Tác động của khủng hoảng tài chính tới thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản việt nam , báo cáo hay, về luận văn Tác động của khủng hoảng tài chính tới thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản việt nam
Trang 1Tác động của Khủng hoảng tài chính tới Thị trường chứng
khoán và Thị trường bất động sản Việt Nam
Mục lục
I Những yếu tố tác động tới thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản……….3
1 Những yếu tố tác động tới thị trường chứng khoán………….3
2 Những nhân tố tác động tới thị trường bất động sản…… 4
II Tác động của khủng hoảng tài chính tới thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản………5
1 Khủng hoảng tài chính…5
2 Tác động của khủng hoảng tài chính tới thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản Việt Nam……… 6
2.1 Tác động tới thị trường chứng khoán……….8
2.2.Tác động tới tài chính Mỹ………10
3.Giải pháp cho TTCK và TTBĐS Việt Nam trước tác động của khủng hoảng ………11
3.1.Giải pháp cho TTCK……….11
3.2.Giải pháp cho TTBĐS thị trường bất động sản……… 12
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ngày càng đóng vai trò quan trọng
Với tư cách là phương thức khơi thông dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thị trường chứng khoán (TTCK) thúc đẩy việc tích lũy và tập trung vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế thông qua việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm đối với các hoạt động kinh tế, là thước đo hiệu quả các hoạt động kinh tế Giá trị
cổ phiếu của các công ty (thị giá) tỷ lệ thuận với lợi nhuận mà công ty đạt được Chỉ số chung của thị trường chứng khoán phản ánh mức tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó trong thời gian ngắn, trung và dài hạn Thị trường chứng khoán cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu từ đó ngân hàng có thể điều tiết hoạt động của thị trường, khống chế sự co giãn cung cầu tiền tệ, khống chế quy mô đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế và giá trị đồng tiền Thị trường chứng khoán tạo điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả hơn đối với cả người có tiền đầu tư và người vay tiền để đầu tư.
Còn nói đến thị trường bất động sản (TTBĐS) đây là nơi hình thành, trao đổi hàng hoá BĐS và thiết lập các quan hệ giao dịch giữa các bên Thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân Phát triển thị trường BĐS để đáp ứng yêu cầu đô thị hoá ở nước ta là vấn đề lớn và có tầm quan trọng, đặc biệt nhất là khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường Phát triển
và quản lý tốt thị trường BĐS sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, tăng nguồn thu cho Ngân sách; đáp ứng nhu cầu bức xúc ngày càng gia tăng về nhà ở cho nhân dân.
Nghiên cứu đến TTCK và TTBĐS, ta không thể bỏ qua những yếu tố tác động tới hai thị trường đó Từ đó ta có thể hiểu được tại sao các cuộc khủng hoảng tài chính lại ảnh hưởng tới TTCK và TTBĐS Việt Nam
Trang 3I Những yếu tố tác động tới thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản
1 Những yếu tố tác động tới thị trường chứng khoán
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến TTCK như các thông tin cập nhật, thậm chí cả tin đồn; tiền và tâm lý của nhà đầu tư cũng như quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến TTCK như thế nào và trong khoảng thời gian bao lâu
Các yếu tố ảnh hưởng ngắn hạn
Thời kỳ ngắn hạn, TTCK lên xuống do những sự kiện hàng ngày, các thông tin cập nhật, kể cả những tin đồn gây nên Các nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên tiếp nhận, diễn giải thông tin, suy đoán, kết luận và quyết định mua bán có thể sai hoặc nhầm lẫn nếu thông tin đó không chính xác Ở thời kỳ này, không phải bản thân các sự kiện hay thông tin, mà chính trạng thái tâm lý hiện hành trên thị trường làm giá chứng khoán lên xuống Đôi khi, nhà đầu tư phản ánh một cách hốt hoảng, thái quá, ngược với mọi logich thường nhật hay các luận cứ kinh tế Điều này có thể dẫn đến thị trường tăng giảm vô căn cứ, chỉ vì người chơi chứng khoán lấy các sự kiện như một cách biện minh cho hành động của mình
Một ví dụ rõ nhất là sự ảnh hưởng mạnh và rõ rệt của những biến động hàng ngày, hàng giờ của kinh tế thế giới trong thời gian qua Những sự kiện như việc phá sản hàng loạt tổ chức tài chính hàng đầu sau khi mọi nỗ lực giải cứu không thành khiến TTCK toàn thế giới sụt giảm kỷ lục Tâm lý nặng nề đó tiếp tục khiến nhà đầu tư hoảng hốt, tháo chạy không cân nhắc và hiển nhiên TTCK càng thêm suy thoái
Các yếu tố ảnh hưởng trung hạn
Tiền và tâm lý là những yếu tố có tính quyết định đến trào lưu thị trường trung hạn Theo nhiều nhà kinh tế, khi cả hai yếu tố tiền và tâm lý đều âm, TTCK rất trầm Nếu chỉ có một trong hai yếu tố tích cực, còn yếu tố kia âm thì thị trường vẫn chưa thể khởi sắc Song khi có tiền cộng với tâm lý phấn khích, TTCK theo
xu hướng đi lên, phát triển nhanh một cách bùng nổ Bên cạnh tiền và tâm lý, yếu
tố lãi suất cũng đóng vai trò quan trọng Việc tăng hay giảm lãi suất của hệ thống
tổ chức tín dụng đôi khi còn phát huy tác dụng lên TTCK, vượt trước tác động vào nền kinh tế một thời gian
Trang 4Các yếu tố ảnh hưởng dài hạn
Quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, quá trình kinh doanh của các ngành cũng như từng doanh nghiệp, triển vọng sinh lời của chúng là những yếu tố ảnh hưởng tới TTCK trong một khoảng thời gian dài Thêm vào đó, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hay tình hình chính trị và chính sách tín dụng, tiền tệ cũng rất quan trọng Hai trạng thái bi quan và lạc quan trong tâm lý công chúng nhà đầu tư cũng là vấn đề cần lưu tâm Ngoài ra, vấn đề đối nội, đối ngoại, chủ trương phát triển kinh tế của nhà nước, sự phát triển thị trường bất động sản, thị trường vàng, thị trường tiền tệ,… cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK
Việc phân chia các yếu tố ảnh hưởng theo thời gian chỉ là tương đối, bởi thực tế các yếu tố ảnh hưởng này có thể diễn ra luân phiên nhau, thay thế và xen
kẽ nhau nên rất khó biết trước để phán đoán chính xác sự biến động của TTCK
Có thể nhà đầu tư đã tham gia thị trường khá lâu sẽ dần hình thành trực giác cho khả năng quan sát và cảm nhận diễn biến của TTCK
2 Những nhân tố tác động tới thị trường bất động sản
Trước hết đó là do quy luật cung - cầu Cung quá nhiều mà không có định hướng tất yếu sẽ rối loạn
Thứ hai là do các chính sách, định hướng Trước đây thị trường này quá
mở, chưa có sự điều tiết vĩ mô nên đến nay khi các chủ trương chính sách dần đi vào ổn định và chặt chẽ hơn ắt sẽ bị khựng lại.Các nước xung quanh chúng ta như Trung Quốc, Singapore cũng đã từng trải qua thời kỳ như vậy
Ngoài ra yếu tố tâm lý do các phương tiện thông tin đại chúng tác động đến, cùng trình độ tiếp cận thông tin của người dân, trình độ xử lý thông tin của các cấp chính quyền cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường BĐS
Một yếu tố vô cùng quan trọng khác tác động trực tiếp đến thị trường BĐS trong thời gian vừa qua, đó là sự liên kết trong nội bộ các doanh nghiệp chưa cao;
sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian qua chưa chặt chẽ, khiến các chủ trương, chính sách không đồng bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp
Bên cạnh đó sự liên kết giữa người dân với chủ đầu tư, giữa chủ đầu tư với các cơ quan quản lý và sự liên kết của luật pháp trong việc bảo vệ người dân, bảo
vệ chủ đầu tư cũng chưa đồng bộ
Trang 5II Tác động của khủng hoảng tài chính tới thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản
1 Khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình Dấu hiệu của Khủng hoảng tài chính là:
- Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền
- Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng
- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Một số nguyên nhân của việc không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán là do gặp phải vấn đề thanh khoản, khả năng thanh toán hoặc do cố tình chiếm dụng vốn vì điều này có thể có lợi ở khía cạnh nào đó Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ Bản thân Chính phủ cũng gặp khó khăn trong việc tìm tài trợ khi gặp khó khăn về thanh toán do những kỳ vọng không sáng sủa mặc dù trong điều kiện bình thường nền kinh tế hoàn toàn có khả năng chi trả Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền Vì vậy, khủng hoảng tài chính là điều không mong muốn
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có một sự tương quan giữa nỗ lực nhằm tự
do hoá các thị trường tài chính và số lượng các cuộc khủng hoảng tài chính Khủng hoảng tài chính thường đi kèm với những nỗ lực nhằm tự do hoá thị trường tài chính Vậy tự do hoá tài chính có nhất thiết dẫn đến khủng hoảng tài chính và việc xảy ra các cuộc khủng hoảng tài chính có thể là một lý do phản đối việc bãi
bỏ các quy định và tự do hoá tài khoản vốn
Thành phần chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là các thông tin không đối xứng Thông tin không đối xứng có vai trò chính yếu trong các giao dịch tài chính Nó đưa người vay tới những hành vi cơ hội nguy hiểm và là mầm mống cho những kỳ vọng xấu của người cho vay về người đi vay Thông tin không cân xứng khiến cho người đi vay và người gửi tiền do họ khó khăn trong việc phân biệt giữa vấn đề thanh khoản và tình trạng mất khả năng thanh toán, qua
đó dẫn đến việc người sở hữu bán đi những tài sản bằng ngoại tệ của nước gặp khó
Trang 6khăn Vì vậy, để hạn chế những thông tin không đối xứng thì hai bên đi vay và cho vay cần có càng nhiều thông tin càng tố về nhau thông qua những câu hỏi và người cho vay hỏi người đi vay để tránh sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư
Một số cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới
- Khủng hoảng Hoa Tu-líp (Hà Lan)
Thời gian: 1634-1637
- Bong bóng South Sea (Anh)
Thời gian: 1711-1720
- Đại khủng hoảng 1929- 1933 Mỹ
- Sụp đổ thị trường chứng khoán 1987 Mỹ
- Khủng hoảng Châu Á 1997
- Khủng hoảng nợ Argentina 2001
- Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008
2 Tác động của khủng hoảng tài chính tới thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản Việt Nam
Liệu TTCK và TTBĐS Việt Nam có chịu ảnh hưởng của tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính không ?
Điều đó còn phụ thuộc vào thời gian ra đời của TTCK và TTBĐS Việt Nam
Sự ra đời TTCK và TTBĐS Việt Nam
Từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện nền kinh tế (năm 1986), tầm quan trọng của thị trường BĐS và tài chính từng bước được khẳng định Năm
2000, một thể thức mới ở mức tinh vi cao độ của thị trường vốn Việt Nam ra đời,
đó là TTCK, nơi các tài sản tài chính là cổ phần doanh nghiệp được trao đổi Sự ra đời của TTCK Việt Nam đánh dấu bước tiến tới sự đầy đủ của dạng thức kinh doanh tài chính tại Việt Nam
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000
Trang 7 Mối liên hệ giữa hai thị trường
Quí 1/2007 Tăng Tăng Quí 2/2007 Tăng mạnh Giảm Quí 3/2007 Ổn định Giảm Quí 4/2007 Tăng mạnh Giảm mạnh
(Theo Vương Quân Hoàng, TS Đại học Tổng hợp Bruxelles (Bỉ) & Nguyễn Hồng Sơn - Th.S, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Trung ương
Đảng)
Bảng trên cho ta thấy mối quan hệ tương quan giữa BĐS và chứng khoán Khủng hoảng tài chính tác động tới TTBĐS chắc chắn sẽ tác động tới TTCK và ngược lại Các tác động có khi cùng chiều, lúc lại ngược chiều do chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố tâm lý Khi TTCK rơi vào trạng thái giảm sâu, cả lượng giao dịch và mức giá trên thị trường BĐS đều suy giảm mạnh Những tác động đó thể hiện rõ rệt qua cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ cuối 2008
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc các ngân hàng nước này quá
dễ dãi, tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn.
Từ lâu nay đa số người Mỹ vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà, với thời hạn hợp đồng từ 10 năm đến 30 năm Đó là việc bình thường Nhưng trong 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất phát triển mạnh, các ngân hàng và các tổ chức cho vay ào ạt tiếp thị tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà
Ngoài ra các tổ chức cho vay còn “sáng chế” ra những hợp đồng bắt đầu với lãi suất rất thấp trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay không đòi được nợ Nguy hại hơn nữa là các tổ chức tài chính phố Wall đã gom góp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại làm tài sản bảo đảm, để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế
Các loại trái phiếu này được mệnh danh là “Mortgage backed securities – MBS”, một sản phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng những hợp đồng cho
Trang 8vay bất động sản có thế chấp Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies) đánh giá cao loại sản phẩm phái sinh này Và nó được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn Trong vài năm trở lại đây thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ,
và kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không đủ
để thanh toán các khoản còn vay nợ
Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu này không những bị lỗ nặng và mất cả khả năng thanh toán
Theo ước tính của nhiều chuyên gia trong 22.000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4.000 tỷ USD là nợ xấu Các nước khác cũng bắt chước Hoa Kỳ và bán ra loại trái phiếu phái sinh MBS này trong thị trường tàichính của họ
Vì vậy trên toàn thế giới tổng số nợ bất động sản khó đòi và tổng số MBS bị
“nhiễm độc” chưa thể tính hết được Bear Stern, Indy Mac, Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers, Meryll Lynch, Washington Mutual, Vachovia, Morgan Stanley, Goldman Sachs v.v (Mỹ), New Century Financial, Northern Rock, HBOS, Bradford & Bringley (Anh quốc), Dexia (Pháp-Bỉ-Luxembourg), Fortis, Hypo (Đức-Bỉ), Glitner (Iceland) hoặc bị lung lay hoặc bị ngã gục
2.1 Tác động tới thị trường chứng khoán:
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, cơn bão tài chính thế giới chưa có những tác động lớn trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng Cơ
sở của những kết luận trên là tính liên thông và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới chưa cao Tuy nhiên, nếu xem xét một cách thấu đáo có thể thấy rằng mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng TTCK Việt Nam cũng đã chịu sự tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Sự tác động này biểu hiện trên các phương diện sau đây:
Một là, khủng hoảng tài chính với sức lan tỏa nhanh chóng đã tác động đến các quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu hàng hoá của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…Khủng hoảng tài chính
Trang 9đến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết làm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này vốn đang sụt giảm lại khó có khả năng phục hồi
Hai là, khủng hoảng tài chính đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu, trái phiếu
- Tính từ đầu tháng 8/2008 đến đầu tháng 10/2008 các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng cổ phiếu với tổng giá trị lên 1.278 tỷ đồng và khoảng 13,5 ngàn tỷ đồng đối với trái phiếu Với giá trị bán ra khổng lồ này đã góp phần không nhỏ vào sự sụt giảm của chỉ số VN-Index và Hastc-Index thời gian qua
- Trước đó, nhiều ý kiến đã “trấn an” các nhà đầu tư là sẽ không có chuyện các nhà đầu tư ngoại rút vốn vì phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
là các quỹ đóng Ý kiến trên là không thuyết phục Vì xét về bản chất thì các quỹ đóng không mua lại chứng chỉ đã phát hành cho nhà đầu tư nhưng họ hoàn toàn có thể thực hiện tái cấu trúc danh mục đầu tư của mình, trong đó có việc bán chứng khoán ở thời điểm này để mua vào thời điểm khác hoặc bán ở thị trường này để đầu tư vào thị trường khác hoặc đầu tư vào thị trường ngoại hối
- Thực tế cho thấy, đồng nội tệ của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng bởi lạm phát đã mất giá so với đồng USD vài chục phần trăm trong khi sự giảm giá của đồng Việt Nam so với đồng USD và các ngoại tệ mạnh khác là không đáng kể Khả năng nhà đầu tư nước ngoài đã nhận định rằng đồng Việt Nam sẽ tiếp tục mất giá cũng như các đồng tiền khác nên đã bán chứng khoán để mua ngoại tệ nhằm kiếm lời là rất có thể Nếu kịch bản diễn ra đúng như họ dự đoán thì khi đó họ sẽ bán ngoại tệ để tiếp tục đầu tư vào chứng khoán
Thứ ba, tác động rõ nét nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến TTCK Việt Nam là ở yếu tố tâm lý
- Yếu tố tâm lý trên TTCK thì ở quốc gia nào cũng có, đặc biệt là các quốc gia có thị trường này mới hình thành Yếu tố tâm lý đã làm cho TTCK Việt Nam nhiều lần lâm vào tình trạng mất cân đối cung cầu: khi giá chứng khoán lên thì mua không được, khi giá rớt thì chỉ toàn lệnh bán mà không có lệnh mua Hiện tượng này xảy ra do phần lớn các nhà đầu tư Việt Nam chưa chuẩn bị kiến thức và bản lĩnh cũng như kinh nghiệm cần thiết để tham gia mua bán chứng khoán, mặt khác môi trường thông tin chưa thật sự đảm bảo cho thông tin đến với tất cả các nhà đầu tư cùng một lúc và chuẩn xác Việc đầu tư theo đám đông đã gây khó khăn trong việc hoạch định chính sách và điều tiết thị trường của cơ quan quản lý
Trang 10và tạo cơ hội cho các hành vi làm giá, giao dịch nội gián, tung tin đồn thất thiệt…
để trục lợi
- Tâm lý mua bán theo đám đông lại trở nên nặng nề hơn khi nền kinh tế bị lạm phát Mỗi khi các thông tin về việc tăng giá xăng dầu, NHNN tăng lãi suất cơ bản hoặc chỉ số giá tiêu dùng được công bố đều nhận được phản ứng tức thời từ TTCK Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngoài được xem là nhân tố dẫn dắt thị trường Động thái mua vào hoặc bán ra của họ cũng sẽ làm cho giá chứng khoán tăng hoặc giảm theo Nhưng từ cuối tháng 9/2008 đến nay, rất nhiều thông tin tốt về nền kinh tế được phát đi như lãi suất cơ bản và giá xăng liên tục giảm, chỉ số giá tiêu dùng giảm đáng kể đã không nhận được những phản ứng tích cực nào từ thị trường và chỉ số chứng khoán cả 2 sàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều giảm Điều đó cho thấy nhà đầu tư Việt Nam không còn quan tâm đến các thông tin tốt từ nền kinh tế trong nước mà họ chỉ quan tâm đến diễn biến tình hình giao dịch ở các TTCK Mỹ, Anh, Nhật Bản…thế nào và sẽ có hành vi đầu tư tương
tự Tâm lý này trở thành một rào cản không nhỏ cho các nỗ lực của Chính phủ nhằm vực dậy TTCK
2.2.Tác động tới thị trường bất động sản
Trước những thách thức lớn bởi sự suy thoái kinh tế đang trực tiếp tác động vào VN; thị trường BĐS có xu hướng giảm hẳn các giao dịch và đi xuống Điều
đó gây ra sự lúng túng và phân tâm cho mọi người muốn tham gia, nhất là đối với những thị trường đang phát triển như VN Nhiều hợp đồng vay ở đỉnh sốt, lãi suất điều chỉnh cao, giá BĐS giảm mạnh, có thể tạo một làn sóng lo ngại khi sự suy giảm kéo dài
Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam gặp không ít khó khăn do tác động từ khủng hoảng tài chính thế giới và lạm phát cao ở trong nước, thị trường nhà đất bị
hạ nhiệt dẫn đến đóng băng vì hầu hết giao dịch tạo nên cơn số giá trong năm
2007 đều nhằm mục tiêu đầu cơ, hơn là nhu cầu an cư
Thị trường bất động sản tại các thành phố trọng điểm của Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008 nóng đến nỗi khiến nhiều người lo ngại khi liên tưởng đến quả bong bóng thị trường Mỹ Tuy nhiên, tình trạng thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay cũng gây ra nhiều hệ quả bất cập Trong khi giá vật tư thì tăng mạnh do nhiều yếu tố đưa đến việc tăng chi phí xây dựng, sức mua của thị trường lại giảm mạnh do người mua vừa khó vay vốn của ngân hàng lại vừa phải chịu lãi suất quá cao Một số công ty đầu tư phát triển bất động sản có