Bán đảo Ả rập thời thượng cổ 2 ppsx

6 212 0
Bán đảo Ả rập thời thượng cổ 2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bán đảo Ả rập thời thượng cổ 2 Vào khoảng 2.100, một vị minh quân, Hammourabi, tổ chức quốc gia, đặt ra lệ luật, khai sông ngòi, phát triển kinh tế và thương mại, đã dùng chi phiếu như các ngân hàng ngày nay. Babylone thành trung tâm thương mại của thế giới hồi đó: tất cả các sản phẩm, hóa vật từ đông qua tây, từ tây qua đông đều tới Babylone, chở trong ghe biển hoặc trên lưng lạc đà. Mấy lần miền Chaldée bị Ai Cập xâm nhập, nhưng Babylone vẫn đứng vững và vào khoảng 1250, Chaldée mới bị Assyrie (ở phương bắc) diệt. Dân tộc Assyrie hiếu chiến, đã biết dùng chiến xa bọc đồng, đặt các trạm thông tin, chiếm đất rồi định đô ở Ninive. Thời thịnh nhất của họ là triều Assourbanipal, làm chủ cả Ai Cập và xứ của dân tộc Hittite. Nhưng thịnh không được lâu, họ lại bị vua Babylone là Nabuchodonosor trả thù: thành Ninive bị tàn phá. Nabuchodonosor chiếm Syrie, Palestine (lúc đó thuộc về Do Thái), san phẳng thành Jérusalem (thế kỷ thứ 7 TCN.), chọc đui mắt vua cuối cùng của Do Thái là Sédécias, đầy dân Do Thái về Mésopotamie. Thời đó, Babylone là kinh đô của cả miền Tây Á, có một bức thành bao bọc, dài 45 cây số, gồm một trăm cửa bằng đồng đen; phía trong, cung điện nguy nga, có những vườn treo trồng đủ các giống cây lạ. Luôn luôn như vậy, thịnh cực rồi thì suy, vua cuối cùng của Babylone là Belschatsar bị Cyrus, vua Ba Tư, bắt làm tù binh và Mésopotamie sáp nhập vào đế quốc Ba Tư. Văn minh Mésopotamie cũng rực rỡ như văn minh Ai Cập. Môn thiên văn rất tiến bộ. Mới đầu người ta ngắm sao để đoán vận mạng (khoa chiêm tinh), sau nghiên cứu tinh tú, làm ra lịch, tính trước được nguyệt thực và nhật thực. Họ đặt ra đơn vị để đo thời gian, không gian và sức nặng. Biết nấu sắt, đắp đập ngăn nước sông, xây cầu dẫn nước qua thung lũng. Thư viện của họ có rất nhiều sách về văn học (ngữ pháp, tự điển), về khoa học (toán học, y học). Nhưng chữ viết của họ dùng tới 600 dấu vừa ghi âm vừa diễn ý, không tiện bằng chữ Ai Cập. Dân tộc Ba Tư, chiếm được Mésopotamie rồi, tiến qua phương tây, tới Ai Cập, Bắc Phi, Hy Lạp, Tây Ban Nha. Lúc đó Babylone vẫn còn giữ địa vị quan trọng của nó ở ngã tư các đường từ đông qua tây. Ba Tư suy. Vua Hy Lạp Alexandre đại đế lập một đội binh cực tinh nhuệ, đủ khí giới tốt, rất có kỷ luật và có thể tiến lui một cách chớp nhoáng, đi chinh phục thế giới, tới đâu thắng đấy, như vào chỗ không người, một hơi chiếm chọn miền Tiểu Á, miền Mésopotamie, xứ Ai Cập (tại đây ông dựng thành phố Alexandre), rồi quay trở lại, tiến sâu vào Ba Tư, vua Ba Tư chạy trốn, bị bộ hạ giết (thế kỷ thứ 4 TCN.). Đế quốc Hy Lạp tuy mênh mông mà không bền. Sau Hy Lạp tới La Mã. Đế quốc La Mã thịnh nhất vào thời Hoàng đế Auguste (người đã thắng Cléopâtre), gồm Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Tiếu Á, Mésopotamie và cả miền theo bờ Địa Trung Hải, từ Syrie tới Ai Cập. Babylone suy tàn mà Constantinople thành kinh đô La Mã ở phương Đông. Từ thế kỷ thứ III SCN., La Mã bắt đầu suy; Mésopotamie lại chịu ảnh hưởng của Byzane, nhưng mỗi ngày một tàn lụi cho tới khi thuộc về Ả Rập (thế kỷ thứ VII). Dân tộc Hébreu Trong thời thịnh của văn minh Mésopotamie, tại Chaldée có một dân tộc du mục gọi là Hébreu. Dân tộc này không tạo được một nền văn minh, nhưng sáng lập được một tôn giáo, thờ một vị thần duy nhất, thần Jahvé, khác hẳn với các tôn giáo đa thần thời thượng cổ. Họ có một địa vị đặc biệt trong lịch sử nhân loại, nhất là đóng một vai trò quan trọng ở bán đảo Ả Rập từ sau Thế chiến thứ nhì tới nay. Chúng tôi đã chép lại lịch sử của họ trong cuốn Bài học Israel (nhà xuất bản Phạm Quang Khai), nên ở đây chỉ nhắc lại vài điểm chính. Khoảng 2.000 TCN., vị tù trưởng đầu tiên của họ là Abraham, gốc ở tỉnh Our, dắt gia đình di cư qua phương Tây. Sau khi lang thang nhiều năm, họ tới Ai Cập xin ở nhờ, được tiếp đãi tử tế. Một vài người Hébreu còn được địa vị cao trong triều đình các Pharaon. Khi Ai Cập bị dân tộc Hyksos xâm lăng, người Hébreu bắt buộc phải cộng tác với kẻ thắng. Ai Cập khi đuổi được kẻ thù, oán họ đã phản bội, bắt họ phải làm nộ lệ. Từ đó họ cực khổ trăm chiều, chỉ tìm cách trốn. Một vị thiếu niên anh tuấn, đau lòng cho nòi giống, nhất quyết cứu đồng bào, dắt họ vào chân núi Sinai sống đời lang thang, cực khổ nhưng tự do của tổ tiên. Vị trẻ tuổi đó tên Moise. Ông dạy cho đồng bào tôn thờ Jahvé, sau cùng đưa họ tới một miền đất cát phì nhiêu, miền Canaan (tức Palestine ngày nay), đất mà họ tin rằng Jahvé đã hứa cho họ. Ông lại dạy đồng bào theo mười mệnh lệnh của Jahvé, không ngoài mục đích khuyên thiện răn ác. Nhờ ông, dân tộc Hébreu bắt đầu văn minh, được thống nhất, và Do Thái giáo thành lập. Sau ông, có vài vị anh quân như David (lên ngôi năm 1013 TCN) và Salomon, con của David. Dưới thời Salomon, quốc gia Israel thịnh nhất (từ đó dân tộc Hébreu có tên là Israel). Ông cho cất một ngôi đền thờ Jahvé, tức là đền Jérusalem (đền Bình trị). Nhưng năm 930 TCN., Salomon băng, nước chia làm hai tiểu quốc: Israel ở phương Bắc và Judée ở phương Nam. Từ đó họ suy lần, phương bắc bị ASSYRIE chiếm năm 722 TCN; phương nam bị Babylone chiếm năm 586 TCN. Thành Jérusalem bị Nabuchodonosor phá, vua Sédécias bị chọc đui mắt, một số dân bị đày lại Babylone. Tới khi vua Ba Tư là Cyrus chiếm Babylone, họ mới được về xứ xây cất lại đền Jérusalem, ráng gây dựng lại quốc gia, sống tạm yên ổn khoảng hai trăm năm (538 - 333). Đế quốc Ba Tư sập đổ sau những trận tấn công như vũ bão của vua Hy Lạp Alexandre đại đế, và Israel lại đổi chủ, cũng như Mésopotamie. Hết Hy Lạp, rồi tới La Mã. La Mã cho họ tự trị. Chính vào thời vua Hérode Antipas Chúa Jesu ra đời ở gần Bethléem. Lớn lên ông đi khắp xứ Galilée và Judée để giảng đạo, bị một môn phái của đạo Do Thái oán ghét, tìm cách hãm hại (lúc đó người La Mã đã dùng một tên mới là Do Thái - do chữ Judée - để gọi dân tộc Hébreu). Bị đức Ki Tô vạch thói kiêu căng và giả dối, môn phái đó trả thù, xúi dân chúng nổi dậy, vu cho ông là phiến loạn, buộc nhà cầm quyền La Mã phải xử tội ông, và ông bị đóng đinh lên thập tự giá trên núi Golgotha cùng với hai tên cướp. Tín đồ Ki Tô giáo oán ghét dân tộc Do Thái chính vì vụ đó. Sự cai trị của La Mã mỗi ngày một tàn khốc; dân tộc Do Thái chống lại nhiều lần, và đền Jérusalem bị phá một lần nữa. Người La Mã cấm họ xây lại đền ở nền cũ, lại đổi tên Jérusalem ra tên Aelia Capitolina, đổi tên Israel ra Palestine, tên cũ. Khi đế quốc La Mã sụp, Palestine thuộc quyền cai trị của Byzance, rồi tới thế kỷ thứ VII, cũng như Ai Cập, Mésopotamie thành một tỉnh trong đế quốc Ả Rập. Nhưng lúc này quốc gia Do Thái đã tiêu hủy hẳn, mà dân tộc Do Thái đã phiêu bạt khắp châu Âu, châu Á, chỉ đạo Do Thái là vẫn còn. Đạo đó do Moise thành lập, thờ một vị thần duy nhất, tức Thượng Đế mà họ gọi là Jahvé. Vị thần đó vạn trí vạn năng, chí công chí nhân, tạo ra trời đất và là cha sinh ra muôn vật; mà dân tộc Do Thái là con cưng của Jahvé, được Jahvé hứa cho riêng đất Israel (tức Palestine). Theo thánh kinh của họ, ông tổ loài người bị một lỗi, nên loài người phải chịu khổ, nhưng một ngày kia, một vị cứu thế sẽ sinh trong dân tộc Do Thái và sẽ hòa giải Jahvé với nhân loại. Người trong đạo tin có linh hồn và linh hồn bất diệt khi thể xác tiêu tan. Tín đồ phải theo đúng điều thập giời, như chỉ thờ một Chúa thôi, tức Jahvé, phải kính trọng cha mẹ, không được giết người, cướp của, nói dối, phải giữ linh hồn và thể xác trong sạch, vân vân. Chính đạo Ki Tô gốc ở đạo Do Thái mà ra, và sau này Hồi giáo cũng chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Do Thái. Nhờ giữ được tôn giáo mà dân tộc Do Thái mặc dầu phiêu bạt khắp nơi non hai ngàn năm nay, tiếng nói đã thành một từ ngữ, huyết thống gần như mất hẳn vì pha đi pha lại trong bao nhiêu thế hệ, mà vẫn giữ được liên lạc với nhau, tình thân với nhau, vẫn hoài bão một mộng chung là một ngày kia được về Jérusalem, thánh địa của họ, để gây dựng lại tổ quốc; và trong khi chưa gây dựng được tổ quốc thì người nào cũng mong mỏi được về thăm thành địa, quì xuống cầu nguyện trước Bức Tường Than Khóc (Mur des Lamentations) di tích duy nhất của đền Jérusalem. Dù gặp nhau ở chân trời gốc bể nào, khi chia tay, họ cũng chúc nhau: “Sang năm về Jérusalem”. Chính tình cảnh phiêu bạt của họ, tinh thần tư hương của họ trong non hai chục thế kỷ là nguồn gốc nhiều biến cố lớn lao ở bán đảo Ả Rập trong hai chục năm nay, gây ra ba chiến tranh giữa Do Thái và Ả Rập - chiến tranh 1948-49, 1956, 1967 - mà chưa có cách nào giải quyết được. . Bán đảo Ả rập thời thượng cổ 2 Vào khoảng 2. 100, một vị minh quân, Hammourabi, tổ chức quốc gia, đặt ra lệ luật, khai. Jahvé, khác hẳn với các tôn giáo đa thần thời thượng cổ. Họ có một địa vị đặc biệt trong lịch sử nhân loại, nhất là đóng một vai trò quan trọng ở bán đảo Ả Rập từ sau Thế chiến thứ nhì tới nay cảnh phiêu bạt của họ, tinh thần tư hương của họ trong non hai chục thế kỷ là nguồn gốc nhiều biến cố lớn lao ở bán đảo Ả Rập trong hai chục năm nay, gây ra ba chiến tranh giữa Do Thái và Ả

Ngày đăng: 30/07/2014, 07:20