ĐỀ KIỂM TRA MÔN SỬ HỌC KÌ I Lớp: 10 chuyên Năm học: 2009 – 2010 Thời gian: 150 phút Câu 1: (1,0 điểm) Em hãy so sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu với các quốc gia phong kiến ở châu Á theo gợi ý sau: Nội dung so sánh Các quốc gia phong kiến châu Á Các quốc gia phong kiến châu Âu Thời kì hình thành Thời kì phát triển Thời kì khủng hoảng suy vong Cơ sở kinh tế Các giai cấp cơ bản Câu 2: (2 điểm) Hãy phân tích đặc điểm của xã hội phong kiến Tây Âu? Câu 3: (4,5 điểm) Kể tên các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X – XV. Trên cơ sở kiến thức đã học, phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đó? Câu 4: (2,5 điểm) Hãy nêu những biểu hiện của sự hưng thịnh ở một số đô thị ở Đàng Ngoài và Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII. Nêu ý nghĩa của sự hưng thịnh đó? ĐÁP ÁN Câu 1: (1,0 điểm) Em hãy so sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu với các quốc gia phong kiến ở châu Á theo gợi ý sau: Nội dung so sánh Các quốc gia phong kiến châu Á Các quốc gia phong kiến châu Âu Thời kì hình thành Thế kỉ thứ IIITCN - thế kỉ X Thế kỉ V - thế kỉ X Thời kì phát triển Từ thế kỉ X - thế kỉ XV Từ thế kỉ XI - thế kỉ XIV Thời kì khủng hoảng suy vong Từ thế kỉ XVI - thế kỉ XIX Từ thế kỉ XIV - thế kỉ XV Cơ sở kinh tế Nông nghiệp tự cung tự cấp ở công xã nông thôn Nông nghiệp tự cung tự cấp ở lãnh địa Các giai cấp cơ bản Địa chủ và nông dân Lãnh chúa và nông nô Câu 2: (2 điểm) Hãy phân tích những đặc điểm của xã hội phong kiến Tây Âu? Nội dung Điểm - Tổ chức thành các lãnh địa: + Lãnh địa… + Đứng đầu là lãnh chúa + Gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần 0,5 điểm - Kinh tế : + Sản xuất nông nghiệp là cơ bản + Kĩ thuật canh tác có tiến bộ + Thủ công nghiệp chỉ hoạt động trong các lãnh địa + Kinh tế lãnh địa là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc 0,5 điểm - Chính trị : + Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập + Có chính quyền, quân đội, luật pháp + Lẫnh địa như một quốc gia nhỏ trong một đất nước lớn 0,5 điểm - Quan hệ trong lãnh địa: + Lãnh chúa: + Nông nô: 0,5 điểm Câu 3: (4,5 điểm) Kể tên các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X – XV. Trên cơ sở kiến thức đã học, phân tích nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đó? Nội dung Điểm - Kể tên: + Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê + Kháng chiến chống Tống thời L ý + Ba lần kháng chiến chông xâm lược Mông – Nguyên + Khởi nghĩa Lam Sơn 0,5 điểm - Phân tích nguyên nhân thắng lợi + Tinh thần yêu nước nồng nàn + Tinh thần đoàn kết (đoàn kết toàn dân, chú trọng sự hoà thuận trong nội bộ triều đình, đoàn kết trong quân đội và đoàn kết giữa các dân tộc anh em ) + Có lực lượng lãnh đạo tài giỏi, đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, chủ động, linh hoạt. + Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh xuất sắc Yêu cầu phân tích có dẫn chức cụ thể. 1,0 điểm 1.0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm Câu 4: (2,5 điểm) Hãy nêu những biểu hiện của sự hưng thịnh ở một số đô thị ở Đàng Ngoài và Đàng Trong thế kỉ XVII – XVIII. Nêu ý nghĩa của sự hưng thịnh đó? Nội dung Điểm a. Nêu những biểu hiện của sự hưng thịnh: - Ở Đàng Ngoài, có hai đô thị tiêu biểu là Thăng Long, Phố Hiến + Thăng Long: Không chỉ là trung tâm chính trị - hành chính, văn hoá mà còn là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước với hệ thống chợ, bến cảng và hàng chục các phố hang… + Phố Hiến…Vào thời điểm thịnh đạt có tới 2000 ngôi nhà với 20 phường chuyên sản xuất hàng thủ công và buôn bán. Phố Hiến cũng là nơi hội tụ nhiều khách thương ngoại quốc phương Đông và phương Tây, tron đó phần lớn là người Trung Quốc… - Ở Đàng Trong cũng xuất hiện khá nhiều đô thị sầm uất như: Thanh Hà, Nước Mặn, Gia Định…nhưng tiêu biểu hơn cả là Hội An. + Hội An: Là trung tâm trao đổi buôn bán của cả vùng Đàng Tring, là một thương cảng quốc tế Từ đầu thế kỉ XVII, Hội An đã là một thành phố cảng lớn, hội tụ nhiều thuyền buôn, thương điếm của các nước phương Đông và phương Tây, Hội An còn có các khu cư trú riêng của người Nhật và người Hoa 0,75 điểm 0,75 điểm b. Ý nghĩa: - Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, sự hưng thịnh của một số đô thị ở hai Đàng góp phần làm cho nước ta thế kỉ XVII- XVIII phát triển toàn diện. - Sự hưng thịnh đó còn làm cho bộ mặt nước ta rạng rỡ, tạo điều kiện 1,0 điểm cho việc giao lưu buôn bán trong và ngoài nước, góp phần đưa nền kinh tế, văn hoá phát triển . ĐỀ KIỂM TRA MÔN SỬ HỌC KÌ I Lớp: 10 chuyên Năm học: 2009 – 2010 Thời gian: 150 phút Câu 1: (1,0. đoàn kết trong quân đội và đoàn kết giữa các dân tộc anh em ) + Có lực lượng lãnh đạo tài giỏi, đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, chủ động, linh hoạt. + Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh xuất