Áp dụng Công Nghệ Thông Tin vào Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP (NGLL) BẬC THCS I. Đặt vấn đề Sau ba cuộc cải cách giáo dục (1950,1956,1979), nội dung chương trình, phương pháp đào tạo đã không ngừng được đỏi mới phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Chất lượng giáo dục được tăng lên đáng kể. Song nhìn chung, cho đến nay, chất lượng giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, cả về quy mô và cơ cấu, cả về chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực cho cuộc xây dựng và đổi mới chủ nghĩa xã hội, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, cần có biện pháp để khắc phục những yếu kém do lối truyền thụ tri thức một chiều, do việc học thụ động của học sinh,…từ đó phát triển tư duy sáng tạo, kích thích học sinh chủ động tìm tòi, nâng cao chất lượng đào tạo. Một trong những biện pháp hang đầu là đổi mới phương pháp dạy học. Chúng ta phải truyền thụ tri thức một chiều sang những phương pháp dạy học mới sao cho học đi dôi với hành, gắn với thực triễn giúp học sinh chủ động khám phá tri thức mới và có thẻ đưa ra những kết luận cần thiết. muốn như vậy, bên cạnh những sáng tạo, những sự nỗ lực của giáo viên, cần có sự hỗ trợ của máy vi tính (MVT). Hiện nay, với sự phát triễn vũ bão của công nghệ thong tin (CNTT), MVT và những phần mềm ứng dụng tỏ ra vô cùng hữu ích trong mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Đối với bộ môn hoạt động NGLL, việc áp dụng CNTT sẽ là một ưu thế vì yếu tố trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hiểu. ghi nhớ, hứng thú các sự kiện, kiến thức mà học sinh được học cũng như am hiễu trong cuộc sống xung quanh . Trên cơ sở thực tế đó, tôi đã quyết định nghiên cứu đưa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003 để tạo ra một số trò chơi dưới dạng trả lời các câu hỏi nhanh, trả lời câu hỏi đúng hay sai, chọn kết quả cho sẵn để trả lời câu hỏi, xem hình đoán câu ca dao, tục ngữ,… II.Nội dung và phương pháp nghiên cứu GV: Phùng Thanh Hải Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 1 Áp dụng Công Nghệ Thông Tin vào Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Việc sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng thiết kế giáo án và sử dụng những phương pháp truyền đạt mới. Thay vì phấn trắng bảng đen truyền thống, các trò chơi truyền thống, việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cho hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện một cách sinh động, gây hứng thú và phát huy được tính tích cực của cả giáo viên và học sinh. Ứng dụng CNTT trong dạy học đã thực sự đi vào các trường học. Tôi đã xây dựng giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp ở chủ điểm tháng10 “ Chăm ngoan học giỏi” Các bước tiến hành xây dựng giáo án điện tử: 1.Nghiên cứu chủ điểm. 2.Lựa chọn những trò chơi, phần chơi. 3. Sử dung Microsoft Office PowerPoint để tạo ra các kiểu trò chơi. 4. Sử dụng công cụ đồ hoạ XaRa 3D, phần mềm xử lí âm thanh JetAudio Basic Ghép các phần trò chơi ( ở định dạng ppt) đã xây dựng vào giáo án và như vậy tôi đả có một giáo án hoàn chỉnh Một số thí dụ minh hoạ Chủ điểm tháng10 “ Chăm ngoan học giỏi” Các em sẽ chia thanh từng tổ, nhóm và đại diện để thực hiện chương trình Đường lên đỉnh Olimpia. Trong chương trình đó có chứa các phần chơi với nhiều dạng câu hỏi và đáp án phát huy được tính tích cực trong học sinh. Người dẫn chương trình là đại diện của lớp, giáo viên chỉ là người đứng máy và soạn thảo. Thứ nhất phần thi các em được trả lời (đúng hoặc sai) nhanh trong vòng 5 giây cho một câu hỏi . Trong vòng 5 giây học sinh chưa tìm ra đáp án thì máy tính đã xuất đáp án, nghĩa là câu đó nhóm đó không có điểm. GV: Phùng Thanh Hải Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 2 Áp dụng Công Nghệ Thông Tin vào Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Kết thúc phần thi thứ nhất người dẫn chương trình công bố kết quả điểm. Sau dó chuyển sang các phần thi tiếp theo. Phần thi giải ô chữ. Chọn câu hỏi số Trò chơi nhìn hình đoán ca dao, tục ngữ- Trò chơi âm nhạc Ở đây, tôi chỉ mới xây dựng một số trò chơi đơn giản cho một hoạt động ngoài giờ lên lớp cho một chủ điểm “chăm ngoan học giỏi”. Xây dựng mỗi trò chơi tương ứng với một kiểu trả lời cho câu hỏi của trò chơi đó, các dạng câu trả lời không lặp lại. GV: Phùng Thanh Hải Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 3 Áp dụng Công Nghệ Thông Tin vào Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp III. Một số kinh nghiệm sử dụng các chương trình Tin học để thiết kế giáo án điện tử Để có thể áp dụng thành công Công nghệ thông tin vào giảng dạy, đặc biệt là áp ụng trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, trước hết giáo viên cần nắm vững một số kỹ năng cơ bản nhất để soạn giáo án và thiết kế từng bước lên lớp một cách hợp lí và hiệu quả nhất. Các kỹ năng cơ bản cần nắm như: Kỹ năng soạn thảo văn bản bằng MS Word; Kỹ năng sử dụng mạng Internet và khai thác mạng Internet;44 Kỹ năng sử dụng phần mềm MS PowerPoint… IV. Một số lưu ý khi thiết kế hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng giáo án điện tử Trước hết, không phải chủ điểm nào trong chương trình HĐNGLL cũng có thể thiết kế và tổ chức bằng giáo án điện tử. Giáo viên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ các tiết ngoài giờ lên lớp có hoặc không sử dụng công nghệ thông tin sao cho phát huy được một cách tối đa hiệu quả và đảm bảo mục tiêu. Việc lựa chọn chủ đề phù hợp quyết định phần lớn đến thành công của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp Trong quá trình soạn hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng điện tử, nhiều giáo viên có thói quen lựa chọn, có phần lạm dụng các hiệu ứng trình chiếu phức tạp, nhiều hiệu ứng trình chiếu phức tạp khác nhau trong một slide và cho rằng điều đó sẽ nâng cao chất lượng tiết học, gây hứng thú cho học sinh. Nhưng trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng không nên chọn các hiệu ứng quá phức tạp và cầu kì khi chạy các slide. Đặc biệt là phải bám sát vào chủ điểm của tháng mà mỗi giáo viên có các hình thức tổ chức các trò chơi khác nhau. Nếu áp dụng dung cách, đúng chủ đề thì sẽ có hiệu quả tốt đối với học sinh, các em có hứng thú và thích thú đến cách tổ chức các trò chơi của giáo viên và các em khắc sâu những kiến thức. Nếu như tổ chức, thiết kế không đúng với chủ đề, hay lạm dụng không đúng cách sẽ làm mất sự tập trung chú ý của học sinh vào nội dung, đôi khi làm cho các em quá phấn khích, trầm trồ mà không chú ý đến nội dung và lời nói của giáo viên hoặc người dẫn chương trình. Cùng với các hiệu ứng, giáo viên cũng nên chọn những hình nền đơn giản, sáng và phù hợp với bài dạy để thể hiện nội dung một cách rõ ràng, không nên chọn những màn nền cầu kì, nhiều màu sắc, không thể hiện rõ nội dung, làm cho học sinh khó đọc và ảnh hưởng đến quá trình tham gia của các em. Lựa chọn các câu hỏi, đáp án ngắn gọn, súc tích và tường minh, GV: Phùng Thanh Hải Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 4 Áp dụng Công Nghệ Thông Tin vào Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp thể hiện rõ nội dung để chiếu lên màn hình, tránh quá nhiều chữ rườm rà (có thể trình bày theo dạng dàn bài giống như quá trình ghi bảng). Do ưu thế của giáo án điện tử nên ngày nay có nhiều trang thông tin cung cấp tư liệu hình ảnh, phim tư liệu của tất cả các môn học, kiến thức trong cuộc sống (http://tulieu.violet.vn/; http://www.dayhocintel.net/diendan/archive/index.php/t-8794.html; http://www.davibooks.vn/sach-moi/book/detail/74/5371/bach-khoa-cuoc- song-nhung-cau-hoi-ky-thu.html; http://www.violet.vn/phungthanhhaimt/; ) Khai thác các trang thông tin thông qua mạng Internet là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên giáo viên cần có kĩ năng chọn lọc trong vô số những tư liệu đó những gì phục vụ tốt nhất cho bài giảng, tránh ôm đồm, lạm dụng các tư liệu vào bài giảng, biến tiết học thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu, không cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh, làm loãng nội dung , dễ dẫn đến cháy giáo án. Bên cạnh đó, ở một số chuyên trang về giáo dục còn giới thiệu các giáo án điện tử mẫu. Giáo viên nên xem đó là những bài giảng tham khảo, không nên lấy đó làm của mình, đưa vào giảng dạy luôn mà trên cơ sở học hỏi để thiết kế giáo án cho phù hợp với đối tượng học sinh và địa phương mình. Tuy giáo án HĐNGLL điện tử có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thể tránh được những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế của nó là do chạy lần lượt các slide nên không để lại dàn bài như viết bảng. Khi đó giáo viên có thể khắc phục hạn chế này bằng cách tạo một slide dàn ý sau cùng để củng cố bài học. Cũng có những ý kiến cho rằng để khắc phục hạn chế trên giáo viên nên kết hợp công cụ trình chiếu với ghi bảng. Một điều cần lưu ý là nếu kết hợp hai hình thức trên với nhau giáo viên phải thực sự nhuần nhuyễn, thành thao các thao tác, chủ động thời gian, kiến thức, công nghệ và hoạt động học của học sinh. Nếu không chính điều đó sẽ gây mất thời gian, giáo viên làm việc quá nhiều mà hiệu quả không cao. Sự kết hợp các phương pháp truyền thống và hiện đại một cách nhuần nhuyễn tất nhiên sẽ đưa lại chất lượng và hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới là điều nên làm. Nhưng cho dù phương tiện kỹ thuật có hiện đại đến đâu chăng nữa thì nó chỉ hỗ trợ việc cho việc giảng dạy và tạo ra bài giảng hay hơn, sinh động hơn, song nó không là tất cả và không thể thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong giờ lên lớp. Để tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp thật GV: Phùng Thanh Hải Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 5 Áp dụng Công Nghệ Thông Tin vào Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp sự đạt hiệu quả cao hơn, giáo viên phải biết phối hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn giờ mà không làm mất đi, hoặc sai lệch về mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường. Hiệu quả tiết học vẫn tập trung vào vai trò của người thầy. Người thầy không chỉ là người truyền thụ kiến thức, ôn lại kiến thức mà còn phải biết cách dẫn dắt học sinh tham gia tích cực vào tiết NGLL và kết quả là phải xem người học sinh lĩnh hội được tri thức bao nhiêu. Học sinh phải tích cực, chủ động tiếp cận, khám phá tri thức mới mang lại hiệu quả cao trong giáo dục V. Kết quả nghiên cứu Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là mang lại một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến học sinh. Nguyên tắc thực hiện các trò chơi, các tên trò chơi, các câu hỏi và đáp án, cách trình diễn slide đóng vai trò quan trọng, nó làm cho học sinh hứng thú, phản ứng của luồng kiến thức nhanh nhẹn và nhận thức một cách chính xác các kiến thức,sự kiện quá khứ và ghi nhớ lâu hơn. Việc thiết kế giáo án và thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp trên máy tính bằng những hình ảnh tư liệu, sơ đồ, lược đồ, đoạn phim minh hoạ tái hiện lại quá khứ, hiện tại giúp tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ chủ đề “ chăm ngoan học giỏi” áp dụng những hình thức trò chơi trên thì tác động mạnh mẽ đến học sinh. Đó chính là sự hứng thú mà không thấy nhàm chán. Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh, phim tư liệu, các trò chơi tương tự như trên game show truyền hình, chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho các em. Chính những điều này sẽ thổi một luồng gió mới vào lớp học, vào nhiệt huyết nghề nghiệp của giáo viên và vào cả tinh thần hăng say học tập của học sinh để mang lại hiệu quả giáo dục cao. Thực hiện đổi mới giáo dục nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học cần có sự phối hợp của toàn xã hội, của nhà trường và gia đình của giáo viên và học sinh. Chúng ta không chỉ đổi mới về mục tiêu, nội dung mà còn đổi mới về phương pháp. Đề tài nghiên cứu của tôi mà sản phẩm là những chủ điểm của hoạt động ngoài giờ lên lớp điịen tử với nhiều trò chơi hấp dẫn đã góp phầnvào đổi mới phương pháp dạy học. Trong tương lai tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm tốt hơn. Tôi tin rằng sẽ mở rộng tích cực phạm vi đề tài góp phần đổi mới toàn diện giáo dục. GV: Phùng Thanh Hải Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 6 Áp dụng Công Nghệ Thông Tin vào Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp GV: Phùng Thanh Hải Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 7 . việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cho hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện một cách sinh động, gây hứng thú và phát huy được tính tích cực của cả giáo viên và học sinh. Ứng dụng CNTT. . Trên cơ sở thực tế đó, tôi đã quyết định nghiên cứu đưa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003 để tạo ra. bộ môn hoạt động NGLL, việc áp dụng CNTT sẽ là một ưu thế vì yếu tố trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hiểu. ghi nhớ, hứng thú các sự kiện, kiến thức mà học sinh được học