1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy con qua từng thời kỳ pptx

5 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 122,93 KB

Nội dung

Dạy con qua từng thời kỳ Những đứa trẻ qua từng giai đoạn có các biểu hiện khác nhau và cha mẹ cần phải hiểu rõ phản ứng của chúng, để thiết lập mối quan hệ trong gia đình một cách tốt nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn hiểu con mình hơn. Khi trẻ lên 4: Không chỉ ở tuổi này mà ngay từ lúc hai tuổi rưỡi, khi đã chạy lon ton và tự xoay sở một mình, trẻ đụng phải những điều cấm đoán và bắt đầu biết chống đối cha mẹ để khẳng định tính cách của mình. Tuy nhiên, lúc này trẻ vẫn coi bố mẹ là những con người kỳ diệu và nếu nhận thấy cha mẹ không bằng lòng về mình, chúng sẽ cảm thấy mình hư và lo lắng sợ mất tình yêu của họ. Trước những phản ứng này, các bậc phụ huynh sau khi quở trách hãy an ủi con, nói rõ cho chúng biết lý do phạt và nhắc lại rằng điều này không có nghĩa là bố (mẹ) không yêu con nữa. Bạn cần tránh những câu nói theo kiểu: "Con làm bố (mẹ) phát ốm!", điều này khiến trẻ có ý nghĩ mình là thủ phạm gây ra tất cả những chuyện rắc rối. Từ 5 tuổi: Vào tuổi này, đứa trẻ chỉ có một giấc mơ lớn nhanh hơn nữa. Trẻ muốn được giống như cha mẹ mình, con trai thì thích trở thành người đàn ông như bố còn con gái thì thích giống như mẹ. Lúc này, các bậc phụ huynh phải là những tấm gương tốt bởi vì trẻ sẽ nhận thức và bắt chước những cách ứng xử của họ trong gia đình và ngoài xã hội. Khoảng 7 tuổi: Đứa trẻ bắt đầu có khả năng suy nghĩ, nhận thức cái thiện, cái ác. Các ông bố bà mẹ vẫn được chiêm ngưỡng nhưng ít được lý tưởng hóa hơn trước, những câu hỏi và phê phán từ phía trẻ dành cho bố mẹ bắt đầu xuất hiện. Lúc này, bạn nên lắng nghe những lý lẽ của chúng và cố gắng giải thích rõ. Tuổi vị thành niên: Cha mẹ lúc này ít nhiều mất vầng hào quang của mình trước mắt con cái. Cuộc tìm kiếm cá tính riêng, khẳng định quyền tự do cá nhân sẽ khiến trẻ có những hành vi thái quá. Trẻ trở thành những kẻ ưa tranh cãi và thần tượng của chúng không phải là cha mẹ nữa mà đôi khi bắt chước theo một ngôi sao ca nhạc, điện ảnh Trước phản ứng này, bạn nên nói chuyện với con về lứa tuổi của chúng, điều đó xây dựng một mối quan hệ cộng tác giữa cha mẹ và con cái. Bạn cần tránh thái độ áp đặt, nếu không sẽ như đổ dầu vào lửa. Dạy con qua việc làm và trò chơi Gần đây người ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của trò chơi đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều gia đình dường như vẫn chưa biết rằng, có rất nhiều những công việc có ý nghĩa cũng góp phần giúp trẻ phát triển. Con trẻ thực sự được phát triển khi chúng ta cho phép chúng tham gia vào thế giới của những công việc xung quanh chúng. Sống trong bầu không khí gia đình hoặc sống giữa những người lớn, trẻ luôn ham thích được làm việc. Chúng muốn được “giúp đỡ” người lớn; và hoạt động này có thể trở thành một phần khá quan trọng trong quá trình học hỏi ban đầu của trẻ. Nếu bạn ngăn cản con trẻ tham gia vào những hoạt động, đơn giản chỉ vì đó là những “công việc” chứ không phải là “trò chơi” thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang hạn chế những cơ hội phát triển của trẻ. Trái lại khi bạn mời gọi con trẻ tham gia vào công việc và cả trò chơi nữa, thì tức là bạn đã tạo cho con trẻ nhiều con đường để chúng học hỏi và trưởng thành hơn lên. Khi đó, trẻ sẽ cảm nhận được một cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn, và trẻ sẽ cảm thấy mình thực sự là một thành viên trong gia đình. Với sự quan tâm thích hợp của người lớn, có rất nhiều việc hàng ngày mà gia đình có thể giao cho trẻ nhỏ, để giúp chúng có thể bắt đầu học về tinh thần trách nhiệm, tính tích cực độc lập và khả năng tự chăm sóc bản thân. Dưới đây là một số ví dụ: Chuẩn bị và nấu ăn: Ngay cả khi trẻ còn quá nhỏ để có thể phụ giúp bạn sửa soạn bữa trưa hoặc bữa tối, thì chúng vẫn có thể phụ giúp bạn bằng cách chuẩn bị đồ tráng miệng chẳng hạn. Khi bạn đưa trẻ đi chợ, bạn sẽ giúp trẻ hiểu biết nhiều hơn về nguồn cung cấp thực phẩm, và bằng cách nào để mua thực phẩm. Chạy việc vặt: Để cho trẻ làm những việc nhỏ nhặt, bạn sẽ góp phần củng cố lòng tự tin của trẻ. Khi bạn cần một điều gì đó như gọi một người trong nhà, hoặc muốn lấy khăn lau, bạn hãy nhờ một trong số các con của bạn làm điều đó. Chăm sóc em nhỏ: Ngay cả những nhiệm vụ đơn giản (như đọc truyện hoặc hát cho em nhỏ nghe) cũng giúp trẻ nhận ra trách nhiệm của mình và tấm lòng chia sẻ với các em nhỏ. Dọn dẹp nhà cửa: Trẻ có thể tự dọn bàn và tự phục vụ thức ăn cho mình. Nếu bạn đang lau nhà bạn cũng có thể khuyến khích trẻ đẩy vài lần cây lau nhà. Chăm sóc vật nuôi trong nhà: Vật nuôi trong nhà cần nước, thức ăn và nơi ở sạch sẽ. Trẻ có thể học được nhiều bài học quý giá từ công việc chăm sóc các con vật nuôi trong nhà. Làm vườn: Việc chăm sóc cây cối giúp trẻ nhận ra thiên nhiên kỳ diệu. Nếu gia đình không có một khoảng vườn quanh nhà, bạn cũng nên có những chậu cây bên cửa sổ chẳng hạn, để tạo nên nhiều cơ hội hơn cho trẻ khám phá. Khi tiến hành những hoạt động trên, bạn nên chú ý một vài điểm quan trọng sau: - Ghi nhớ những công việc mà con cái bạn làm được; và bạn cũng cần đảm bảo sao cho những công việc đó là an toàn đối với trẻ. - Ngay cả đối với trẻ nhỏ cũng phân biệt được đâu là công việc “thật”, đâu là công việc “giả”. - Hãy nhớ rằng: thật ra nhiều việc vặt có sự trợ giúp của trẻ có thể làm bạn mất nhiều thời gian. Thế nhưng bạn cần kiên nhẫn và phải tốn thời gian một chút để giúp trẻ hiểu được những lợi ích thiết thực từ việc phụ giúp công việc trong gia đình. Bằng cách kết hợp những mong đợi của bạn với những khả năng của trẻ, có sự khuyến khích và ủng hộ những cố gắng của trẻ, và dành nhiều thời gian hướng dẫn trẻ cách thực hiện công việc, bạn có thể tạo cho con trẻ thật nhiều cơ hội để chúng không ngừng học hỏi và trưởng thành hơn qua công việc. . Dạy con qua từng thời kỳ Những đứa trẻ qua từng giai đoạn có các biểu hiện khác nhau và cha mẹ cần phải hiểu rõ phản ứng của chúng, để thiết lập mối quan hệ trong gia đình. chuyện với con về lứa tuổi của chúng, điều đó xây dựng một mối quan hệ cộng tác giữa cha mẹ và con cái. Bạn cần tránh thái độ áp đặt, nếu không sẽ như đổ dầu vào lửa. Dạy con qua việc. quở trách hãy an ủi con, nói rõ cho chúng biết lý do phạt và nhắc lại rằng điều này không có nghĩa là bố (mẹ) không yêu con nữa. Bạn cần tránh những câu nói theo kiểu: " ;Con làm bố (mẹ) phát

Ngày đăng: 02/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w