Phải dùng đến hiển vi điện tử quét mới nhìn thấy rõ đầu của mỗi lát mỏng này có rất nhiều sợi lông, tỉ mỉ đếm thì có đến 5.000 sợi lông trên một milimét vuông, cả bàn chân tắc kè có đến
Trang 1Công nghệ Nano
và vật liệu phỏng
sinh học
Thiên nhiên có nhiều điều rất kỳ thú Con tắc kè rất dễ dàng bò hay đứng yên ở bức vách thẳng đứng, thậm chí còn bò ngửa trên trần, coi thường sức hút của quả đất
Trang 2Lá sen luôn sạch sẽ, mưa to hay mưa nhỏ chỉ thấy những giọt
nước tròn lăn xuống, lá hoàn
toàn không ướt Có những loại
bướm có đôi cánh rực rỡ sắc
màu, thay đổi được dưới ánh mặt trời Vậy bề mặt chân tắc kè, lá sen, cánh bướm làm bằng chất
liệu gì, có cấu trúc như thế nào
mà có được tính năng đặc biệt
đến như thế?
Mắt thường, kính hiển vi quang học như đã dùng phổ biến lâu nay còn quá thô sơ để tìm hiểu những cấu trúc tinh vi mà thiên nhiên đã sáng tạo ra Gần đây, những loại kính
hiển vi hiện đại như hiển vi điện tử
Trang 3quét, hiển vi lực nguyên tử, những loại máy vi phân tích mới cho biết cấu tạo chất ở từng micromét,
nanomét đã được sử dụng và cho phép giải thích được tại sao một số loài vật, cây cỏ có những khả năng
kỳ diệu đó Giải mã được những
câu hỏi này, người ta tìm cách bắt chước làm ra những vật liệu có tính năng đặc biệt phục vụ cho lợi ích của con người Dần dần ngành
khoa học mới: phỏng sinh học nano
để làm vật liệu chức năng đã ra đời Chúng ta hãy xem xét một vài
thành tựu của ngành khoa học mới này
Trang 4Bắt chước tắc kè chế tạo vật liệu
có chức năng bám dính khô
Mỗi bàn chân tắc kè có 5 ngón, đầu mỗi ngón chân nhìn kỹ thấy có các lát mỏng chen dày Phải dùng đến hiển vi điện tử quét mới nhìn thấy
rõ đầu của mỗi lát mỏng này có rất nhiều sợi lông, tỉ mỉ đếm thì có đến 5.000 sợi lông trên một milimét
vuông, cả bàn chân tắc kè có đến nửa triệu sợi lông như vậy, mỗi sợi dài khoảng hai lần đường kính sợi tóc, cấu tạo bằng chất kêratin
Phóng đại to hơn lại thấy cuối mỗi sợi lông là một chùm có đến hàng nghìn sợi nhỏ hơn nữa, mỗi sợi nhỏ này có dạng cong hình mũi hài
Trang 5Vậy là cả 4 bàn chân tắc kè có đến 500.000 x 4 x 1.000 = 2.109 (hai tỉ) sợi lông cực nhỏ, đường kính mỗi sợi vào cỡ 200 nanomet Những sợi lông cực nhỏ này lại có cơ chế tự làm sạch, không bao giờ dính bết lại với nhau Nhờ vậy, tắc kè để
bàn chân vào bất cứ bề mặt nào là
có hằng hà sa số đầu sợi lông dạng mũi hài tiếp xúc với bề mặt tác
dụng lên bề mặt lực van der
Waals(*) Đối với mỗi sợi lông, lực bám dính này rất nhỏ nhưng vì có quá nhiều sợi lông tích tiểu thành đại nên lực bám dính của bàn chân tắc kè với bề mặt rất lớn, lớn hơn trọng lượng của nó Đây là lực bám dính lên bề mặt khô, không có chất
Trang 6keo dính nào
Điều lý thú nữa là một khi đã bám dính chặt vào bề mặt như vậy,
muốn gỡ dính, tắc kè thực hiện rất tài tình Nó không nhấc ngay cả
bàn chân ra mà lần lượt nhấc từng nhóm lông nhỏ ra theo cách "chia
để trị", không "bẻ đũa cả bó" mà bẻ từng chiếc một Vật liệu có chức
năng bám dính khô như chân tắc kè thật là quý, rất cần cho con người Làm được vật liệu đó dán vào đế
giày, găng tay rồi trang bị cho lính cứu hoả chắc chắn việc leo trèo vào nơi nguy hiểm để cứu chữa sẽ rất nhanh chóng Tương tự, bộ đội đặc công, cảnh sát hình sự sẽ có khả
Trang 7năng "xuất quỷ nhập thần"
Các nhà khoa học ở Đại học
California (Berkeley, Mỹ) đã thử làm người máy với bàn chân có rất nhiều sợi lông tinh vi bằng polyme
để chân có thể bám dính theo kiểu tắc kè nhằm sử dụng cho việc thám hiểm trên sao Hoả Đại học Akron
ở Ohio và Đại học Bách khoa ở
Reusslaer (Mỹ) đầu năm 2005, đã công bố làm được ống nano bằng vật liệu tổng hợp để làm kết dính khô theo kiểu chân tắc kè
Người ta thấy rằng ống nano
cacbon có đường kính vào cỡ sợi lông con ở chân tắc kè, còn các tính
Trang 8chất cơ học thì vượt trội hơn nên đã dùng sợi nano cacbon nhiều vách MWNT (multiwalled nanotube)
mọc lên bề mặt thạch anh (hay
silic), cho một lớp polyme hình
thành sát bề mặt, khi bóc ra có
được một lớp polyme với rất nhiều ống nano cacbon nhô lên Dùng
keo dán lớp polyme này lên bề mặt, thí dụ đế giày thì nó sẽ có tính bám dính khô như bàn chân tắc kè
Đã có các vườn ươm công nghệ
(start-up) triển khai nghiên cứu và đưa vào sản xuất thử vật liệu bám dính khô kiểu tắc kè, phục vụ nhiều nhu cầu cụ thể của đời sống
Trang 9Bắt chước lá sen làm vật liệu
không ướt, tự làm sạch
Lá sen gần bùn nhưng luôn sạch sẽ, mưa to hay nhỏ chỉ thấy trên lá
những giọt nước tròn to lăn xuống,
lá không bao giờ ướt, hơn nữa sau mưa, lá lại xanh, sạch hơn Dùng hiển vi điện tử quét quan sát kỹ thì thấy bề mặt lá sen không phải
phẳng phiu mà trái lại có rất nhiều cột nhỏ nhô lên, kích thước mỗi cột
cỡ nanomet, đầu cột lại xù xì Các cột cách nhau cỡ micromet, giữa
các cột bề mặt lá sen lại rất bằng
phẳng Vậy là ở đây có cấu trúc hai lần gồ ghề, gồ ghề ở từng đầu cột
Trang 10và gồ ghề do có nhiều cột Chưa
chắc chất liệu của lá sen là quan
trọng cho tính không thấm ướt, tự làm sạch Thật vậy, người ta thử
làm một bề mặt bằng đồng rất trơn tru, trên bề mặt đó cho nổi lên các cột cũng bằng đồng nhưng đầu cột lại ráp (hình 3)
Kết quả bề mặt không thấm ướt
thật, góc ướt đến trên 1500, nếu có các hạt nước li ti trên bề mặt, chúng
dễ dàng co cụm lại thành những
giọt nước to và lăn xuống, khi lăn kéo theo cả bụi bặm (nếu có) Vậy
cơ chế không thấm ướt, tự làm sạch
là do cấu trúc của bề mặt Thay đổi cấu trúc một chút là có thể chuyển
Trang 11từ không thấm ướt sang thấm ướt hoàn toàn
Bắt chước cấu trúc không bị thấm ướt của lá sen, người ta đã làm và bán ra thị trường loại polyme có gia công bề mặt để nổi lên nhiều cột
nhỏ cỡ nano Đem loại polyme này dán lên bề mặt, ta sẽ có bề mặt
không thấm ướt, tự làm sạch như
mong muốn
Nắm vững nguyên lý từ cấu trúc
dẫn đến chức năng, cũng từ vật liệu polyme người ta có thế tạo ra bề
mặt thấm ướt hoặc không thấm ướt rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất hiện nay
Trang 12Bắt chước cánh bướm tạo màu
cho sợi dệt
Serge Berthier, giáo sư Đại học
Paris 7, chuyên về quang học vật
rắn, đã nhúng cánh bướm vào các chất lỏng trong suốt có chiết suất n khác nhau: aceton, n = 1,362;
tricloetylen, n= 1,478 (không khí
có chiết suất n = 1) ông nhận thấy
có 2 loại cánh bướm, một loại
nhúng vào thì màu sắc thay đổi,
một loại không thay đổi gì Loài
bướm cánh có màu sắc thay đổi tên
là Morpho Codarti, đem nghiên cứu
ở hiển vi điện tử quét thì thấy ở
Trang 13cánh có nhiều vảy nhỏ, mỗi vảy dài
cỡ 100 micromet, nằm úp sát nhau đều đặn như mái ngói Phóng đại
hơn thì thấy vảy có nhiều lớp, mỗi lớp dày chừng 100 nanomet Vậy là
đã rõ: nguyên nhân làm cho cánh bướm loại này có màu sắc và màu sắc thay đổi là do ở đây không
dùng hạt sắc tố màu mà là tạo màu bằng nhiễu xạ và giao thoa Những lớp ở vảy tạo màu theo giao thoa
tương tự như màu sắc ở bong bóng
xà phòng Những vảy nằm từng
hàng, từng dãy cách đều nhau là tạo màu theo nhiễu xạ, tương tự như
khi ta nhìn ánh sáng phản xạ nhiều màu sắc ở đĩa CD Các chất có
chiết suất khác nhau làm thay đổi
Trang 14quang lộ khác nhau nên tạo ra màu sắc khác nhau
Nếu bắt chước cánh bướm tạo màu theo kiểu này thì màu sắc ít phai, ít phải dùng nhiều hoá chất có hại
cho môi trường, lại có thể làm cho màu sắc đổi thay, lung linh rất đẹp
Các nhà công nghệ đã thử tạo mầu cho sợi nhân tạo bằng cách kéo sợi sao cho tạo thành các lớp mỏng bên ngoài, mỗi lớp dày cỡ 100
nanomet Càng tạo được nhiều lớp thì màu sắc càng lung linh, càng
đẹp vì hiện tượng giao thoa ở màng nhiều lớp bao giờ cũng cho cực đại
rõ, sắc nét hơn
Trang 15Khó khăn cần vượt qua là quy mô sản xuất và giá thành Tốc độ kéo sợi nhân tạo hiện nay vào cỡ 100
km sợi trong một giờ Nếu kéo sợi
có nhiều lớp mà lại khống chế được
bề dày từng lớp thì chắc chắn tốc
độ kéo chậm hơn rất nhiều
Tuy việc chế tạo sợi nhiều lớp hiện nay còn khá đắt nhưng sợi nhiều
lớp để tạo màu theo kiểu giao thoa
đã bắt đầu phổ biến: dùng làm dấu hiệu cho sản phẩm để chống làm
giả vì kéo sợi có nhiều lớp với
những màu giao thoa nhất định là khó bắt chước, loại sợi này dệt
thành vải để mặc trong dạ hội, áo
Trang 16quần sẽ có màu sắc lung linh theo góc nhìn, một khi các bà, các cô đã
ưa thích thì vấn đề giá thành cao không phải là điều hạn chế
Phỏng sinh học không phải là bắt chước thiên nhiên một cách máy móc mà là tìm hiểu để bắt chước, theo những nguyên lý mà thiên
nhiên đã sử dụng Một điều quan trọng nữa là thiên nhiên bao giờ
cũng dùng cách chế tạo vật liệu
theo kiểu từ dưới lên (bottom up)
Đã có những cách phỏng sinh học làm vật liệu theo kiểu đó, thí dụ
làm hạt từ nano theo kiểu của vi
khuẩn từ, làm vật liệu xốp chứa
hyđro theo kiểu rong tảo tạo ra
Trang 17điatômit Các nhà công nghệ nano đang có sẵn rất nhiều gương sáng của thiên nhiên để học tập Theo
cách này có thể làm được những
vật liệu rất cao cấp nhưng không phải sử dụng những máy móc, thiết
bị quá đắt tiền, điều mà các nước đang phát triển rất chú ý tìm hiểu