1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sổ tay phụ huynh - Phần 21 doc

6 249 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bạo dạn lên con! Giữa khả năng giao tiếp xã hội với kết quả học tập và quá trình phát triển của trẻ có mối liên hệ với nhau. Khả năng giao tiếp tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển thể lực, tình cảm lẫn nhận thức của trẻ, thậm chí có tác động cả đến nghề nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội sau này khi trẻ trưởng thành. Đối với tương lai của trẻ, học các kỹ năng giao tiếp và phát triển chúng cũng quan trọng không kém việc học các kỹ năng thông thường khác. Theo tiến sỹ tâm lý học Howard Gardner thuộc Trường đại học Harvard, khả năng giao tiếp cũng có thể được coi là một trong những năng khiếu bẩm sinh của con người. Điều này lý giải tại sao một số trẻ học toán giỏi, một số khác có năng khiếu kết bạn, nhưng cũng có một số trẻ khác luôn tỏ ra ngỗ ngược. Nhưng khác với các năng khiếu học toán học hay âm nhạc, khả năng giao tiếp có thể được cải thiện nếu trẻ được thường xuyên luyện tập. Vấn đề lúc này chỉ còn phụ thuộc vào phương thức luyện tập như thế nào. TÍNH NHÚT NHÁT HẠN CHẾ SỰ SÁNG TẠO Một đứa trẻ có kiến thức tốt nhưng tính cách quá nhút nhát cũng khó có thể trở thành người thành đạt trong cuộc sống. Nó không bao giờ dám lại gần những người xung quanh. Trẻ thường tỏ ra sợ hãi mỗi khi bị thầy cô giáo hỏi. Tính nhút nhát có thể xuất hiện ngay khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, tính sáng tạo sẽ dần mất đi, trẻ luôn thu mình trong một góc. Nó cố thủ trong thế giới riêng của mình và cho rằng thế là tốt nhất. Trẻ luôn cố gắng tránh mọi tình huống có thể làm cho mình bị tổn thương về mặt tinh thần, ngay cả khi nó muốn đi chơi với các bạn. Nó sẽ tìm mọi lý do như bận, chưa làm bài tập hoặc đau bụng để từ chối sự rủ rê của các bạn. Nhưng càng tránh né thì nỗi sợ hãi càng tăng. GIẢI QUYẾT SAO ĐÂY? Thay vì tiến hành phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, các nhà tâm lý học khuyên nên thay đổi thói quen giao tiếp của trẻ có tính nhút nhát. Việc kéo chúng ra khỏi thế giới của mình, cho chúng đối mặt với những gì chúng luôn sợ hãi là điều cần thiết. Nếu con bạn cũng cũng có biểu hiện của sự nhút nhát thì phải giúp nó từng bước khắc phục đức tính đó ngay từ khi còn nhỏ, bằng các biện pháp dạy dỗ và định hướng tính cách cho trẻ. Khi dạy trẻ nhút nhát, việc đầu tiên cần để ý là thể hiện thái độ nhẹ nhàng, mềm mỏng. Hàng ngày nên dành thời gian chuyện trò với trẻ về mọi vấn đề như trường học, bạn bè cùng lớp hoặc những khó khăn trong học tập. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn so với khi nói chuyện với người ngoài. Những lần nói chuyện như thế sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc học cách đối thoại của bản thân. Nếu nó quá nhút nhát đến mức cha mẹ hỏi cũng không dám trả lời thì phải kiên nhẫn và từ từ khơi gợi dần những suy nghĩ của trẻ. Bước đầu có thể áp dụng cách nói chuyện theo kiểu chọn lựa. Tức là đưa sẵn phương án để trẻ chỉ việc lựa chọn. Sau đó tìm mọi cách để trẻ phải nói lên những suy nghĩ của mình, nhưng tuyệt đối không được để nó có cảm giác như đang bị ép buộc hay tra hỏi. Khi trẻ đã bắt đầu chủ động tham gia vào các cuộc đối thoại, không nên vội vàng đặt yêu cầu quá cao đối với câu trả lời của nó. Nên để trẻ trả lời tự do theo suy nghĩ riêng và theo đúng sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi đó. Chỉ nên hướng dẫn trẻ trả lời theo ý mình trong trường hợp trẻ đã có đủ khả năng nhận thức. Không nên quá nôn nóng vì mọi áp lực thường không đưa lại kết quả mong muốn. Với những gia đình có trẻ nhút nhát, cha mẹ thường có hai cách xử sự hoàn toàn trái ngược nhau. Một số người tỏ ra quá nôn nóng đến mức gần như ép buộc trẻ phải tham gia vào các cuộc đối thoại và các hoạt động tập thể dù chúng không thích. Điều này chỉ khiến cho trẻ ngày càng sợ hãi. Tuy nhiên, việc cha mẹ thay con trả lời mọi câu hỏi của người khác cũng đẩy trẻ vào trạng thái "không mở miệng ra". Nói chung, cả hai kiểu phản ứng trên của cha mẹ đều không tích cực, không những không giải quyết đúng vấn đề mà còn khiến trẻ càng trở nên nhút nhát hơn. Theo các chuyên gia tâm lý thì cha mẹ hoàn toàn không nên gò ép đối với trẻ nhút nhát mà chỉ nên khuyến khích, thuyết phục chúng tham gia vào các hoạt động chung. Khi trẻ đồng ý tham gia, để chuẩn bị tốt tâm lý cho con và phần nào giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn, cha mẹ nên đặt trước một số tình huống để dạy trẻ ứng xử. Một nguyên tắc tối quan trọng là không được quá quan tâm, bao bọc con trước các tình huống giao tiếp và nên để trẻ tự xoay xở. Một vài lần đầu, trẻ có thể sợ sệt nhưng sau đó sẽ nhanh chóng biết cách vượt qua những cảm giác căng thẳng. Ngoài ra, cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đến những nơi đông người để trẻ có cơ hội được tiếp xúc, nâng cao khả năng giao tiếp và hòa mình vào tập thể ngày càng nhiều hơn. Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi thấy trẻ đi học chỉ có vài người bạn. Điều quan trọng là cách ứng xử của trẻ với những người bạn đó ra sao. GIÚP TRẺ NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIAO TIẾP Cho trẻ tình yêu để trẻ cảm thấy yêu bản thân mình: Ngay từ khi mới sinh, trẻ phải được cảm nhận một tình yêu ấm áp và an toàn. Đó chính là cơ sở của lòng tự tin. Trẻ chỉ có thể tự tin khi nó cảm thấy được yêu, được che chở và bảo vệ. Bạn phải đáp ứng nhu cầu này của trẻ. Nếu chậm cho trẻ ăn, không thay đồ cho trẻ hoặc đơn giản là để trẻ khóc quá lâu mà không dỗ dành thì trẻ sẽ cảm thấy lo lắng. Từ 4 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu có cảm giác về sự ức chế vì không thỏa mãn. Trẻ lớn lên thì cha mẹ có thể để trẻ phải chờ đợi hoặc ít nhượng bộ cho những thói nũng nịu của trẻ. Tuy nhiên, không nên để trẻ cảm thấy bị bỏ rơi. Cần phải giải thích lý do bị ngăn cấm, nếu không trẻ sẽ nghĩ rằng cha mẹ không yêu mình. Từ 2 tuổi trở đi, trẻ có thể tự xoay sở được một mình. Dạy trẻ tính tự lập: Không nên ngăn cản sự nhiệt tình của trẻ khi bạn xếp đặt lại mọi thứ mà trẻ làm. Nên nói cho nó biết cần phải làm gì rồi để nó tự thực hiện. Hãy để trẻ tự mặc quần áo trước khi đến lớp, dù cha mẹ làm việc đó nhanh hơn. Khuyến khích trẻ trong công việc trẻ làm và không nên tỏ ra lo lắng hay cáu gắt khi nó làm sai. Nếu không, trẻ sẽ cảm thấy có lỗi và không dám thực hiện nữa. Khen ngợi trẻ khi trẻ làm đúng, không chê trách khi trẻ làm sai: Chẳng hạn như nên khen ngợi con bạn khi chúng biết sắp xếp bát đĩa lên bàn ăn, không nên chê trách trẻ xếp sai vị trí. Không đổ lỗi cho trẻ vì như vậy sẽ làm trẻ tự ti hơn. Trẻ thường cảm thấy mình có lỗi trong mọi chuyện. Cũng không nên chế giễu trẻ. Đôi khi những câu đùa về tật nói lắp, sự vụng về của trẻ càng làm cho trẻ rụt rè hơn. Xử phạt là biện pháp ít hiệu quả vì khi trẻ bắt đầu đi học thì những gì trẻ nghĩ về bản thân không chỉ còn phụ thuộc vào gia đình nữa. Cho trẻ từ 10 đến 11 tuổi tập nhìn người đối diện: Trẻ nhút nhát thường tránh ánh mắt của người khác và việc bị người khác nhìn là điều mà nó sợ nhất. Thử cho trẻ chơi trò "bạn nhìn tôi, tôi nhìn bạn". Người nào nhìn lâu hơn mà không chớp mắt và không để ý những người xung quanh thì người đó chiến thắng. Tuy nhiên, nên dặn trẻ không được quá căng mắt lên hoặc chơi trong thời gian quá lâu. Trò chơi làm nhà báo, dành cho trẻ từ 9-10 tuổi: Cho trẻ đóng vai nhà báo phỏng vấn trước khán giả giống như trên vô tuyến. Ban đầu trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng sau đó nó sẽ dần học được cách nói trước đám đông mà không cảm thấy ngượng nghịu nữa. Cuối cùng thì trẻ sẽ nói một cách rất tự nhiên. Đối với thiếu niên, nên cho trẻ tự viết ra những câu hỏi để chuẩn bị phỏng vấn. Trò chơi xúc cảm dành cho mọi lứa tuổi: Trẻ nhút nhát không bao giờ dám nói những điều mình nghĩ vì sợ bị mọi người xung quanh phán xét. Chúng giữ lại trong mình những cảm xúc riêng và không bày tỏ cùng ai. Nếu những xúc cảm tích tụ quá nhiều và lâu ngày thì một lúc nào đó sẽ có nguy cơ bùng nổ, đưa lại những kết quả không tốt, thậm chí gây ra sự hiểu lầm. Để tránh điều đó, nên chơi với chúng những trò chơi bắt chước nét mặt vui buồn, giận dữ giúp trẻ nhận ra nét mặt của người đối diện là vui hay buồn. Cho đến lượt chúng cũng phải bày tỏ những cảm xúc như vậy. Mục đích của trò chơi là giúp trẻ giảm những lo lắng liên quan đến cảm xúc. Điều này giúp trẻ tự xử lý mọi việc trong những hoàn cảnh khác nhau. Về phần mình, cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhút nhát là do tính cách, do ít có cơ hội được tiếp xúc với bạn bè hay do bộ dạng, quần áo đang mặc trên người. Đối với trẻ, những vật dụng bên ngoài như quần áo cũng có thể tác động đến cách ứng xử giữa bọn trẻ với nhau. Nếu bộ váy trẻ đang mặc quá nhầu nhĩ, xấu xí bị các bạn học khác chê, có thể dẫn đến những bàn tán và sự xa lánh. . nhút nhát mà chỉ nên khuyến khích, thuyết phục chúng tham gia vào các hoạt động chung. Khi trẻ đồng ý tham gia, để chuẩn bị tốt tâm lý cho con và phần nào giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn, cha. cần thiết. Nếu con bạn cũng cũng có biểu hiện của sự nhút nhát thì phải giúp nó từng bước khắc phục đức tính đó ngay từ khi còn nhỏ, bằng các biện pháp dạy dỗ và định hướng tính cách cho trẻ năng giao tiếp có thể được cải thiện nếu trẻ được thường xuyên luyện tập. Vấn đề lúc này chỉ còn phụ thuộc vào phương thức luyện tập như thế nào. TÍNH NHÚT NHÁT HẠN CHẾ SỰ SÁNG TẠO Một đứa trẻ

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:20

Xem thêm: Sổ tay phụ huynh - Phần 21 doc