Sốt rét đái huyết cầu tố (Kỳ 3) ppt

6 330 0
Sốt rét đái huyết cầu tố (Kỳ 3) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sốt rét đái huyết cầu tố (Kỳ 3) 5. Chẩn đoán sốt rét đái huyết cầu tố: Chẩn đoán quyết định SRĐHCT: • Triệu chứng chủ yếu: - Có những triệu chứng của SR. - Nước tiểu màu cà phê - nước vối, Meyer(+) (có HCT niệu). - Hồng cầu tụt nhanh. - Da niêm mạc vàng. - Có KSTSR trong máu, khi cơn huyết tán đã xảy ra KSTSR chỉ còn gặp ở 1/3 đến 1/4 trường hợp. • Triệu chứng thứ yếu: - Bệnh nhân bứt dứt, vật vã, trằn trọc, choáng váng, chóng mặt. - Nôn khan, nôn mật xanh mật vàng. - Đau ngang lưng, đau dọc sống lưng. - Gan lách sưng, đau tức. - Mạch nhanh, huyết áp dao động, tức ngực khó thở ở một số. 6. điều trị sốt rét đái huyết cầu tố: 1. Điều trị đặc hiệu: - Về nguyên tắc: nếu đái ra HCT do chính quá trình SR tự nó gây ra thì phải dùng loại thuốc SR có hiệu lực cao; nếu là đái ra HCT do thuốc là nguyên nhân trực tiếp thì phải ngừng ngay loại thuốc đã gây huyết tán cấp. Trong thực tế thường khó có điều kiện xác định căn nguyên do đó hướng xử trí là: • Ngừng loại thuốc SR bệnh nhân đang dùng khi bị đái HCT và chuyển sang thuốc khác. • Nếu bệnh nhân đang dùng Quinin bị đái HCT: chuyển sang dùng Artemisinin uống hoặc Artesunat tiêm tĩnh mạch. • Nếu bệnh nhân đang dùng một thuốc SR khác (không phải Quinin) rồi bị đái HCT: chuyển sang dùng Artemisinin, Artesunat, hoặc Quinin. • Nếu bệnh nhân chưa kịp dùng thuốc SR đã bị SRĐHCT: điều trị SRĐHCT bằng Artemisinin, Artesunat hoặc Quinin. • Nếu bệnh nhân đã có tiền sử đái HCT sau Quinin: tránh dùng Quinin. - Liều lượng và cách dùng một số thuốc SR trong SRĐHCT: • Artemisinin viên 0,25 uống: dùng 10-20 mg/1kg nặng trong 24 giờ, trung bình 2-4 viên một ngày, cách 6-8 giờ 1 viên, tổng liều cả đợt 3 gr. • Artesunat tiêm tĩnh mạch: dùng liền đầu tiên khoảng 200mg, 24 giờ sau 100mg, tiếp tục mỗi ngày 100mg, cho đủ 5 ngày. • Quinin chlorhydrat tiêm bắp thịt hoặc truyền tĩnh mạch: liều trung bình 30 mg/1kg/24 giờ, chia 3 lần cách nhau 8 giờ. Trường hợp bệnh nhân có suy thận cấp, giảm bớt liều Quinin hoặc chuyển thuốc khác. 2. Điều trị cơ chế và triệu chứng: Tập trung vào cắt cơn tan huyết, xử trí thiếu oxy máu, điều chỉnh rối loạn nước và điện giải, ngăn ngừa và xử trí suy thận cấp. • Cắt cơn tan huyết: Dùng Corticoid để chống dị ứng quá mẫn, dùng liều hơi cao, đợt ngắn Depersolon 90mg/24 giờ, hoặc Soludecadron (Dexamethasone) 16mg/24 giờ. Trường hợp SRĐHCT nhẹ, có thể dùng thuốc kháng Histamin. • Xử trí thiếu máu, thiếu oxy: Cần thực hiện sớm để ngăn ngừa suy thận cấp thực thể, tốt nhất dùng hồng cầu bỏ huyết tương, nếu không thì truyền máu toàn phần cùng nhóm, lấy máu tươi tại chỗ, mỗi lần truyền trung bình 200ml để bổ sung số hồng cầu tan vỡ; ngoài ra cho bệnh nhân thở oxy ngắt quãng. • Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải: - Từ những ngày đầu bệnh nhân SRĐHCT thường đái ít, huyết áp hơi thấp do mất nước điện giải, và chỉ là suy thận cấp chức năng, cần được bổ sung đủ dịch thể và điện giải. - Dùng Glucose 20%, 10%, 5% và Natri clorua 0,9% để bù nước; bổ sung Na + và Cl - khi bệnh nhân nôn và vã mồ hôi nhiều, tuyệt đối không dùng Lasix khi mới thấy bệnh nhân đái ít do thiếu nước và chưa được bù dịch. • Xử trí suy thận cấp thực thể: - Tiêu chuẩn xác định suy thận cấp thực thể: • Ure niệu thấp dưới bình thường (<15 g/24 giờ hoặc < 250-500mmol/24 giờ). • Na + niệu lớn hơn hoặc bằng 30-50 mmol/lít. • Tỷ trọng nước tiểu nhỏ hơn hoặc bằng 1010. • Nghiệm pháp Lasix không đáp ứng. • Suy thận cấp thực thể dễ có những biến chứng như: tăng K + huyết nhiễm độc cơ tim, loạn nhịp tim, ngừng tim, nhiễm toan chuyển hoá, thậm chí nhiễm độc nước - thừa nước gây phù phổi cấp nếu truyền dịch quá mức. - Xử trí suy thận cấp thực thể: + Lượng dịch truyền/24 giờ phải thận trọng, tính theo công thức, bằng lượng nước tiểu + chất nôn + phân + mồ hôi + lượng nước mất do sốt cao và thở nhanh + 500ml; bổ sung điện giải phải dựa vào điện giải đồ; nói chung hạn chế nước và muối và ăn những quả có nhiều K + ; khi nôn và ỉa chảy mất nhiều Na + và Cl - , cần bổ sung Natriclorua bằng dung dịch mặn ưu trương 3-5%; trong quá trình truyền dịch cần theo dõi huyết áp tĩnh mạch trung tâm, hematocrit, tĩnh mạch cổ, diện đục gan và thường xuyên nghe hai nền phổi để ngăn ngừa phù phổi cấp. + Điều trị nhiễm độc K + và điều chỉnh nhiễm toan: bổ sung Ca ++ bằng Calci gluconat 10% hoặc Canxi clorua 10% tuỳ theo trường hợp; truyền dung dịch Glucoza 30% + Insulin + Natribicarbonat (NaHCO 3 ) 7,5%; + Chỉ định thẩm phân máu, hoặc thẩm phân phúc mạc: cần làm sớm, khi ure máu trên 35 mmol/lít, creatinin máu 200 mmol/lít, K + 5,5 mmol/lít trở lên, dự trữ kiềm (CO 3 H - ) £ 16mmol/lít. 7. TIÊU CHUẨN RA VIỆN • Hết sốt, ký sinh trùng SR(-) • Hết thiểu vô niệu; huyết cầu tố niệu (-) • Chức năng thận: hồi phục • Hồng cầu > 3 triệu trở lên. . Sốt rét đái huyết cầu tố (Kỳ 3) 5. Chẩn đoán sốt rét đái huyết cầu tố: Chẩn đoán quyết định SRĐHCT: • Triệu chứng chủ yếu: -. sưng, đau tức. - Mạch nhanh, huyết áp dao động, tức ngực khó thở ở một số. 6. điều trị sốt rét đái huyết cầu tố: 1. Điều trị đặc hiệu: - Về nguyên tắc: nếu đái ra HCT do chính quá trình SR. £ 16mmol/lít. 7. TIÊU CHUẨN RA VIỆN • Hết sốt, ký sinh trùng SR(-) • Hết thiểu vô niệu; huyết cầu tố niệu (-) • Chức năng thận: hồi phục • Hồng cầu > 3 triệu trở lên.

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan