Đồ chơi cho bé tuổi tập đi Bạn có thể tận dụng mọi thứ "phế thải" trong nhà để làm đồ chơi cho con, dạy cho bé làm. Bằng những vật liệu đơn giản, thêm một chút thời gian và sự khéo léo, con bạn sẽ có cả kho đồ chơi "độc quyền", không tìm thấy cái thứ hai. Nếu bạn là người khéo tay, hãy chịu khó tưởng tượng một chút về thế giới của trẻ thơ. Bảo đảm đồ chơi "made by bố mẹ" sẽ thu hút sự chú ý của đứa bé. Những đồ chơi đơn giản: Giữ lại vỏ các chai nước bằng nhựa vẫn còn nắp đóng chặt (trẻ em không thể mở ra được). Bỏ vào bên trong các chai nhựa này một ít nước có màu, hoặc cái sợi giấy màu, v.v. Dùng một thùng carton lớn trang trí các hình vẽ hoặc màu ở bên ngoài, đặt thùng này vào trong phòng em bé để nó sử dụng như nhà, tàu hỏa, đường hầm, hoặc nơi để trốn. Bạn có thể tạo những đồ chơi lý thú bằng cách giữ lại các thùng carton sạch, dán kín lại để cho em bé chơi trò buôn bán, xếp đồ hàng Nếu đứa trẻ còn nhỏ, vụng về chưa chơi với trái bóng được, bạn hãy dùng những túi nhỏ bằng ni lông hoặc bằng vải chắc, bạn bỏ vào đó cát hoặc đậu khô rồi buộc hặt lại. Những túi này khi rơi, nó không lăn đi xa nên đưa trẻ có thể lấy lại được. Nhiều trò chơi với các túi nhỏ này mà bạn có thể bày cho em bé: ném vào một cái vòng, ném vào một cái giỏ để cách xa vài ba bước. Những đồ chơi thu hút sự chú ý của bé: Nối sợi dây với một hoặc nhiều cái lúc lắc để gây ra tiếng động khi giật sợi dây. Đây là một cách đổi mới cái lúc lắc mà đứa trẻ không thích nữa. Dùng một hộp bằng nhựa hình trụ, đâm thủng hai đầu trên và dưới. Luồn vào trong một sợi dây và cột chặt, trong hộp nhựa này có để vài viên bi, khi đứa trẻ cầm sợi dây kéo hộp này, sẽ có tiếng va chạm của các viên bi phát ra. Nhặt nhạnh những lõi giấy, cuộn chỉ, xâu vào một sợi dây dài có màu sắc, và làm thành một vòng tròn. Thu lượm các hộp bằng kim loại như hộp bánh, hộp kẹo, hoặc hộp đựng nước uống, trang trí ở bên ngoài những dây ruy-băng dễ thương, đặt ở trong hộp những cái chuông, hoặc vật gây ra tiếng động. Muốn làm một hộp có đục lỗ, đầu tiên để đơn giản bạn lấy một cái hộp carton đựng giày. Chọn những vật mà đưa trẻ sẽ nhét vào như banh tennis, trái bóng bàn, hộp diêm Bạn cắt ở nắp hộp carton này những lỗ có hình dạng của các vật kể trên nhưng kích thước lớn hơn một chút. Không cần thiết phải cắt nhiều lỗ một lần. Có thể bắt đầu bằng lỗ tròn sau khi đứa bé đã biết chơi thành thạo với lỗ tròn thì cắt một lỗ hình khác. Đồ chơi có đôi: Loại đồ chơi này vừa làm trẻ thích thú vừa làm cho trẻ vận dụng trí thông minh. Bạn hãy cắt những bức ảnh ở các quyển họa báo hoặc catalogue, dán chúng lên các tấm bìa cứng rồi đề nghị trẻ xếp thành từng cặp giống nhau: hai mặt người, hai chiếc thuyền, hai cái mũ, hai con chó hãy bắt đầu bằng cách trộn lẫn ba cặp, sau khi đứa trẻ đã phân biệt và xếp được rồi thì thêm vào các cặp khác. Cách thức này cũng giúp cho em bé "khởi động" trí nhớ của nó. Những vòng tròn xâu lại với nhau trên một trục: Đây là một đồ chơi cổ điển của các em bé mà bạn có thể làm ra một cách dễ dàng. Dùng một ống bằng gỗ hoặc bằng carton gắn lên một miếng gỗ hoặc một miếng carton dùng để làm đế. Bạn có thể xâu trên trục này nhiều thứ khác nhau: Đồ chơi cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi Một giàn treo đồ chơi dễ làm và không tốn kém. Dùng một thanh gỗ và treo tất cả đồ chơi lên thanh gỗ nhờ vào các móc. Trẻ nhỏ có thể sờ, kéo, nhìn những đồ chơi này. Có thể treo đồ chơi ở phía trên em bé khi nó nằm trên giường. Bạn treo một sợi dây dài ở trên trần, móc vào sợi dây này những cái khuy, bạn có thể dễ dàng treo lên đó các thứ đồ chơi mà đứa trẻ thích. Thay đổi đồ chơi thường xuyên, đồ chơi cũ cất đi sau đó đưa ra sử dụng lại để thu hút sự chú ý của đưa bé. Trẻ con rất thích đồ chơi chuyển động và có màu sắc, bạn có thể treo lên sợi dây bong bóng, vỏ hũ yaourt có màu sắc, chuỗi hạt Ở giàn treo đồ chơi móc vào đó một găng tay bằng cao su được thổi phồng lên và cột lại, trẻ rất thích chơi với loại này. Dùng hai hoặc ba vòng để mắc riđô bằng gỗ, cột chặt chúng lại bằng những dây ruy băng có màu sặc sỡ và treo lên. Dùng những áo pull cũ không mặc nữa, vẽ lên hình những súc vật như mèo, chó, cắt và may, độn vào trong bông hoặc vớ cũ. Lấy nút để làm mắt, thêu râu mép. Những đồ chơi này dễ làm em bé thích thú. Khi đứa bé có một đồ chơi di động ở trên giường, móc một đèn chiếu sáng ở cạnh giường đối diện với đồ chơi, ánh sáng chiếu ra sẽ tạo bóng của đồ chơi di động trên tường làm cho đứa trẻ thích thú. Làm mặt nạ: Dùng một cái muỗng lớn bằng gỗ, sơn lên đó một mặt người đơn giản và vui nhộn, dán lên vài sợi len để làm tóc, dùng một ống bằng bìa cứng ở ngoài có bọc giấy màu. Bỏ muỗng có sơn mặt người vào bên trong ống. Lúc cho em bé chơi bạn hãy cầm cán muỗng đưa lên, kéo xuống để cái mặt nạ xuất hiện và biến mất. Chăm sóc mắt trẻ đúng cách Các bậc phụ huynh hiểu rằng đôi mắt là tài sản quý báu nhất của trẻ. Để giúp bé giữ được đôi mắt sáng khỏe, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cách chăm sóc mắt đúng cách nhé. 1. Chế độ dinh dưỡng Một chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng là điều thiết yếu để bé có thể sở hữu một đôi mắt sáng khỏe. Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng Vitamin A rất cần cho đôi mắt trẻ. Một hàm lượng vitamin A khoảng 500-600 mcg sẽ giúp cho mắt bé nhanh nhạy và điều tiết tốt. Vitamin A thường có trong các loại gan gà, gan lợn; các loại trứng như trứng gà, trứng vịt; các loại thịt, cá hay các loại rau quả như gấc, cà chua, dưa hấu, hồng; những loại quả như đu đủ, cà rốt, bí đỏ, các loại rau xanh như rau cải, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay… 2. Thói quen sinh hoạt Thói quen xem tivi, chơi game trên máy vi tính, tư thế ngồi học không đúng khiến mắt trẻ dễ bị mỏi, mờ và khô mắt. Ngoài ra, môi trường sống bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới đôi mắt trẻ. Bạn nên rèn luyện cho bé thói quen sinh hoạt khoa học: Ngồi học đúng tư thế, không xem tivi và chơi game quá lâu, không thức quá khuya. Có thói quen bảo vệ mắt như đeo kính có lớp UV ngăn các tia tử ngoại khi ra ngoài trời nắng. Luôn luôn giữ vệ sinh cho mắt bé là một điều rất quan trọng, ngăn ngừa các bệnh do vi khuẩn gây ra. Tránh dụi mắt mỗi khi mắt bị kích ứng, ngứa. Thay vào đó, nên cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt có chứa chất kháng histamine, giúp dịu ngay cảm giác khó chịu. 3. Sử dụng thuốc nhỏ mắt thích hợp Cần sử dụng loại thuốc nhỏ mắt cung cấp dinh dưỡng cho mắt bé hàng ngày và giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt do bơi lội, bụi, mồ hôi rơi vào mắt, ngăn ngừa viêm mắt, ngứa mắt, mờ mắt. Đặc biệt khi trẻ thường tham gia vào các hoạt động thể thao, bơi lội thì cần phải chú ý để có cách chăm sóc đặc biệt hơn do khi trẻ đi chơi hay bơi lội, khói bụi, mồ hôi hay chất khử trùng hồ bơi dễ khiến mắt bé mệt mỏi hay bị dị ứng. 4. Hiểu rõ các loại bệnh về mắt ở trẻ Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kĩ các loại bệnh về mắt của con trẻ. Đôi khi, chỉ vì chủ quan và không có thông tin đầy đủ mà đôi mắt con bạn có thể gặp nguy hiểm từ những triệu chứng rất đơn giản. Khi có bất kì triệu chứng nào có thể gây nguy hiểm cho mắt, nên bình tĩnh để có những giải pháp tốt nhất cho mắt bé. Tìm sự hướng dẫn của bác sỹ khi cần thiết. . by bố mẹ& quot; sẽ thu hút sự chú ý của đứa bé. Những đồ chơi đơn giản: Giữ lại vỏ các chai nước bằng nhựa vẫn còn nắp đóng chặt (trẻ em không thể mở ra được). Bỏ vào bên trong các chai nhựa. chơi di động trên tường làm cho đứa trẻ thích thú. Làm mặt nạ: Dùng một cái muỗng lớn bằng gỗ, sơn lên đó một mặt người đơn giản và vui nhộn, dán lên vài sợi len để làm tóc, dùng một ống bằng. dây dài có màu sắc, và làm thành một vòng tròn. Thu lượm các hộp bằng kim loại như hộp bánh, hộp kẹo, hoặc hộp đựng nước uống, trang trí ở bên ngoài những dây ruy-băng dễ thương, đặt ở