1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Toi yêu em

11 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 146,5 KB

Nội dung

Nguyễn Thị Tú Văn06A Tuần: 26 Ngày soạn: 04/11/2009 Ngày dạy: 06/11/2009 GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11(CHUẨN)  Tiết 91: TÔI YÊU EM - Puskin - I - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung tâm tình lẫn ngôn từ nghệ thuật. - Rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu thể loại thơ mà cụ thể là thơ nước ngoài (phân tích trong mối tương quan giữa bản dịch thơ và dịch nghĩa) - Hình thành thái độ về một tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, đầy vị tha, cao thượng. II - Cách thức tiến hành: 1. Phương pháp dạy học: - Kết hợp phương pháp đọc hiểu, diễn giảng, nêu vấn đề, vấn đáp với phương pháp trực quan. - Đi từ diễn dịch (từ giới thiệu khái quát tác giả, xuất xứ tác phẩm đến phân tích cụ thể bài thơ) đến qui nạp (từ phân tích cụ thể bài thơ, liên hệ với một số bài thơ khác, liên hệ với những chi tiết cuộc đời, khái quát tư tưởng, tình cảm, phong cách thơ ca của Puskin. 2. Phương tiện dạy học: - SGK, SGV, giáo án, bảng phụ ( Bảng 1: thành tựu của các thể loại thơ Puskin Bảng 2: bản dịch nghĩa của bài thơ: Tôi đã yêu em) III - Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp, nắm sỉ số :(1’) 1 Nguyễn Thị Tú Văn06A 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Hãy đọc một số câu (đoạn, bài) thơ về tình yêu lứa đôi mà các em cho là hay và cho biết cái hay của câu (đoạn, bài) thơ đó là gì? 3. Lời vào bài mới: (1’) Từ khi loài người biết yêu và biết làm thơ đã có thơ về tình yêu. Tình yêu là đề tài luôn luôn xưa cũ và cũng luôn luôn mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này đều có những phát hiện mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài huyền diệu này đều có những phát hiện riêng. Những bài thơ tình hay nhất không hẳn là những bài thơ có hình thức đẹp đẽ, ngôn từ bóng bảy,…mà điều quan trọng là tiếng nói chân thành nơi trái tim yêu đã làm rung động bao trái tim khác khi họ đến với tình yêu tạo nên một sự cộng hưởng sâu xa trong tâm hồn nhân loại. Tôi yêu em của Puskin là moật bài thơ như thế. Bằng một cách nói giản dị, chân thành, Puskin đã dạy cho con người biết yêu một cách cao thượng và nhân văn. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt 10’ HĐ 1: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn (SGK) Hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Puskin và bài thơ Tôi yêu em? Gọi một Hs khác bổ sung, nhận xét, tóm ý. Đọc Trình bày Bổ sung Lắng nghe, nhận xét I - Tìm hiểu chung: 1. Tác giả:  Cuộc đời: - Alecxanđr Xergâyêvich Puskin (1799-1837) - Xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Maxcơva  Sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ. - Puskin mê làm thơ từ nhỏ, 15 tuổi đã có thơ đăng báo. Nhà thơ nổi tiếng Giucôpxki đã coi Puskin là “người khổng lồ tương lai” - Khát vọng tự do thấm đượm trong thơ Puskin. Ông là người ca sĩ có tự 2 R ? Nguyễn Thị Tú Văn06A Dựa vào SGK, em hãy nêu xuất xứ của bài thơ? Yêu cầu HS dựa vào SGK để ghi nhận. + Câu 1,2: Đọc chậm, ngập ngừng (do đây là lời thú nhận, rồi tự nhủ). + Câu 3,4: mạnh mẽ, dứt khoát (như một lời húa hẹn) + Câu 5,6: day dứt, u buồn (sự hồi tưởng và kiểm nghiệm) + Câu 7,8: nhẹ nhàng, điềm tĩnh (mong ước và điềm tỉnh) Nhận xét cách đọc Bố cục bài thơ có thể chia làm mấy đoạn?Mỗi phần thể hiện ý nghĩa gì? Chia nhóm thảo luận trong thời gian 2’, sau đó cử đại diện trả lời. Ghi nhận Trả lời Lắng nghe Thảo luận.trả lời. do. Puskin còn là ca sĩ của tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu là cảm hứng trong rất nhiều sáng tác của ông. - Tên tuổi Puskin đã trở thành biểu tượng của văn hóa Nga, thơ ông gần gũi mọi tâm hồn Nga. Gorki coi Puskin là “khởi đầu của mọi khởi đầu còn Gôgôn thì cho rằng Puskin sinh trước thời đại mình hai trăm năm.  Sự nghiệp sáng tác: - Tài năng thể hiện trên nhiều thể loại: tiểu thuyết thơ, trường ca, truyện ngắn, kịch…nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ với đủ loại đề tài. - Có nhiều đóng góp cho thơ ca, văn chương Nga ở cả 2 phương diện: + Nội dung: thể hiện tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu. + Hình thức: xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga. 2.Tác phẩm: 2. 1 Cảm hứng: Khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với Ôlênhina – người con gái nhà thơ cầu hôn nhưng không được chấp nhận. 2.2 Nhan đề: Nhan đề do người soạn đặt. 2.3 Bố cục: Bài thơ chia thành 3 đoạn. - Đoạn 1( 4 câu đầu): Lời giã từ 3 ? ? Nguyễn Thị Tú Văn06A 24’ Nhận xét, rút ra bố cục thích hợp HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. Hãy đọc lại 4 câu thơ đầu và liên hệ với toàn bài thơ,cho biết cum từ nào được lập lại nhiều lần và nó có ý nghĩa như thế nào? Thể hiện tình yêu có rất nhiều cách, nếu như Nguyễn Bính trong thơ ca Việt Nam khi nói về tình cảm của mình phải đi từ“Nắng mưa là bệnh của trời” rồi mới nói “Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.” Thì ông hoàng của ty XD lại dùng những hình ảnh như biển, sóng “anh không…bên sóng”để nói về tình yêu của mình. Không đâu xa, Ta-go thrng bài thở tình 28 của mình thì nói sao các em? Dùng những từ rất mỹ lệ, đặc sắc: “Nếu đời anh chỉ là viên ngọc/ anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh và xâu thành một chuổi/ quàng vào cổ em Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa/tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng/ anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em Để rồi: “Nhưng em ơi đời anh chỉ là một trái tim” mà “Em là nữ hoàng của vương quốc đó” Cũng thể hiện tình yêu nhưng Puskin của chúng ta ngay từ đầu bài thơ đã đi thẳng vào điều cốt yếu  thể hiện sự giản dị, mộc Bổ sung Ghi nhận Đọc Lắng nghe Trả lời mối tình thắm thiết. - Đoạn 2 (2 câu tiếp theo): Nổi đau khổ, hờn ghen. - Đoạn 3 (2 câu còn lại): Tình yêu cao thượng, vị tha. . II- Đọc- hiểu văn bản: 1. Lời giã từ mối tình thắm thiết:  Câu 1,2: Lời thú nhận, tự nhủ của nhân vật trữ tình. - Cụm từ: “Tôi yêu em” được lập lại: lời khẳng định kết hợp sự thú nhận  trực tiếp, ngắn gọn, cách nói giản dị, chân thành. 4 R ? Nguyễn Thị Tú Văn06A mạc, nhưng rất chân thành. Tình yêu của nhân vật trữ tình cho đối tượng “em” không chỉ được thể hiện qua điệp khúc “Tôi yêu em” mà còn được thể hiện qua hình ảnh. Hình ảnh đó là hình ảnh nào? Và nó thể hiện ý nghĩa gì? Nhưng cái tình đó có phải là đang rạo rực trong hiện tại không các em? => Không, chúng ta nhận thấy thời điểm đang nói là hiện tại nhưng từ “đến nay” đã cho ta biết tác gỉa đang nói về tình yêu không phải trong hiện tại, nó đã tồn tại từ trước, rạo rực từ trước và “đến nay” tác gỉa muốn đấy nó vào qúa khứ, muốn nó tàn phai. Những từ ngữ thể hiện sự trăn trở, băn khoăn của nhân vật khi muốn đẩy tình yêu vào qúa khứ? Đại từ nhân xưng được thể hiện trong bài thơ này là đại từ nào?Tác giả dùng với mục đích gì? Gợi: Tôi-em Thúy Toàn đã dịch bài thơ này rất hay nhưng cũng chưa thật sát nghĩa. Trình bày bảng phụ: Trong bản dịch là “ tôi đã yêu cô”: thể hiện rõ tình cảm qua sự trang trọng có phần xa lạ trong cách xưng hô.(dùng ngôi thứ hai số nhiều: “cô” thay cho ngôi thứ hai số ít “em”). Một Đọc diễn cảm. Trả lời Trả lời Theo dõi SGK, thảo luận, trả lời Im lặng, lắng nghe, quan sát bảng phụ Đọc và trả lời câu hỏi. - Hình ảnh:“ngọn lửa tình” Nghệ thuật hoán dụ  Tình cảm mạnh mẽ, rạo rực. - Từ ngữ: “ đến nay”,“chừng có thể”, “chưa hẳn”  Tâm trạng day dứt băn khoăn của nhân vật trước tình cảm của mình  tình cảm của mình chưa thể tàn phai được. - Đại từ nhân xưng: Tôi – em  Trân trọng, xa cách  Giữ khoảng cách với em. * Bảng phụ 1 5 ? ? ? ? Nguyễn Thị Tú Văn06A người rất ý thức trong cách dùng từ như Puskin trong bài “Ngài và anh, cô và em” viết tặng Ô-lê-nhi-na khi mới gặp nàng: “ Nàng buột miệng đổi tiếng ngài trống rổng/ Thành tiếng anh tha thiết đậm đà/ Và gợi lên trong lòng đang say đắm/ Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca. Trước mặt nàng tôi trầm ngâm đứng lặng Không thể rời ánh mắt khỏi nàng Và tôi nói : “thưa cô, cô đep lắm!” Mà thâm tâm: “anh quá đổi yêu em!”  Rất ý thức trong cách dùng từ nhưng ở đây tg lại dùng Tôi. Em hiểu như thế nào về cách dùng từ xưng hô này? Gợi: xa lạ, tác gỉa muốn đẩy mình vào nơi xa cách với “em”  + Câu 3,4: Em hãy đọc hai câu thơ 3,4 và cho biết chuyển biến tâm trạng của nhân vật thể hiện qua những từ ngữ nào? “nhưng”, “không để”. Nếu như ở 2 câu trên có sự phân vân (bằng các từ như: chừng có thể, chưa hẳn) thì ở đây là sự dứt khoát, mạnh mẽ. + Cấu trúc câu phủ định triệt để: “không …thêm nữa”=> một sự dằn lòng, một sự vượt lên. Dù ngọn lửa tình vẫn chưa tàn phai được nhưng tôi vẫn cương quyết Cương quyết nhằm mục đích gì của nhân vật “tôi”? Suy nghĩ, Trả lời Đọc Xem SGK, trả lời. Trả lời nhanh Tóm lại: Câu 1,2 như lời khẳng định tình yêu đồng thời như lời tự nhủ của nhân vật về tinh yêu dành cho em.  Câu 3,4: Sự quyết tâm . - Từ ngữ: “nhưng”, “không để” - Cấu trúc câu: “không…thêm nữa”  phủ định triệt để.  Dứt khoát, mạnh mẽ vì không muốn “em” phải “bận lòng” hay “u hoài”. Vượt lên của ý chí: muốn đem lại hạnh phúc cho em. 6 ? R Nguyễn Thị Tú Văn06A  Không để em “ bận lòng” hay hồn em phải gợ bóng “u hoài”  Liên hệ cuộc đời tác gỉa: cầu hôn bị từ chối sẽ rất buồn. Nếu so nỗi buồn của nhà thơ với cái “bận lòng” “u hoài” của “em” thì dĩ nhiên là tôi - tác gỉa sẽ buồn hơn rất nhiều.Và ở đây chúng ta thấy sự vị tha, nghĩ đến “em”, mong muốn đem lại hạnh hạnh phúc cho em  tâm hồn vươn đến tình yêu với một ý nghĩa đích thực: làm cho người mình yêu hạnh phúc mới là quan trong nhất dù “tôi” có buồn, có đau khổ thì tôi cũng không để cho em phải “bận lòng” hay “u hoài” dù đó là tình yêu của “tôi”.  4 câu thơ đầu có sự giằng xé giữa tình cảm và lý trí. Tình yêu của Puskin là như thể: mãnh liệt, cao cả, giàu vị tha. Và nếu chỉ dùng lại ở đó thì ty này lại giống như một cái gì thoát tục, không có thực…Tình yêu trong thơ Puskin không chỉ có thế mà còn có cả những cảm giác đớn đau rất thật. Nỗi đau đó được tác gỉa thể hiện trong dòng hồi tưởng ở 2 câu 5,6 kế tiếp. + câu 5,6: Nếu như 2 câu 3,4 chỉ có một dấu phấy ngắt giữa 2 câu làm cho câu thơ suôn sẻ, thể hiện một sự quyết tâm thì em thấy sự thể hiện ở đoạn 2, câu 5,6 có những điểm khác như thế nào nhận xét gì về cách ngắt đó? - Nhiều dấu phẩy, nhiều ngắt Dựa vào văn bản, xác định Suy nghĩ, trả lời Đọc, trả lời độc lập Tại chổ, trả lời 2. Nổi đau khổ, hờn ghen: - Kết cấu: nhiều dấu phẩy, nhiều ngắt cách.  sự rối bời, khúc mắt, sự trào lên của tình cảm mãnh liệt với những sắc thái tình cảm. - Các sắc thái tình cảm: + “Âm thầm”, “không hy vọng”  đơn phương. 7 ? Nguyễn Thị Tú Văn06A cách, thể hiện sự rối bời, khúc mắt, sự trào lên của tình cảm mãnh liệt với những sắc thái tình cảm. Hai câu thơ đã thể hiện những sắc thái tình cảm của nhân vật trữ tình, em hãy cho biết những sắc thái tình cảm phức tạp của nhân vật đó là gì? Và em có nhận xét như thế nào về các sắc thái đó? Gợi: âm thầm, không hy vọng rụt rè, ghen tuông. Đây là những sắc thái vốn có của một tình yêu trần thế. Ta-go cũng đã nói “trái tim anh lại là vui sướng, khổ đau của nó là vô biên”. Ở Puskin thì nỗi đau khổ là nỗi đau của một tình yêu cháy bỏng trong âm thầm; cuồng nhiệt nhưng trong vô vọng. Tưởng đã khổ đau lắm rồi nhưng khi tác gỉa nói “rụt rè”, “ghen tuông” thì nỗi đau ấy làm cho người ta trở nên yếu đuối, trăn trở…đến ghen tuông bất lực. Cấu trúc ngữ pháp “ lúc… khi” thể hiện điều gì? HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn thơ cuối. Liên hệ: Puskin trong thơ tình của mình đã viết rất nhiều về Suy nghĩ, trả lời Tập trung xem SGK + “Rụt rè”, “hậm hực lòng ghen”  yếu đuối, bất lực.  Sắc thái vốn có của một tình yêu trần thế. - Cấu trúc ngữ pháp:”lúc…khi”  mức độ thường xuyên, luôn luôn bị dày vò, đau khổ.  Tác giả đã bày tỏ một cách chân thành, không né tránh những nỗi đau, góc khuất tận đáy sâu của tâm hồn mình  sự trào dâng của tình cảm. 3. Tình yêu cao thượng, vị tha: mong ước, thiết tha: - “Chân thành”, “đằm thắm”  phẩm chất mà mọi tình yêu đều muốn đạt được  tình yêu đã đi đến bề sâu của nó. 8 ? ? Nguyễn Thị Tú Văn06A 3’ lòng ghen. Ông cho rằng: “trên đời này không có tra tấn nào đau đớn hơn những dày vò khắc nghiệt của ghen tuông”. Cũng vì ghen tuông mà Epghênhi và Lenxki trong “Epghênhi, Ônhêghin” vốn là 2 người bạn đã dẫn đến một cuộc thi đấu súng một mất một còn Alêcô trong “đoàn người Tigan” thì giết chết người yêu mình khi bị phản bội.  Đó là những trạng thái tiêu cực, vị kỉ và nhân vật “tôi” với một chủ ý sáng suốt, một trái tim biết yêu thương thật sự đã vượt lên tất cả những nổi đau, sự vị kỉ để đến với một tình yêu cao thượng và rất đổi nhân văn: “ Tôi yêu em chân thành, đắm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. + Chân thành, đằm thắm: là 2 phẩm chất mà mọi tình yêu đều muốn đạt tới. + Lời cầu chúc: Theo lôgic thông thường thì người ta sẽ cầu mong cho người mình yêu cũng yêu mình. Nhưng tình yêu cao thượng đã khiến nhân vật trữ tình vượt lên trên cái logic thông thường đó, mang đến cho câu thơ cuối một bất ngờ và nhiều ý vị? Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa lời cầu chúc này? Có nhiều cách hiểu: + Tự tin kiên hãnh khẳng định tình yêu của mình một lần nữa. Tình yêu của tôi dành cho em lớn lắm, và tôi luôn mong ước em cũng được yêu bởi một tình Suy nghĩ, trả lời Lắng nghe, thắc mắc, ghi nhận - Lời cầu chúc: + Tình yêu cao cả của “tôi” dành cho em, + “Tôi” luôn mong muốn em được hạnh phúc trọn vẹn. III - Tổng kết: - Nội dung: (ghi nhớ): thể hiện nỗi buồn nhưng đây là nỗi 9 ? Nguyễn Thị Tú Văn06A yêu to lớn như vậy. + Sự chua xót, nối tiếc: người tình của em chắc gì đã yêu em bằng tôi, nhưng tôi cũng cầu chúc em được hạnh phúc.  Với cách hiểu nào đi nữa thì qua lời cầu chúc chúng ta cũng thấy rằng: tình yêu cao cả của “tôi” dành cho em, và tôi luôn mong muốn em được hạnh phúc tron vẹn  sự hài hòa giữa tình cảm và lý trí. HĐ 4: Hướng dẫn HS ghi nhận những nội dung cần nắm. Bài thơ đã gợi cho các em những cảm nghĩ gì về hồn thơ Puskin nói chung và tình yêu nói riêng? => Thể hiện nỗi buồn nhưng đây là nỗi buồn trong sáng, không hề bi lụy của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu vị tha dẫu mối tình vô vọng. được viết bằng loại ngôn ngữ trong sáng, giản dị, nhưng vô cùng tinh tế. Điều này được thể hiện rất đậm đặc trong các sáng tác của ông như nài “Một chút tên tôi đối với nàng…Có điều kiện thì các em về nhà tìm hiểu thêm . Gọi HS đọc phần ghi nhớ (SGK) Khái quát, trả lời Đọc ghi nhớ buồn trong sáng, không hề bi lụy của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu vị tha dẫu mối tình vô vọng. - Nghệ thuật: Ngôn ngữ trong sáng, giản dị nhưng tinh tế 4. Củng cố:(1’) Bài thơ dạy cho chúng ta biết yêu thương và yêu thương bằng tấm lòng, bằng sự cao thượng đối với mọi người.Trong cuộc sống và cũng như trong quan hệ bạn bè của chúng ta cũng vậy, đôi khi có những chuyện không như ý muốn của ta, chúng ta buồn, nhưng hãy dẹp qua những ít kỉ cá nhân tầm thường để nghĩ đến người khác, làm người khác vui vì đấy cũng là một cách giúp ta cảm thấy vui hơn và cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn. 5. Dặn dò:(1’) 10 R ? [...]...Nguyễn Thị Tú Văn06A Các em về xem phần đọc thêm: bài thơ tình số 28 của Ta-go, so sánh thơ tình Ta-go với thơ tình Pusin Đọc trước bài “Người trong bao”, viết bài tóm tắt tiểu sử để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo  Chú thích các . với một tình yêu cao thượng và rất đổi nhân văn: “ Tôi yêu em chân thành, đắm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em . + Chân thành, đằm thắm: là 2 phẩm chất mà mọi tình yêu đều muốn. của em chắc gì đã yêu em bằng tôi, nhưng tôi cũng cầu chúc em được hạnh phúc.  Với cách hiểu nào đi nữa thì qua lời cầu chúc chúng ta cũng thấy rằng: tình yêu cao cả của “tôi” dành cho em, . mẽ vì không muốn em phải “bận lòng” hay “u hoài”. Vượt lên của ý chí: muốn em lại hạnh phúc cho em. 6 ? R Nguyễn Thị Tú Văn06A  Không để em “ bận lòng” hay hồn em phải gợ bóng “u hoài”

Ngày đăng: 02/07/2014, 06:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w