Để phần thưởng có ích ppsx

6 185 0
Để phần thưởng có ích ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để phần thưởng có ích 1. Cuối tuần, tôi có dịp ghé nhà bà chị họ chơi sẵn dịp hỏi thăm về kết quả học cuối năm của bé Ngân và Toàn. Đang say sưa kể về thành tích của con, chị Ngọc Bích bỗng trở nên lúng túng khi hai đứa nhỏ chạy đến nhờ tôi nói giúp về phần thưởng mà chị đã hứa. Lúc đầu tôi hơi ngạc nhiên vì với điều kiện như chị, việc mua quà cho con chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng khác với những gì tôi nghĩ, phần thưởng này không dễ thực hiện chút nào. Chị Bích tâm sự, từ ngày anh chị ly thân, hai đứa học cũng sa sút hẳn. Để khuyến khích, chị hứa nếu cuối năm hai đứa đều học giỏi chị sẽ thưởng bất cứ quà gì mà chúng thích. Nghe vậy hai đứa nhỏ liền yêu cầu bố mẹ sống chung như trước kia. Chị hứa vì chị không tin lắm vào khả năng của con. Không ngờ mới có đầu tháng 5, hai đứa đã luôn miệng nhắc chị thực hiện lời hứa. Chị biết đây là kế của ba cha con vì anh vẫn còn rất yêu gia đình này nhưng lòng tự trọng của chị đã bị tổn thương. Không thực hiện lời hứa thì khó mà yên với lũ trẻ, sợ con mất niềm tin ở chị. 2. Không đến nỗi phải khó xử như chị Bích nhưng chị Phương Ny, tiểu thương bán quần áo tại chợ Xóm Củi khá bất ngờ về phần thưởng cuối năm mà đứa con gái lớp 4 của chị vừa nghĩ ra. Bé Na xin được về quê nội ở Nha Trang chơi 2 tháng hè. Chị đang do dự vì con bé không học hè, vào năm học mới sẽ không theo kịp bạn nên yêu cầu con đổi phần thưởng khác hay chỉ được về quê nội 2 tuần. Nghe vậy con bé giãy nảy và không chịu nói chuyện với chị mấy hôm nay. Chị không ngờ nó thích được về quê tắm biển, thả diều, được bắt cua, còng… Chị than thở, cứ nghĩ con bé thích búp bê Barbie hay trò xếp hình Ello như năm ngoái, hơi tốn tiến một chút nhưng chị đỡ phải suy nghĩ. Đằng này… 3. Chị Hồng Lệ, nhà ở 18/10 Nguyễn Cửu Vân, Q. Bình Thạnh cũng góp chung câu chuyện về phần thưởng cho con. Con chị yêu cầu cho nó đi du lịch ở nước ngoài dù thằng bé chỉ mới học hết lớp 5. Nó kể mấy đứa cùng lớp đều được ba mẹ thưởng đi nước này, nước nọ. Vì thế mà thằng Huy con chị cũng muốn mình không thua kém bạn bè. Chị Lệ nói thương con nhưng chị không thể chiều theo Huy được vì kinh tế gia đình còn eo hẹp lắm. 4. Cuối năm lớp 9 được xếp loại giỏi, Kiên yêu cầu bố mẹ cho đi Úc để học. Chị Đan Thanh, mẹ Kiên tâm sự, nhà chỉ có duy nhất mình nó lại quen sung sướng từ nhỏ nên giờ thằng bé như ông trời con. Chị nửa muốn cho con đi, nửa muốn không vì Kiên còn nhỏ quá. Hai vợ chồng chị dùng kế hoãn binh bằng cách ra điều kiện nếu Kiên đứng đầu lớp 3 khóa Anh văn liên tiếp, chị sẽ đồng ý. Bốn câu chuyện về phần thưởng cuối năm với những hoàn cảnh khác nhau đã không khỏi làm người lớn suy nghĩ. Làm sao những món quà thưởng sẽ giúp trẻ ý thức được giá trị tinh thần và nhận ra niềm vui được chia sẻ với người thân. Không dễ, nhưng chắc các bậc cha mẹ sẽ không nỡ đánh mất niềm tin ở con. Ðề phòng & đối phó hỏa hoạn Ðể đề phòng hỏa hoạn hoặc để đối phó trong trường hợp hỏa hoạn, bạn có thể dạy bé những cách sau. Bạn nhớ tập luyện những phương pháp này với bé thường xuyên mong để tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra. -Cất giữ cẩn thận những gì liên quan tới lửa (diêm, bật lửa, vv) -Chỉ cho bé xem những lối ra trong mỗi phòng trong nhà. Cửa sổ là một trong những lối ra. Hướng dẫn cách dùng thang nếu cần thiết. -Mỗi tầng lầu trong nhà đều nên có máy báo khói (smoke detector). Nhớ thay đổi pin mỗi năm (có thể dùng ngày sinh nhật của bé để cho dễ nhớ). Mỗi tháng bạn nên thử máy và để bé nhận nghe tiếng máy. -Giữ số điện thoại khẩn cấp của địa phương bạn bên cạnh máy điện thoại và hướng dẫn bé cách dùng điện thoại khi khẩn cấp. -Dạy bé điều quan trọng là bất cứ một khi nào bé thấy lửa hoặc khi nào máy kêu thì bé phải chạy ra khỏi nhà thật nhanh. Căn dặn bé đừng nên trốn trong tủ quần áo hoặc gầm giường. Cả nhà nên quyết định gặp ở một nơi nào đó (chẳng hạn như nơi cột đèn bên đường) trong trường hợp hỏa hoạn. Một khi đã ra khỏi nhà thì đừng bao giờ trở lại vào để lấy bất cứ một thứ gì! -Trong trường hợp hỏa hoạn, trước khi mở cửa, thử xem nơi tay cầm có nóng không. Dạy bé đừng nên mở cửa nếu nơi tay cầm bị nóng mà nên nhanh chóng tìm đường khác. -Giải thích cho bé nghe rằng khói lửa rất là tai hại. Khi có khói trong không gian, bé nên bò trên sàn để ra chứ đừng đứng cao mà chạy. Ðể trở thành người cha tốt Bạn chưa quen lắm với vai trò làm cha? Bạn thực sự lúng túng trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái? Dưới đây là 9 lời khuyên dành cho bạn. 1. Hãy sáng tạo: Người bố phải thường xuyên có những sáng kiến tốt. Khi gặp một việc khó trong chăm sóc con cái, hãy tỏ ra tự tin: "Anh có thể làm việc đó", hoặc: "Anh muốn thực tập bây giờ", để vợ bạn khỏi giành ngay đứa trẻ để chăm sóc. 2. Hãy thực hành nhiều hơn: Đừng nghĩ rằng vợ bạn giỏi hơn bạn trong việc chăm sóc con cái. Cô ấy biết hơn chẳng qua là vì cô ấy thực hành nhiều hơn thôi. Và chính bạn cũng vậy, bạn muốn chăm sóc được con bạn thì phải thực hành qua các công việc hàng ngày. Đấy cũng là cách để làm tăng thêm tình cảm giữa cha con bạn. 3. Hãy tự hào về những gì bạn đang làm với con bạn: Bố thường khác mẹ trong việc chơi với con cái. Các ông bố thường bày ra các trò chơi vận động, trong khi mẹ thường thích các trò chơi thiên về tình cảm. Đừng thay đổi khi bị vợ chỉ trích, chính các trò chơi của bố sẽ giúp trẻ có được những bài học về tinh thần kỷ luật. Những trẻ này cũng dễ dàng hòa nhập hơn vào môi trường mới và dễ thành công hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ. 4. Cần tỏ ra tình cảm đối với con bạn: Chơi đùa với con cái cũng tạo ra sự gần gũi với con bạn, nhưng đôi khi tỏ ra tình cảm cũng quan trọng. Cần tỏ ra cảm thông và tình cảm hơn đối với con, để hai cha con ngày càng thân thiết. 5. Hãy là người đồng hành với vợ: Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã qua từ lâu. Trong xã hội ngày nay, người đàn ông trong gia đình phải đồng hành với vợ trong việc chăm sóc con cái và gia đình. Điều này sẽ tạo ra một không khí gia đình vui vẻ hơn, rất có lợi trong công việc chăm sóc con cái. 6. Hãy gần gũi với con mọi ngày: Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi đừng nghĩ rằng chỉ có ngày nghỉ cuối tuần bạn mới có thời gian giành cho con cái. Hãy gần gũi hằng ngày với con bạn, bạn mới biết được những đặc tính của nó và dẫn tới việc chăm sóc nó hàng ngày được dễ dàng hơn. 7. Hãy tôn trọng vợ: Phải cố gắng tìm hiểu được hết tất cả cách chăm sóc gia đình của vợ, và đối với những việc bạn không thể tham gia vào, hãy tỏ ra tôn trọng quyết định của cô ấy. Hãy lập ra những quy trình mà trong đó bạn có thể tham gia vào công việc nhà và chăm sóc con cái cùng lúc. Và khi con bạn lớn lên, bé cũng sẽ tham gia vào quy trình này. 8. Cần nhận thức rõ nhu cầu giao lưu: Nếu vợ bạn vẫn chưa sẵn sàng để chia sẻ công việc chăm sóc con cái, hãy giải thích rõ với cô ấy rằng bạn cũng muốn tham gia trong công việc này. Dần dần vợ bạn sẽ hiểu ra và chia sẻ gánh nặng này với bạn. 9. Nếu bạn ly hôn: hãy chia sẻ vai trò chăm sóc con cái: Nếu chẳng may bạn phải ly dị, đừng gạt bỏ vai trò làm bố của mình. Hãy liên lạc thường xuyên qua điện thoại, mail hoặc hỏi thăm người này người khác, bạn sẽ nắm được nguồn thông tin thường xuyên hơn. Hãy vì lũ trẻ, đừng vì những mâu thuẫn cá nhân với người vợ trước mà làm ảnh hưởng đến việc nuôi dạy chăm sóc trẻ. . Để phần thưởng có ích 1. Cuối tuần, tôi có dịp ghé nhà bà chị họ chơi sẵn dịp hỏi thăm về kết quả học cuối năm của bé Ngân và Toàn. Đang say sưa kể về thành tích của con, chị Ngọc Bích. chút nào. Chị Bích tâm sự, từ ngày anh chị ly thân, hai đứa học cũng sa sút hẳn. Để khuyến khích, chị hứa nếu cuối năm hai đứa đều học giỏi chị sẽ thưởng bất cứ quà gì mà chúng thích. Nghe vậy. tôi nói giúp về phần thưởng mà chị đã hứa. Lúc đầu tôi hơi ngạc nhiên vì với điều kiện như chị, việc mua quà cho con chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng khác với những gì tôi nghĩ, phần thưởng này không

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan