kể chuyện đạo đức Bác Hồ

4 5.5K 23
kể chuyện đạo đức Bác Hồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÁC HỒ CỦA CHÚNG TA LÀ NHƯ THẾ ĐẤY! Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, xuyên suốt sáu mươi năm hoạt động cách mạng và 50 năm mang danh hiệu chiến sĩ cộng sản của Người có cả một kho những câu chuyện hết sức hấp dẫn, giá trị nhiều mặt, có ý nghĩa giáo dục cao. Từ một cử chỉ hay một lời nói, một việc làm của Bác đều là một bài học quý cho chúng ta noi theo. Trong đó có câu chuyện về Bác mà khi chúng ta biết chúng ta sẽ càng khâm phục tài năng và sự lập luận giàu tính thuyết phục của Bác bởi tuy là một vị lãnh tu vĩ đại nhưng khi hòa mình với nhân dân, không chỉ bằng những lời giáo huấn đơn điệu mà là sự kết hợp hài hòa giữa tác phong quần chúng, những lời nói bình dị, dễ hiểu và khả năng gây cười, sự dí dỏm tự nhiên.phản xạ ứng đáp nhanh nhạy trước mọi tình huống ở Bác có nét đặc trưng riêng mang đậm phong cách Hồ Chí minh- một lãnh tụ rất nhân dân. Sau đây là những câu chuyện như thế về Bác. Em xin được phép bắt đầu. Năm 1945, sau cách mạng tháng tám mấy chục vạn quân Tưởng kéo vào tìm cách khiêu khích lấy cớ để tiêu diệt cách mạng Việt Nam. Bác hồ triệu tập các vị lãnh đạo cao cấp để xủ lý vấn đề hệ trọng. Bác nói: Tướng của quân đội Trung Hoa dân quốc có gửi cho tôi một bức công văn, nội dung như sau: Kính thưa cụ hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt nam dân chủ Cộng hòa. Yêu cầu cụ cho mượn một cái nồi nấu cơm. Không cần phải nói, ai cũng có thể hình dung không khí tức giận bao trùm lên cuộc họp. Có ý kiến đòi đánh. Nhưng với phong thái bình tĩnh, ung dung Bác Hồ nói: Nền độc lập ta vừa mới dành được giống như chiếc bình ngọc. Nay có những con kiến bò trên miệng bình nếu ta dùng gậy đập kiến, chưa chắc kiến đã chết mà bình ngọc vỡ. Nếu ta lấy một cái que bắc cầu cho chúng xuống thì kiến sẽ đi hết , như vậy có hơn không? Còn trong sự việc vừa đem ra bàn, họ mượn cái nồi nấu cơm thì ta cho họ mượn, việc gì các chú phải nổi nóng như vậy? Bác nói xong mọi người im lặng vì ai cũng tâm phục, khẩu phục. Năm 1946, một nhà văn là ủy viên thường trực ban vận động đời sống đến gặp Bác để xin ý kiến về nội dung cuộc vận đông. Bác Hồ nói nên vận động nhân dân thực hiện mấy chữ : Cần. Kiệm, Liêm, Chính. Đồng chí trưởng ban vận đông nói : Thưa Cụ mấy chứ ấy rất hay nhưng nghe có vẻ cổ. Cụ có thể thay bằng mấy chữ khác không ạ ? Bác nói : Thế cơm ông cha ta đã từng ăn hàng ngàn năm trước, hiện nay chú và tôi hàng ngày vẫn ăn, chú thấy có cổ không ? Không khí cha ông ta từng hít thở ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục hít thở chú thấy có cổ không ? Nghe Bác hỏi thế đồng chí trưởng ban chỉ biết cười trừ vì biết mình chưa hiểu thấu đáo. Vào khoảng giữa năm 1949 một nhà báo Thái Lan trực tiếp phỏng vấn Hồ chủ tịch dể thăm dò xem Việt Nam đứng về phía nào trong cuộc chiến Quốc- Cộng ở Trung Quốc : Nhà báo hỏi Bác : Thưa cụ chủ tịch, nước Việt Nam của cụ đứng về phía ông Tưởng hay ông Mao? Xin Cụ miễn cho câu trả lời đứng trung lập, Bác trả lời : chúng tôi đứng trung lập, cũng như Thái Lan của ông đang đứng trung lập giữa Anh và Mĩ. Nhà báo lại hỏi tiếp: Nghe nói quân giải phóng nhân dân trung hoa đã gửi cho cụ súng cối và súng liên thanh. Cụ đã nhận được chưa, nếu chưa thì cụ có ý định nhận không?. Bác rât điềm tĩnh và trả lời chúng tôi chưa nhận được gì hết, còn đúng như ông nói là họ có ý định gửi cho chúng tôi thì trong trường hợp này ông khuyên chúng tôi nên làm như thế nào. Thật là sắc bén, một sự phản xạ ứng đáp nhanh nhạy trước mọi tình huống. Đó chính là kết quả của một trí tuệ mẫn tiệp ở Hồ Chí Minh Cuối năm 1950, sau chiến dịch biên giới đại thắng, Bác đến thăm công binh xưởng Lam Sơn tại một hang núi tỉnh Cao Bằng. Mấy chục anh chị em công nhân quân giới, trong đó có một số anh em người dân tộc thiểu số quây quần xung quanh Bác, nghe Bác thông báo tin chiến thắng, bình luận ý nghĩa chiến thắng và phương hướng phát huy thắng lợi. Ai cũng nức lòng phấn khởi. Một công nhân trẻ đứng dậy thắc mắc: -Thưa Bác, biên giới ta thắng lớn,Pháp thua to nhưng cháu sợ nhỡ Pháp là một nước lớn,thua to nó càng cay cú đổ thêm quân và vũ khí vào nữa thì sao? - Bác nhìn đồng chí công nhân rồi cười bảo: - Chú tháo chiếc dép ở chân chú ra. Một chiếc thôi. Đồng chí công nhân ngớ mặt không hiểu tại sao điều mình hỏi lại liên quan đến chiếc dép. Anh em giục : “Bác đã bảo thì cứ tháo dép ra”. Đồng chí công nhân lần tụt chiếc dép cao su đen và đưa cho Bác. Bác xua tay : - Bác không cần. Chú cứ cầm chiếc dép ấy và giơ lên dọa đánh Bác đi. Đồng chí công nhân rụt rè : - Thưa Bác, cháu không dám ạ.! - Thì chú cứ dám xem nào ! Chú đóng vai thực dân Pháp xâm lược mà ! Đồng chí công nhân lại rụt rè đưa chiếc dép lên trước mặt Bác. Bác nhắc : - Giơ cao lên, phải dữ tợn vào chứ ! Thêm quân và thêm vũ khí cơ mà ! Bác quay ra hỏi chung quanh : - Chú nào cho Bác mượn cây gậy hay cái đòn gánh, cái cuốc cũng được. Anh em đưa cái cuốc vào. Bác khen tốt và cầm cái cuốc, Bác làm động tác giơ thật cao như sắp bổ vào đầu đồng chí Hải – công nhân cầm dép. Bác hỏi : - Thế này thì ai sợ ai nào ? Tất cả từ nãy đến giờ nín thở theo dõi “hoạt cảnh nhỏ” bây giờ mới hiểu ra cười ồ và đồng thanh : - Ta không sợ địch ạ - Địch sợ ta ạ Bác trả lại cái cuốc cho người vừa đem ra, vỗ vai đồng chí Hải rồi nói to : - Mình sợ nó mà mình không đánh nó thì mình mất nước. Mình không sợ nó thì mình mới đánh được nó. Mình đã đánh nó đau, nó có tăng quân tăng vũ khí, mình lại tiếp tục đánh nó đau hơn thì nhất định nó phải thua mình. Bác Hồ của chúng ta là như thế đấy các bạn ạ! Nguyễn Mỹ Duyên- Lớp 10 A3THPT Nguyễn Tất Thành ( Sưu tầm từ cuốn kể chuyện Bác Hồ - tập 3- nhà XBGD) BÁO CÁO THAM LUẬN TẠI LỄ KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC Người trình bày : Nguyễn Thị Thuyến Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Hưng Đạo Kính thưa các vị khách quý Kính thưa toàn thể quý vị đại biểu. Hôm nay nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Thật vinh dự cho tôi được về dự buổi lễ kỉ niệm này, trước hết xin được phép thay mặt cho hơn 800 cán bộ, giáo viên, công chức ngành giáo dục Huyện gởi lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các vị khách quý và toàn thể các quý vị đại biểu, chúc buổi lễ hôm nay mang nhiều ý nghĩa và thành công tốt đẹp. Kính thưa toàn thể quý vị đại biểu . Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, xuyên suốt sáu mươi năm hoạt động cách mạng và 50 năm mang danh hiệu chiến sĩ cộng sản của Người có cả một kho những điều căn dặn dạy bảo có giá trị nhiều mặt, có ý nghĩa giáo dục cao mà đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Từ một cử chỉ hay một lời nói, một lời kêu gọi hay một việc làm của Bác đều là một bài học quý cho chúng ta noi theo. Trong đó có thể nói lời kêu gọi thi đua ái quốc được Bác viết cách đây vừa tròn 60 năm chính là một động lực to lớn giúp toàn Đảng, toàn dân ta vựơt qua muôn vàn khó khăn thử thách trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước và mãi mãi song hành cùng chúng ta trên suốt mọi chặng đường tiếp theo đặc biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Là một giáo viên ra trường khi 18 tuổi gắn bó với nghề và công tác tại huyện nhà 23 năm qua. Tuy thời gian chưa phải là dài nhưng cũng rất vinh dự được chứng kiến sự lớn mạnh và phát triển không ngừng về mọi mặt như kinh tế chính trị văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Có được sự lớn mạnh và những thành tựu đó chính là ở sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân huyện nhà trong các phong trào thi đua thực hiện kế hoạch hàng năm và trong đó có một phần sự đóng góp nhỏ của đội ngũ nhà giáo chúng tôi.Từ thực tế trong thời gian công tác, tôi luôn hiểu rằng thành tích của một đơn vị trường học đạt được ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị sẽ không thể thiếu việc thực hiện tốt các phong trào thi đua và trọng tâm là phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”nên tôi luôn cố gắng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn học hỏi đồng nghiệp có kinh nghiệm nhằm nâng cao tay nghề, tham gia học tập nâng cao trình độ trên chuẩn phấn đấu để trở thành giáo viên dạy giỏi. Đặc biệt tôi rất chú trọng đến chất lượng mũi nhọn của nhà trường nên xuyên suốt quá trình công tác 12 năm liên tục tôi đều bồi dưỡng có học sinh giỏi cấp tỉnh và năm học 1996- 1997 có một học sinh giỏi đạt giải 3 cấp quốc gia.Có hai sáng kiến kinh nghiệm đạt giải sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh. Nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp.Năm học 2003- 2004 đươc bộ giáo dục tặng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục.Có được thành tích đó bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp quản lý, của bạn bè đồng nghiệp là sự miệt mài cố gắng của cả thầy và trò, nhưng quan trọng là nhận thức của bản thân về lời kêu gọi của Bác với phong trào thi đua ái quốc.Để có một học sinh giỏi văn cấp tỉnh ngoài tố chất của trò, hàng năm tôi phải bỏ ra nhiều giờ dể bồi dưỡng thêm cho các em mà không có đòi hỏi chế độ. Hàng trăm bài văn các em viết ra được tôi chấm chữa tỉ mỉ, gọt dũa từng câu văn nét chữ để bài viết của các em được hay hơn, có cảm xúc hơn. Và đối với tôi cũng như các đồng nghiệp niềm hạnh phúc khi thành quả là các em đạt giải trong các kỳ thi, là niềm vui khi mình đã nỗ lực hưởng ứng tốt phong trào thi đua của đơn vị, là những việc làm thiết thực hưởng ứng lời kêu gọi của Bác .Chính vì thế tôi luôn xác định cho mình thi đua là một việc không khác với những công việc hàng ngày. Thật ra công việc hàng ngày là nền tảng của thi đua. Hàng ngày tôi vẫn soạn bài, lên lớp nay thi đua tôi cố gắng soạn bài có chất lượng hơn, lên lớp nhiệt tình hơn. Tôi cũng hiểu rằng thi đua không phải là nhất thời một vài tuần hay chỉ tập trung vào các ngày lễ lớn mà phải thi đua xuyên suốt năm học, nhiều năm học. Kính thưa toàn thể quý vị đại biểu. Mấy năm gần đây sự nghiệp giáo dục có nhiều dấu ấn tích cực. Tiếp sức cuộc vận động hai không do Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo phát động. toàn Đảng, toàn dân đặc biệt đội ngũ thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý, các em học sinh cả nước nói chung, huyện nhà nói riêng đã tập trung triển khai nhiều hoạt động nhằm khắc phục những yếu kém, tồn tại đưa giáo dục phát triển theo hướng lành mạnh, trung thực và chất lượng. Hơn lúc nào hết đây là thời điểm đội ngũ nhà giáo phải đối diện với những khó khăn không nhỏ nhất là chất lượng học tập của học sinh vùng sâu, của học sinh dân tộc thiểu số, tình trạng học sinh bỏ học càng cần phải có sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, của các cấp các ngành địa phương, càng phải đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng những giải pháp thiết thực nhằm từng bước nâng cao chất lượng, xóa dần khoảng cách giữa chất lượng của học sinh vùng sâu, vùng xa với chất lượng của học sinh thị trấn, thành phố, giảm tối đa tình trạng học sinh bỏ học. Kính thưa toàn thể quý vị đại biểu. Bác Hồ của chúng ta đã đi xa nhưng cuộc đời của người, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, tư tưởng đạo đức và những lời kêu gọi mà Người để lại sẽ trường tồn mãi mãi với thời gian là định hướng đồng hành trong suốt cuộc đời mỗi chúng ta.Về dự buổi lễ hôm nay được nghe những lời phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, được ôn lại truyền thống thi đua yêu nước của dân tộc đã mang lại cho tôi và cho tất cả chúng ta những nội dung đầy ý nghĩa và cả những bài học về đạo đức mà Bác đã để lại và rồi sau buổi lễ này này mỗi chúng ta ra về sẽ có những suy nghĩ sâu sắc hơn, học tập và công tác tốt hơn đó cũng chính là mục đích mà buổi lễ ngày hôm nay mang lại cho chúng ta. Tôi xin chân thành cảm ơn! MĐrăk ngày 30/5/2008 Người viết Nguyễn Thị Thuyến . thì nhất định nó phải thua mình. Bác Hồ của chúng ta là như thế đấy các bạn ạ! Nguyễn Mỹ Duyên- Lớp 10 A3THPT Nguyễn Tất Thành ( Sưu tầm từ cuốn kể chuyện Bác Hồ - tập 3- nhà XBGD) BÁO CÁO THAM. em giục : Bác đã bảo thì cứ tháo dép ra”. Đồng chí công nhân lần tụt chiếc dép cao su đen và đưa cho Bác. Bác xua tay : - Bác không cần. Chú cứ cầm chiếc dép ấy và giơ lên dọa đánh Bác đi. Đồng. Việt Nam. Bác hồ triệu tập các vị lãnh đạo cao cấp để xủ lý vấn đề hệ trọng. Bác nói: Tướng của quân đội Trung Hoa dân quốc có gửi cho tôi một bức công văn, nội dung như sau: Kính thưa cụ hồ Chí

Ngày đăng: 02/07/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan