Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
295 KB
Nội dung
Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Trang 1 Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG 1: Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS HOẠT ĐỘNG 2: Thi viết vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An Hoạt động 2: THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP THCS Tuần 2 – Tiết 2 Ngày soạn: 1. YÊU CẦU GIÁO DỤC : Giúp H. hiểu được nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS. Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó. Biết sử dụng các biện pháp hợp lý, có hiệu quả để hoàn thành trách nhiệm của năm học cuối cấp. 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: a. Nội dung: Nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp. Tầm quan trọng của việc hoàn thành. b. Hình thức: Trao đổi và thảo luận. 3. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: a. Phương tiện: Quyền công ước của liên hiệp quốc về quyền trẻ em (điều 13, 28,29,31). Một số câu hỏi thảo luận: Câu 1: Theo công ước LHQ về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gi? Câu 2: Là học sinh lớp 9, bạn thấy mình cần thực hiện tốt nhiệm vụ gì? Câu 3: Bạn thấy tầm quan trọng của việc thực hiện tốt nhiệm vụ đó là gì? Câu 4: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, cần những biện pháp gì? b. Tổ chức: - GVCN phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động. - Phân công cụ thể: o Dẫn chương trình (lớp trưởng) o Xây dựng chương trình (lớp phó học tập). o Thư ký (lớp phó sinh hoạt) o Các tổ chuẩn bị văn nghệ, trò chơi. 4. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: NTH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG T.GIAN Lớp trưởng LPSH LPHT Hoạt động mở đầu:Năm học mới đã bắt đầu được 2 tuần. Hôm nay lớp chúng ta tổ chức tiết HĐ NGLL để thảo lận về nhịem vụ của người học sinh cuối cấp THCS. Các nhiệm vụ đó là gì? Những biện pháp nào để thực hiện nhiệm vụ đó và chúng ta có quyền gì với tư cách là những trẻ em. Vì thế, tiết hoạt động hôm naysẽ giúp chúng ta hiểu được những vấn đề đó. - Giới thiệu thành phần tham dự: GVCN + HS lớp 9A1. - Cho các bạn hát 1 bài hát tập thể. - Giới thiệu thư ký. Hoạt động 1: Thảo luận nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS: Lớp phó học tập tiến hành thảo luận 4 câu hỏi ở trên. Học sinh tiến hành thảo luận theo tổ nhóm (mỗi tổ một câu). Các nhóm cử đại diện lên trình bày ý kiến thống nhất của tổ mình. Trang 2 Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An LT Nhóm 1: điều 13,28,29. Nhóm 2: phấn đấu hoàn thành tốt chương trình học tập (xếp loại G cuối năm, học tốt, lựa chọn con đường thích hợp với năng lực của mình) Nhóm 3: ý thức vươn lên, định hướng học tập tốt – kiến thức vững vàng, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường… Nhóm 4: đoàn kết, giúp nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ, học đều và tốt các môn, có phương pháp học tập tích cực đạt kết quả cao, thường xuyên kiểm trachấm điểm thi đua từng cá nhân – cán bộ lớp gương mẫu, có năng lực hoạt động, uy tín với tập thể lớp. LPHT tổng kết ý kiến và kết luận. Hoạt động 2: Giải ô chữ Phổ biến luật chơi: có 10 câu hỏi cho 5 nhóm, mỗi nhóm chọn 2 câu (1 lượt/1 câu). Sau khi nghe câu hỏi có 10(s) suy nghĩ để trả lời, ko trả lời hoặc sai, các đội còn lại giành quyền trả lời, trả lời sai thì hàng đó bỏ qua. CÂU HỎI GỢI Ý: + Hàng ngang số 1 (12 chữ): Đây là một loại quỹ thưởng cho H. nghèo, vượt khó (QUỸ KHUYẾN HỌC) – hàng dọc có chữ Q. + Hàng ngang số 2 (11 chữ): Đây là một công cụ của nước ta để bảo vệ quyền trẻ em. (LUẬT GIÁO DỤC) – hàng dọc có chữ U. + Hàng ngang số 3 (9 chữ): Đây là truyền thống của trẻ em nước ta đối với đất nước (YÊU NƯỚC) – hàng dọc có chữ Y. + Hàng ngang số 4 (5 chữ): Đây là nghĩa cử của trẻ em đối với ông bà, cha mẹ, thương binh, liệt sĩ (ĐỀN ƠN) – hàng dọc: chữ Ề + Hàng ngang số 5 (7 chữ): Đây là lực lượng chính giúp chúng ta học tập (NHÀ GIÁO) – hàng dọc có chữ N. + Hàng ngang số 6 (7 chữ): Đây là tên một nhóm quyền trẻ em (THAM GIA) – hàng dọc có chữ T. + Hàng ngang số 7 (8 chữ): Đây là yêu cầu thường xuyên của học sinh (RÈN LUYỆN) – hàng dọc có chữ R. + Hàng ngang số 8 (7 chữ): Đây là từ chỉ thứ quý nhất đối với mọi người (SỨC KHỎE) – hàng dọc có chữ E. + Hàng ngang số 9 (5 chữ): Đây là đối tượng của công ước quốc tế về quyền trẻ em (TRẺ EM) – hàng dọc có chữ E. + Hàng ngang số 10 (7 chữ): Đây là tinh thần cần có để học tập tốt (MIỆT MÀI) – hàng dọc ó chữ M. * Hãy suy ra từ hàng dọc trong ô chữ hôm nay (QUYỀN TRẺ EM) 5. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: Lớp trưởng mời GVCN phát biểu ý kiến. Sau đó hát nột bài hát tập thể. Trang 3 Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An Hoạt động 4: THI VIẾT VẼ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Tuần 4 – Tiết 4 Ngày soạn: 1. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp H. hiểu được về truyền thống của lớp, của trường, tự hào, trân trọng, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. Góp phần phát triển tư duy ngôn ngữ, kỹ năng viết, vẽ, giao tiếp, hợp tác. 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: a. Nội dung : ca ngợi truyền thống của trường, lớp. b. Hình thức : thi viết, vẽ, làm thơ, trò chơi. 3. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : a. Về phương tiện: Giấy khổ lớn, bút màu, băng dính. Gợi ý một số chủ đề (giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn, cảnh sinh hoạt của trường lớp, chân dung học sinh giỏi. Biểu điểm. Một số tiết mục văn nghệ. b. Về tổ chức: GV CN nêu chủ đề hoạt động cho H. tự lựa chọn. Lớp thảo luận, thống nhất nội dung, kế hoạch và chương trình hoạt động. Phân công người điều khiển chương trình, thư ký. Cử BGK, mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ. 4. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: NTH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG T.GIAN LT LT Hoạt động mở đầu: Hôm nay tập thể lớp 9A1 tổ chức tiết HĐNGLL với chủ đề 4 của tháng 9 đó là thi viết, vẽ ca ngợi truyền thống nhà trường. Đến dự buổi HĐ hôm nay có GVCN, thầy TPT, cùng tập thể học sinh lớp 9A1. Trườc khi vào hoạt động, đề nghị tất cả các bạn hát bài…… LT đọc chương trình hoạt động gồm các phần sau: Phần 1: thi vẽ tranh tiếp sức. Phần 2: nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường. Phần 3: thi văn nghệ. BGK là tổ trưởng của 6 tổ. Mời BGK và thư ký lên bàn làm việc. Sau đây, hoạt động “Thi viết, vẽ, hát ca ngợi truyền thống nhà trường” bắt đầu. Hoạt động 1: Thi vẽ tranh tiếp sức với chủ đề “Ngôi trường của em” Mỗi đội cử 3 người lần lượt lên vẽ cho đến hết 10’ quy định (3’ thay một thành viên) Lớp chia ra làm 3 đội: Nhanh nhất 10đ, nhì 8đ, ba 6đ. Mời thư ký dán 3 tờ giấy A3 lên bảng để các đội chuẩn bị vẽ. Hoạt động 2: Giới thiệu về truyền thống của nhà trường Trang 4 Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An LPSH LT Hoạt động 3: Hát tập thể, song ca, đơn ca. Thể lệ: hát đúng (4đ), hát hay (4đ), biểu diễn tốt có tinh thần tập thể (3đ). Đội 1: hát về thầy cô. Đội 2: hát về bạn bè. Đội 3: hát về trường lớp. Các đội lần lượt lên hát. Phần thi văn nghệ thật là hào hứng và sôi nổi, xin mời BGK nhận xét và cho điểm. Thư ký tổng hợp 3 phần thi và công bố kết quả. Cảm ơn sự nhiệt tình tham gia của các đội. Sau cùng chúng em xin cảm ơn sự hướng dẫn của GVCN, thầy TPT đã cố vấn cho chúng em về cuộc thi vẽ, thi hát giúp hoạt động của lớp thành công tốt đẹp. Kính mời GVCN rút kinh nghiệm và nhận xét cho hoạt động của chúng em hôm nay. Rút kinh nghiệm và trao phần thưởng 5. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : chuẩn bị chủ điểm tháng 10: “CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI: Trang 5 Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An Trang 6 Chủ điểm tháng 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI HOẠT ĐỘNG 1: Thi tìm hiểu thư Bác Hồ HOẠT ĐỘNG 2: Sinh hoạt chủ đề: “Em là nhà khoa học” Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An Tháng :10 Tiết:1 Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động 2: THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ I/YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp H. nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được học tập, quyền được hưởng giáo dục của học sinh và thấm nhuần ý nghĩa, những lời dạy trong thư của Bác. Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em. Biết tực hiện lời dạy của Bác để học tập tốt, rèn luyện tốt. II/CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: a. Phương tiện: Hai lá thư của Bác. Tài liệu tham khảo về công ước quốc tế quyền trẻ em. Câu hỏi, ô chữ, đáp án. b. Tổ chức: GVCN nêu mục đích và yêu cầu của chủ đề hoạt động giao cho lớp trưởng điều hành lớp và cán bộ lớp thực hiện. Lớp trưởng yêu cầu các thành viên trong lớp đọc 2 lá thư, tìm hiểu và học tập các quyền trẻ em (điều 28, 29) c. Phân công chuẩn bị: -Xây dựng chương trình: LT + BCS. -Điều khiển: LT + Thư ký. -BGK: 3 bạn: thống nhất cách chấm điểm và thang điểm. Tổ trưởng đôn đốc các thành viên trong tổ tìm hiểu nội dung thư và sẵn sàng thi hỏi – đáp và thảo luận. Các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ: chủ đề vầ Bác, về mái trường. Dự kiến mời đại biểu. LT báo cáo kế hoạch chuẩn bị cho GVCN góp ý kiến thêm. III/TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: NTH NỘI DUNG T.GIAN DCT LT *Hoạt động mở đầu: Trước khi vào hoạt động, chúng ta cùng hát bài “Thư Bác về trường em” Kính thưa cô chủ nhiệm, các bạn thân mến. Lúc sinh thời Bác Hồ của chúng ta từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn đến tột bậc là làm sao cho đất nước được hòa bình độc lập, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…”. Vâng, được học hành là nguyện vọng của Bác đối với mọi người, nhất là đối với thanh thiếu niên Việt Nam. Vì thế trong những bức thư Bác gửi cho HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH (09/1945) và thư gửi ngành GD (10/1968) Bác luôn tỏ ra quan tâm về vấn đề đó. Khắc sâu lời dạy của Bác và suy nghĩ, hành động của chúng ta như thế nào. Hôm nay, tập thể lớp 9A1 chúng em tổ chức hoạt động với chủ đề “Thư Bác về trường em” Đến dự lễ có cô chủ nhiệm, toàn thể HS lớp 9A1. Tôi xin thông qua chương trình hoạt động của lớp. 1. Thi tìm hiểu. 2. Thi giải ô chữ. 5’ 5’ Trang 7 Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An LPHT ĐỘI A ĐỘI B BGK ĐỘI A ĐỘI B BGK ĐỘI A ĐỘI B BGK LPHT 3. Văn nghệ theo chủ đề. Chương trình hoạt động bắt đầu. Cả lớp cùng hát bài “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” Tổ 1 cử 1 bạn hát bài “Nhớ ơn Bác” *Hoạt động 1: Nghe đọc thư Bác Hồ và thảo luận: Lớp ta sẽ chia làm 2 đội: đội A( tổ 1,2,3), đội B(tổ 4,5,6) Ban giám khảo: 6 bạn tổ trưởng Nội dung thi: các tổ cử đại diện bốc thăm câu hỏi (suy nghĩ và trả lời trong vòng 10 giây). Nếu trả lời chưa đầy đủ, được phép bổ sung, trả lời đúng 10đ. Câu 1: Trong thư gửi H. nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước VNDCCH được Bác Hồ viết vào thời gian nào? (tháng 9/1945) Câu 2: Trong thư Bác nhấn mạnh ý nghĩa trọng đại của một nền giáo dục mới. Bạn hãy đọc lại lời thư đó của Bác. (Nhưng sung sướng hơn nữa ….năng lực sẵn có của các em) Đánh giá câu trả lời của 2 đội -> cho điểm. Câu 3: Trong thư Bác nói về vai trò, trách nhiệm của học sinh, bạn hãy đọc lại đoạn thư đó của Bác. (Sau 80 năm nô lệ ….phần lớn nhờ công học tập của các em) Câu 4: Trong thư Bác viết 10/1968, Bác căn dặn thầy trò về công tác chuyên môn và học tập như thế nào? (Dù khó khăn đến đâu…đỉnh cao của KHKT). Đánh giá cho điểm. Câu 5: Quyền được hưởng GD trong thư Bác của thanh thiếu niên nhi đồng như thế nào? Bạn hiểu gì về quyền được hưởng GD? (…1 nền GD nó sẽ tạo… năng lực sẵn có của các em). Quyền được hưởngGD là quyền cơ bản trong sự hình thành và phát triển tài năng, nhân cách của các em. Câu 6: Thiếu niên nhi đồng được hưởng quyền gì trong điều 28 công ước quốc tế? (Quyền được hưởng GD) Câu 7: So sánh đối tượng và hoàn cảnh đất nước ta được bác Hồ đề cập trong 2 bức thư của Bác gởi cho HS, cho ngành GD (9/1945 đất nước vừa dành độc lập. 10/1968 đất nước kháng chiến chống Mỹ…) Câu 8: Nêu những suy nghĩ của bạn sau khi đọc 2 lá thư trên (liên hệ tự do…) Tổng hợp số điểm của 2 đội -> kết quả. Cho cả lớp hát bài “Bác Hồ người cho em tất cả” *Hoạt động 2: Thi giải ô chữ Gồm 5 ô hàng ngang -> giải đáp 1 ô sẽ có phần thưởng đặc biệt. Hàng ngang số 1: Đây là điều mong muốn nhất của nhân loại. (Hoà bình) Hàng ngang số 2: Đây là lực lượng giúp chúng ta học tố. Hàng ngang số 3: Đây là nền Gd được Bác Hồ nói đến sau khi nước VNDCCH ra đời (Độc lập). Hàng ngang số 4: Đây là quyền trẻ em được Bác Hồ quan tâm trước hết (Được học tập). Hàng ngang số 5: Đây là đối tượng được Bác Hồ yêu quý, quan tâm nhất. (Nhi đồng) 15’ 10’ Trang 8 Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An Từ hàng dọc: Trong bài hát “Người cho em tất cả” của nhạc sĩ Hoàng Long, Hoàng Lân là ai? *Hoạt động 3: Văn nghệ: Mời một bạn hát bài “Bác còn sống mãi” Từ những lời dạy của Bác, chúng ta nguyện làm theo lời Bác. Cả lớp cùng hát bài “Thanh niên làm theo lời Bác” 5’ *Kết thúc hoạt động: 5’ Bạn hiểu gì về câu nói của Bác “Non sông Việt Nam…công học tập của các cháu” Vậy chúng ta hãy cùng nhau phấn đấu học thật tốt để hướng đến một tương lai tươi sáng. Đánh giá hoạt động. Chuẩn bị hoạt động”Em là nhà khoa học” Chuẩn bị kiến thức các môn Lý, Hóa, Sinh, Toán…) ============================================================= Tháng :10 Tiết:2 Ngày soạn: Ngày dạy: Hoạt động2: EM LÀ NHÀ KHOA HỌC 1. YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp H. : Nâng cao quyền được phát triển khả năng trí tuệ, vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng KH xảy ra trong tự nhiện, xã hội và đời sống. Từ đó càng yêu thích các môn học, hăng say học tập, có thái độ học tập đúng đắn. Rèn luyện các kỹ năng tham gia văn nghệ, hoạt động, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: a. Nội dung: Kiến thức một số môn học như: Toán, Lý, Hóa, Sinh và một số hiện tượng KH xảy ra trong TN và đời sống, các bài toán vui, câu đố có nội dung khoa học. b. Hình thức: Thi đua giữa các tổ và văn nghệ, trò chơi xen kẽ. 3. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: a. Phương tiện: Câu hỏi về một số hiện tượng tự nhiên, xã hội, một số bài toán vui, câu đố khoa học. Phiếu ghi câu hỏi – bảng ô chữ – hộp đựng phiếu. Đáp án, thang điểm cho BGK. Điều 29 – khoản 1 – mục a công ước LHQ về quyền trẻ em. Trang 9 Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An b. Tổ chức: 4 nhóm: Nhà toán học trẻ tuổi – Nhà hóa học trẻ tuổi – Nhà Lý học trẻ tuổi – Nhà Sinh học trẻ tuổi. Mời GV: HS cho câu hỏi và đáp án cho BGK (có thể mời vào BGK) Mỗi HS sưu tầm thêm câu hỏi, câu đố có nội dung khoa học. Phân công người dẫn chương trình (LT), thư ký (LPSH). Các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. 4. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: NTH NỘI DUNG T.GIAN *Hoạt động mở đầu: Hát tập thể bài “Lớp chúng mình” Thưa GVCN và toàn thể các bạn, thế giới chung quanh ta thật tươi đẹp, diệu kỳ và còn bao điều bí ẩn đang chờ mỗi chúng ta khám phá để phục vụ cho cuộc sống ngày càng tốt hơn. Nhưng muốn khám phá thiên nhiên, muốn thiên nhiên phục vụ con người chúng ta phải có kiến thức sâu và rộng bằng con đường học tập không ngừng. Để giúp mỗi chúng ta có thêm những kiến thức khoa học kỳ diệu về thiên nhiên, về xã hội. Hôm nay lớp chúng ta tổ chức hoạt động “EM là nhà khoa học” Đến dự buổi sinh hoạt hôm nay có GVCN và toàn thể các bạn học sinh lớp 9A1. Nội dung sinh hoạt gồm 2 phần: Phần I: Thi giữa các đội. Phần II: Thi dành cho khán giả. Xen kẽ là các tiết muc văn nghệ. Tiết SH:”Em là nhà khoa học bắt đầu” *Hoạt động 1: Thi giữa các đội: Mời 4 đội lên thi (mỗi đội có 3,4 HS) Thể lệ: đọc câu hỏi: khi đọc xong câu hỏi, các đội giơ tay giành quyền ưu tiên. Mỗi câu hỏi 10đ (nội dung 8đ, cách diễn đạt 2đ) Nếu đội chưa trả lời đúng thì đội khác bổ sung trong 5 giây. Câu 1: hàng ngày. Ta vẫn thấy kiến bò khắp nơi. Hễ gặp nhau là kiến chụm đầu vào nhau rồi mới đi tiếp. Bạn hãy giải thích vì sao? -> Nhóm nhà sinh học trẻ tuổi trả lời: (Đó là tín hiệu phát hiện ra mồi của chúng và thông báo cho nhau để đi tha mồi) câu 2: Toán học phát triển sớm nhất là ở nước nào? Nhóm nhà Toán học tuổi trẻ trả lời (Trung Quốc) Câu 3: Tại sao kim loại Natri có thể cháy được trong nước. Nhóm nhà Hoá học tuổi trẻ trả lời (Do Natri phản ứng với nước thì tỏa nhiệt lớn) Câu 4: tại sao tàu thuyền lại nổi được? Nhóm nhà vật lý học trẻ tuổi trả lời (Vận dụng lực đẩy Ac – si – mét và cấu tạo nguyên liệu làm vỏ tàu để giải thích) Câu 5: Tại sao số 0 được gọi là số chẵn. Nhà Toán học trẻ tuổi trả lời. (Trong số nguyên, số 0 không có bội, mọi số tự nhiên đều là ước số của số 0. Số 0 có thể chia hết cho 2, do đó số 0 có thể chia hết cho 2, do đó số 0 là số chẵn) Câu 6: tại sao sờ vào kim loại ta thấy lạnh? Nhà toán học trẻ tuổi trả lời (Kim loại dẫn nhiệt tốt hơn, hơi nóng ở da tay Trang 10 [...]... có được độc lập, tự do hòa bình như ngày hôm nay,dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chi n chống ngọai xâm và dành được nhiều chi n công vang dội, biết bao anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống ,hy sinh,hôm nay trong buổi sinh họat này,chúng ta sẽ ôn lại truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta qua các cuộc kháng chi n kể cho nhau nghe về những con người cao cả đó qua b/c tìm hiểu của các tổ (lớp vỗ... Trần Hưng Đạo) Câu 2: chi n dịch điện biên phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm thời gian bắt đầu và kết thúc (55 ngày đêm từ 13/3 đến 7/5/1954) Câu 3: Chi n dịch giải phóng được đặt tên là gì? Bắt đầu từ ngày nào? Trang 23 T.GIAN Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An (chi n dịch HCM từ ngày 26/4/75) Câu 4:Nêu tên chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập trên đất Bình Dương? (Chi bộ nhà máy xe lửa Dĩ... động 1:Giao lưu với Đảng viên tiêu biểu Các tổ, các cá nhân lần lượt nêu câu hỏi giao lưu Câu 1: Xin cho chúng em biết quá trình thành lập ĐCSVN Câu 2: Xin cho chúng em biết sơ bộ về đặc điểm tình hình tổ chức Đảng của Thị trấn chúng ta Câu 3: Xin cho chúng em biết Đảng viên tiêu biểu nhất? Câu 4: Trong sinh hoạt Đảng bộ bác cho chúng con biết ước mơ của Đảng viên là gì: Câu 5: Vai trò lãnh đạo của các... YÊU CẦU GIÁO DỤC: Học sinh hiểu được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc Trang 22 Hồ Thị Ngọc Hằng Trường THCS Vĩnh An - Tự hào và tự xác định trách nhiệm phải học tập tốt phát huy truyền thống đó 2 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỌC TẬP : a Nội dung: Truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân ta để dành độc lập tự do - Các gương chi n đấu tiêu biểu - Nhiệm vụ của học sinh lớp 9 đối với truyền... giáo, về tình cảm thầy trò ( các đơn vị tổ và cá nhân tự nguyện ) b Tổ chức: - GVCN: Định hướng nội dung họat động (họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế họach và động viên tích cực tham gia (học sinh) - Học sinh : họp chia nhóm phân công câu hỏi thảo luận (4 nhóm, mỗi nhóm 2 câu hỏi) - Phân công mỗi tổ một tiết mục văn nghệ 4 TIẾN HÀNH HỌAT ĐỘNG: NTH NỘI DUNG T.GIAN a.Họat động mở đầu: Hát bài hát tật thể... trò, công lao to lớn của thầy cô giáo trong sự nghiệp GDĐT, những người ngày đêm chăm lo cho sự nghiệp học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh Ở trường ta, tòan thể học sinh đang ngày đêm chăm lo học tập, rèn luyện, tu dưỡng để càng xứng đáng hơn với sự tin cậy mong muốn của thầy cô giáo Ở những buổi họat động trước, lớp ta đã có nhiều họat động thể hiện lòng tôn sư trọng đạo theo truyền thống tốt... tiết mục văn nghệ; chọn 4 thành viên dự thi hát, ngâm thơ, kể chuyện; chuẩn bị một số câu đố vui Mỗi học sinh đều tìm hiểu, ôn luyện, sẵn sàng tham gia vào hoạt động 4 TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: NTH NỘI DUNG T.GIAN *Hoạt động mở đầu: hát tập thể *Tuyên bố lý do: Những chi n công thầm lặng, những hy sinh cao cả của các anh hùng, liệt sĩ, những đóng góp của các bà mẹ Việt Nam anh hùng, của các tầng lớp nhân... khó lại vừa thú vị đòi hỏi H phải nhanh trí, phối hợp nhau thì mới giải được với kết quả tốt nhất Hôm nay lớp chúng ta tổ chức hội thi để tạo điều kiện cho những người thông minh, đoàn kết với nhau về trí tuệ và tinh thần mang lại chi n thắng về cho tổ -Giới thiệu chương trình: -Giới thiệu BGK, thư ký * Hoạt động 1: Thi hỏi đáp giữa đại diện các tổ -Đại diện các tổ bắt thăm câu hỏi -LT đọc câu hỏi 10... số câu hỏi: Câu1: Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào? Câu 2: Hãy kể những nét chính vể sự đối mới kinh tế ở nước ta hiện nay Câu 3: Hãy kể tên những thành phần kinh tế hiện nay ở nước ta? Câu 4: Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và phát triển đất nước hiện nay ko? Vì sao? Câu 5: Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm cùa bạn đối với những hiện tượng tiêu... thành ngày hội truyền thống của giáo dục Em xin thay mặt lớp gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến thầy cô giáo,sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp “trồng người” Chúng em xin hứa với thầy cô sẽ chăm chỉ học tập tốt, không ngừng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để đền đáp công ơn dạy dỗ của các thầy cô trong những năm học vừa qua Mời lớp phó sinh họat đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô LPSH . chúng ta tổ chức hoạt động “EM là nhà khoa học” Đến dự buổi sinh hoạt hôm nay có GVCN và toàn thể các bạn học sinh lớp 9A1. Nội dung sinh hoạt gồm 2 phần: Phần I: Thi giữa các đội. Phần II: Thi. động (họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế họach và động viên tích cực tham gia (học sinh) - Học sinh : họp chia nhóm phân công câu hỏi thảo luận (4 nhóm, mỗi nhóm 2 câu hỏi) - Phân công mỗi tổ. tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh. Ở trường ta, tòan thể học sinh đang ngày đêm chăm lo học tập, rèn luyện, tu dưỡng để càng xứng đáng hơn với sự tin cậy mong muốn của thầy cô giáo. Ở