinh, gốm sứ , hoa quả thực phẩm tươi sống…. Bên cạnh đó còn có các loại sản phẩm như hàng phụ tùng thay thế và hàng cấp cứu thì giá trị của nó phụ thuộc vào vận chuyển. - Đặc biệt trong một tỉnh như Đồng Nai thì vận tải càng có vai trò quan trọng như vận tải hàng hóa .Vì Đồng Nai là khu trọng điểm kinh tế của phía nam tập trung nhiều khu công nghiệp , hệ thống giao thông con gặp nhiều khó khăn và việc tổ chức vận tải cũng gặp rất nhiều khó khăn cả về vận tải hàng hóa cũng như vận tải hành khách. b) Chức năng vận tải trong đô thị Chức năng của vận tải được thể hiên ở 3 chức năng sau: chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng quốc tế. -Chức năng kinh tế: Vận tải thảo mãn nhu cầu vận chuyển của xã hội, những nhu cầu này được thực hiện nhăm thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. -Chức năng xã hội: Vận tải thỏa mãn nhu cầu đi lại của người dân. -Chức năng quốc tế: Vận tải là bộ phận trung gian không thể thiếu được vì nó là cầu nối giữa khu vực này với khu vực khác, giữa nơi sản xuất với nơi tiêu thụ do đó đóng vai trò to lớn trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, và hợp tác kinh tế chính trị xã hội với các nước trong khu vực và quốc tế. c) Các chỉ tiêu đánh giá mạng lưới đường phố: - độ đường phố: Mật độ đường phố là số km đường trên 1km 2 diện tích của thành phố(km/km 2 ) SVTH:Nguyễn Khắc Cường 6 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định chất lượng giao thông quan trọng của thành phố. Nó phù hợp với mật độ phương tiên giao thông. Cấp thành phố Số dân(1000 người) Mật độ tối ưu(km/km 2 ) I 500-1000 2,3-2,6 II 250-500 2,0-2,3 III 100-125 1,7-2,0 IV 50-100 1,4-1,7 -Khoảng cách giữa các đường phố chính: đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mạng lưới đường phố vì các phương tiện giao thông công cộng thường chạy trên các đường phố chính. Khoảng cách các đường phố khoảng 4000-500m, ở khu trung tâm thì khoảng cách này ngắn hơn. SVTH:Nguyễn Khắc Cường 7 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt Chương II KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TUYẾN XE BUÝT SỐ 12 KLD THÁC GIANG ĐIỀN- BẾN THÀNH 1/ Hiện trạng vận tải hành khách công cộng tại thành phố Biên Hòa-Đồng Nai. a. Mạng lưới giao thông ở Đồng Nai. Đồng Nai có một hệ thống giao thông phát triển khá đồng bộ, theo thống kê nếu tính cả giao thông nông thôn và giao thông khu phố thì Đồng Nai có 3.058 tuyến đường với tổng chiều dài 6.266,763Km. Đồng Nai có 11 huyện thị và thành phố với tổng số dân hơn 2 triệu người. Trong đó: Đường Quốc lộ gồm 05 tuyến (QL1A, QL1K, QL20, QL51, QL56) với tổng chiều dài 244,23Km được nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp II,III đồng bằng. Đường tỉnh gồm 20 tuyến với tổng chiều dài 370Km, đường nhựa đạt tỷ lệ 76% còn lại chủ yếu là đường cấp phối sỏi đỏ. Chất lượng đường được nâng lên rõ rệt dần dần đáp ứng được nhu cầu vận tải và lưu thông hàng hoá ngày càng tăng của vùng kinh tế trong điểm phía Nam. Đường huyện, thị xã, thành phố gồm 249 tuyến với tổng chiều dài 1317Km, đường nhựa đạt trên 65% Đường xã phường gồm 2.629 tuyến với tổng chiều dài 3.835Km. 100% xã phường có đường ô-tô đến trung tâm, một số xã vùng sâu vùng xa, xã đặc biệt khó khăn nhờ vào chương trình xã hội hoá giao thông nông thôn và giao thông khu phố nên tỷ lệ nhựa hoá đạt 60-70%. Đường chuyên dùng gồm 155 tuyến với tổng chiều dài 390Km, tỷ lệ nhựa hoá đạt 100%. Được sự quan tâm và đầu tư đúng mức hệ thống giao thông đường khu công nghiệp phát triển khá nhanh, tạo nên một mạng lưới giao thông liên hoàn đến tận cơ sở. b. Mạng lưới giao thông thành phố Biên Hòa. Hiện tại, mạng lưới giao thông (GT) ở TP. Biên Hòa chỉ gồm: 2 quốc lộ đi ngang, 80 tuyến đường do thành phố quản lý và 1.740 tuyến khác do xã, phường quản lý. Tỷ lệ bình quân nhựa hóa đường GT thuộc TP. Biên Hòa chỉ đạt 50,8%, thấp hơn rất nhiều so với quy định của một đô thị loại 2 SVTH:Nguyễn Khắc Cường 8 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt TP. Biên Hòa là một trung tâm đô thị lớn của tỉnh, nhưng hệ thống GT ở Biên Hòa được đánh giá là phát triển chậm, không đáp ứng được lưu lượng người và xe gia tăng hàng ngày. Chính vì vậy, trong những giờ cao điểm, nhiều khu vực, điểm giao cắt ở Biên Hòa thường xuyên bị ùn tắc. Một trong những điểm khá phức tạp về lưu thông ở Biên Hòa, đó là "nút thắt cổ chai" tại ngã ba Tam Hòa, trên đường Phạm Văn Thuận. Đây là khu vực dân cư được hình thành trước ngày miền Nam được giải phóng. Nhưng hơn 35 năm qua nó vẫn không có gì thay đổi. Nhiều năm trở lại đây, vào những giờ cao điểm, "nút thắt cổ chai" Tam Hòa được xem là quá tải. Để hạn chế ùn tắc, ngành chức năng đã phải cấm xe ô tô sáng từ 6 đến 8 giờ, chiều từ 16-18 giờ theo chiều từ Biên Hòa ra. Điều này cho thấy, lưu lượng xe tại đây đã vượt ngoài tầm kiểm soát, cho nên phải áp dụng "lệnh" thì mới có thể lập lại trật tự. Ngoài khu vực này, vào những buổi sáng sớm và chiều tối, tại ngã tư Amata, các vòng xoay: ngã tư Vũng Tàu, Tân Hiệp, Tam Hiệp, Hóa An đều chật cứng các loại xe. Đáng kể là mỗi khi hệ thống đèn GT bị trục trặc hoặc mất điện, thì tình trạng hỗn loạn, mạnh ai nấy luồn lách khiến cả khu vực trở nên nhốn nháo, mất trật tự. Để đảm bảo an toàn GT, ngành chức năng đã phân luồng một số tuyến đường dẫn vào nội ô Biên Hòa. Sự đổi thay này phần nào đã giảm bớt tai nạn giao thông. Tuy nhiên, vì bản thân những con đường này vốn đã quá chật, nay phải "chia đôi" khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn. Đánh giá của giới chuyên môn cho thấy, phần lớn các tuyến đường ở Biên Hòa đều hẹp; một số tuyến còn quanh co làm chậm tiến độ đi lại của các phương tiện tham gia GT. Nói cách khác, hạ tầng GT ở Biên Hòa còn quá khiêm tốn so với chỉ tiêu của một đô thị loại 2. c. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Biên Hòa –Đồng Nai. *Mạng lưới tuyến: Hiện tại trung tâm quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng đang quản lý 04 tuyến nội đô, 20 tuyến ngoại thành và khu vực kế cận. *Các chỉ tiêu vận hành của từng tuyến và toàn mạng - Thời gian mở tuyến và đóng tuyến, thời gian hoạt động của tuyến: Các tuyến đều mở cửa từ 5h30 và đóng cửa từ 18h30. Tần suất của tuyến vào giờ cao điểm hiện nay là:15 phút/lượt xe 2.Hiện trạng tuyến xe buýt 12(KDL THÁC GIANG ĐIỀN-BẾN THÀNH) * Công tác tổ chức vận tải trên tuyến Bến Thành – KDL Thác Giang Điền: Tổ chức chạy xe: Để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của tuyến có hợp lý hay không hơp lý thì ta cần nghiên cứu đến các vấn đề sau: SVTH:Nguyễn Khắc Cường 9 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt + Nghiên cứu mạng lưới vận tải trên hành trình. + Lập hồ sơ hành hành + Nghiên cứu phân bố luồng hành khách. + Lựa chọn xe. + Phân bổ xe cho hành trình + Định mức thời gian của một chuyến + Bố trí thời gian làm việc của lái xe + Tính toán số xe cần thiết và giãn cách của xe + Xây dựng thời gian biểu chạy xe Kết hợp với việc căn cứ vào luồng hành khách trên tuyến (∑Q, ∑P), biến động hành khách theo chiều dài của hành trình, theo giờ trong ngày, theo ngày trong tuần, Cưn cứ theo các tiêu trí khai thác kỹ thuật của phương tiện, thời gian biểu của Cty xây dựng ta có thể đánh giá tình hình tổ chạy xe của tuyến Bến Thành – KDL Thác Giang Điền như sau: Việc lựa chọn có trọng tải lớn như hiện nay B60 (35 chỗ ngồi + 25 chỗ đứng) là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của luồng hành khách trên tuyến, do đây là tuyến đi qua nhiều khu vực dân cư đông, siêu thị, khu du lịch và đây là tuyến đi trên trục lộ chính (QL1A, xa lộ Hà Nội) với lượng khách bình quân 47 khách/chuyến. Việc lựa chọn chế độ làm việc cho lái xe trên tuyến là phù hợp vì hoạt động trên tuyến có thời gian bắt đầu từ lúc 5h30 và kết thúc chuyến cuối cùng là 17h30, lái xe làm việc đúng chế độ quy định, không quá 10 gờ trong ngày và 4 giờ làm việc liên tục, lái xe được bố trí làm việc 26/tháng, bố trí 4 ngày nghỉ xuống ca đồng thời để bảo dưỡng sữa chữa phương tiện đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt khi đem ra vận hành trên tuyến. Giãn cách chạy xe trên tuyến là hợp lý, với lượng khách đi lại vào các giờ cao điểm đạt khoảng 65 khách/chuyến và khoảng 25 khách chuyến Cty bố thời gian giãn cách giờ cao điểm là 15 phút/chuyến và thấp điểm là 20 phút/chuyến. Điều này giúp cho việc khai thác phương tiện đạt hiệu quả cao tránh lãng phí, cũng như việc quá tải đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến. Nhìn chung việc xây dựng các tiêu trí thác thác kỹ thuật trên tuyến điều hợp lý, do Cty vận tải Thuỷ Bộ Đồng Nai là một đơn vị đứng đầu của tỉnh Đồng Nai về lĩnh vực kinh doanh vận tải, nhờ vào kinh nghiệm đó cùng với điều kiện thực tế trên tuyến. Một số thông số kỹ thuật khai thác trên tuyến: - Chiều dài hành trình: 52 km - Thời gian hoạt động trên tuyến: 120 phút - Số chuyến trong ngày: 88 chuyến - Vận tốc kỹ thuật: 25 km/giờ - Hệ số sử dụng trọng tải: γ = 0,78 - Số xe hoạt động trên hành trình: 08 xe mỗi đầu bến - Trọng tải: B60 (35 chỗ ngồi + 25 chỗ đứng) - Thời gian giãn cách: + Cao điểm: 15 phút/chuyến SVTH:Nguyễn Khắc Cường 10 GVHD: TỪ SỸ SÙA [...]... 19h30 Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt 38 6 16h00 18h00 39 7 16h15 18h15 40 8 16h30 18h30 41 1 16h45 18h45 42 2 17h00 19h00 43 3 17h15 19h15 44 4 17h30 19h30 3/ Công tác tổ chức vận tải trên tuyến Bến Thành – Thác Giang Điền trong năm 2007: a/ Nhiệm vụ: - Tuyến đi từ Bến Thành – Thác Giang Điền là tuyến xe buýt liền kề có nhiệm vụ vận chuyển khách đi từ Bến Thành (TP.HCM) đến Thác Giang Điền. .. SVTH:Nguyễn Khắc Cường 11 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt BIỂU ĐỒ CHẠY XE CỦA TUYẾN 12: KDL THÁC GIANG ĐIỀN-BẾN THÀNH BIỂU ĐỒ CHẠY XE CỦA TUYẾN XE BUÝT BẾN THÀNH – KDL THÁC GIANG ĐIỀN Số chuyến 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 Đầu Bến Thành Tài Giờ đi 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5... (m) 8 – 10 8 - 10 8 - 10 8 - 10 8 - 10 40 - 50 20 – 24 10 - 12 8 - 10 Số làn xe 4 4 4 4 4 14 8 4 4 Nhìn vào bảng thống kê về điều kiện đường xá, ta thấy tuyến Bến Thành – Thác Giang Điền có tỉ lệ đường loại tốt chiếm một tỷ lệ cao, điều này rất thuận tiện trong việc vận hành xe buýt SVTH:Nguyễn Khắc Cường 15 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt - Điều kiện khí... hành ở phía hai đầu bến; + Trạm điều hành phía đầu KDL Thác Giang Điền được Sở Giao Thông Vận Tải Đồng Nai giao nhiệm vụ cho Cty cổ phần bến xe & dịch vụ vận tải Đồng Nai đảm nhận đều hành SVTH:Nguyễn Khắc Cường 13 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt + Trạm điều hành phía đầu Bến Thành do Trung tâm Quản Lý Điều Hành Vận tải Hành Khách công cộng TP.Hồ Chí Minh... độ đưa khách đến nơi rất cao, giảm thời gian xe chạy 1 chuyến, thông thường sử dụng xe buýt có trọng tải nhỏ và SVTH:Nguyễn Khắc Cường 26 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt chỉ phù hợp với khách có nhu cầu đi suốt tuyến như: tổ chức tuyến buýt đưa rước học sinh, công nhân… + Hình thức chạy xe buýt nhanh: là hình thức xe buýt chạy chỉ dừng lại ở một số điểm... biểu và biểu đồ chạy xe có tác dụng cho việc tổ chức quản lý phương tiện, lái xe nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác họat động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo đúng hành trình, thông tin đã cho hành khách biết; - Thời gian biểu chạy xe là tài liệu định mức cơ bản về tổ chức công tác vận tải xe buýt theo hành trình trên tuyến, trong đó quy định rõ chế độ chạy xe (thời gian lăn bánh),... tiện trên tuyến Bến Thành – Thác Giang Điền SVTH:Nguyễn Khắc Cường 22 GVHD: TỪ SỸ SÙA Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt a/ Lựa chọn sơ bộ: Tuyến Bến Thành – KDLThác Giang Điền là tuyến xe buýt liền kề TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, có cự ly tuyến là 52 km, lượng khách đi lại trên tuyến tương đối cao, do lộ trình đi qua các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch... thiết kế Hệ số thay đổi HK Hệ số lợi dụng trọng tải ký hiệu LM lhk qtk Hhk Đơn vị Km Km 0.78 Hệ số lợi dụng trọng tải tĩnh 6 Hệ số lợi dụng trọng tải động Hệ số lợi dụng quãng đường Thời gian hoạt động của xe trong ngày Thời gian một chuyến Thời gian một vòng Số xe chạy trong ngày số xe chạy trong năm số xe có số xe vận doanh số ngày xe có số ngày xe vận doanh Quãng đường xe chạy ngày đêm Tốc độ Vận tốc... trình khai thác tuyến: Tuyến xe buýt Bến Thành – khu du lịch Thác Giang Điền được đưa vào họat động từ đầu năm 2008 theo Quyết định số 205/QĐ-SGTVT ngày 18 /12/ 2007 của Sở Giao thông Vận Tải Đồng Nai và là tiền thân của tuyến Bến Thành – Ngã 3 Trị An được đưa vào khai thác từ năm 1993 Với lộ trình họat động như sau: Bến Thành - đường Hàm Nghi - đường Tôn Đức Thắng - đường Đinh Tiên Hoàng - đường Nguyễn... học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt + Thấp điểm: 20 phút/chuyến - Thời gian hoạt động của tuyến: +Từ 5.00h đến 17.30 phút - Giá vé: + Hành khách đi dưới 1/3 tuyến: 5.000 đồng/lượt + Hành khách đi từ 1/3 đến dưới ½ tuyến: 8.000 đồng/lượt + Hành khách đi từ ½ đến dưới 2/3 tuyến: 10.000 đồng/lượt + Hành khách đi từ 2/3 đến suốt tuyến: 12. 000 đồng/lượt - Điểm xác định giá cước: + Điểm 1/3 tuyến: . Thiết kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt  ĐỀ TÀI TỔ CHỨC VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TUYẾN XE BUÝT SỐ 12 KLD THÁC GIANG ĐIỀN- BẾN THÀNH Giáo viên hướng. môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt BIỂU ĐỒ CHẠY XE CỦA TUYẾN 12: KDL THÁC GIANG ĐIỀN-BẾN THÀNH. BIỂU ĐỒ CHẠY XE CỦA TUYẾN XE BUÝT BẾN THÀNH – KDL THÁC GIANG ĐIỀN Đầu Bến Thành. kế môn học Tổ chức vận tải khách công cộng bằng xe buýt Chương II KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TUYẾN XE BUÝT SỐ 12 KLD THÁC GIANG ĐIỀN- BẾN THÀNH 1/ Hiện trạng vận tải hành khách công cộng tại thành phố

Ngày đăng: 02/07/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1/ Tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế quốc dân:

  • 2/ Tầm quan trọng của ngành vận tải ôtô trong hệ thống vận tải thống nhất:

  • 3/ Tầm quan trọng trong công tác tổ chức vận tải khách:

  • 2. Giao thông vận tải trong đô thị.

  • Chương II

  • 1/ Hiện trạng vận tải hành khách công cộng tại thành phố Biên Hòa-Đồng Nai.

  • 2.Hiện trạng tuyến xe buýt 12(KDL THÁC GIANG ĐIỀN-BẾN THÀNH)

  • CHƯƠNG III

  • Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan