1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kỹ năng làm cha mẹ - Phần 9 potx

6 328 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 172,73 KB

Nội dung

Các hoạt động vui giúp phát triển kỹ năng nghe Các hoạt động vui giúp phát triển kỹ năng nghe Bạn có nói chuyện với con bạn nhiều không? Hình như nó chỉ nghe được phần cuối của câu nói. Cũng như cơ bắp, kỹ năng nghe cần được tập luyện thường xuyên để khoẻ mạnh và phát triển hơn: Thường xuyên nói chuyện với trẻ: Kể cho con nghe những câu chuyện hay mà bạn đọc được trên báo. Kể lại chuyện bạn nói với những người ở cơ quan. Khi đi mua sắm, bạn nên kể cho trẻ nghe ngày xưa bạn đi mua sắm với bố mẹ mình thế nào. Hãy giữ thói quen kể chuyện mỗi ngày nếu bạn và trẻ cùng có mặt trong nhà bếp khi nấu cơm tối, bạn có thể nói “Lấy thêm cho mẹ một ly nước”. Đừng ngạc nhiên khi nghe con mình lặp lại điều mà bạn vừa nói với người khác. Nên nhớ trẻ con rất hay bắt chước, nên khi nói phải cẩn thận. Khi đọc sách cho con nghe: Phải ngừng đọc trước khi qua trang và hỏi xem chuyện gì xảy ra tiếp. Yêu cầu con giải thích xem nó có nghe và hiểu những điều bạn vừa đọc như thế nào không. Nếu trẻ chưa nắm bắt được, hãy cố đọc lại một lần nữa. Hỏi xem trẻ tiên đoán câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào. Bạn phải đọc lớn tiếng và dừng lại trước khi kết thúc. Yêu cầu trẻ đoán xem câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào, dựa trên những gì trẻ vừa được nghe. Rồi bạn kết thúc câu chuyện và thảo luận với con bạn xem kết thúc đó gây ngạc nhiên không. Nghe nhạc: Một giáo viên mẫu giáo đề nghị cho các em nghe kỹ lời của bài nhạc, đó là cách luyện tập rất hay. Cùng nấu ăn: Hãy đưa ra một công thức nấu ăn, đọc lớn những hướng dẫn, và để cho trẻ tự cân đo, trộn, quậy, và đổ vào. Ghi âm: Sử dụng máy ghi âm để ghi lại những hướng dẫn. Có thể con bạn làm ngơ khi bạn sai nó lau nhà, nhưng sẵn sàng làm khi được yêu cầu đi lấy con búp bê hay cuốn băng mà nó thâu. Có lẽ nó rất ngạc nhiên khi mở cuốn băng ra và từ trong băng giọng của bạn phát ra “xếp gọn những con búp bê ở trên kệ lại, cất quần áo và dọn giường ” Kể chuyện nối tiếp: Trò chơi này rất phù hợp với những gia đình có đông người hay khi bạn phải tổ chức cho con mình và bạn nó cùng chơi: Yêu cầu một người bắt đầu kể chuyện ( ví dụ: “Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé sống trong một lâu đài ”) rồi người khác kể tiếp câu chuyện này, mỗi người chỉ nói một câu hay một ý ngắn và luân phiên hết người này đến người khác. Vì người nào cũng phải lắng nghe xem người trước kể cái gì, cho nên trò chơi này sẽ làm tăng thêm kỹ năng nghe. Cùng dò theo lời bài hát: Mua một cuốn băng và một quyển sách có lời của các bài nhạc đó để con bạn có thể dò theo lời của bài nhạc. Cùng xem video hoặc ti vi: Khi xem bạn giả vờ không nghe thấy gì cả và hỏi con mình xem đã nghe được những gì. Giáo dục con trẻ thông qua việc làm và trò chơi Giáo dục con trẻ thông qua việc làm và trò chơi Gần đây người ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của trò chơi đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều gia đình dường như vẫn chưa biết rằng, có rất nhiều những công việc có ý nghĩa cũng góp phần giúp trẻ phát triển. Con trẻ thực sự được phát triển khi chúng ta cho phép chúng tham gia vào thế giới của những công việc xung quanh chúng. Sống trong bầu không khí gia đình hoặc sống giữa những người lớn, trẻ luôn ham thích được làm việc. Chúng muốn được “giúp đỡ” người lớn; và hoạt động này có thể trở thành một phần khá quan trọng trong quá trình học hỏi ban đầu của trẻ. Nếu bạn ngăn cản con trẻ tham gia vào những hoạt động, đơn giản chỉ vì đó là những “công việc” chứ không phải là “trò chơi” thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đang hạn chế những cơ hội phát triển của trẻ. Trái lại khi bạn mời gọi con trẻ tham gia vào công việc và cả trò chơi nữa, thì tức là bạn đã tạo cho con trẻ nhiều con đường để chúng học hỏi và trưởng thành hơn lên. Khi đó, trẻ sẽ cảm nhận được một cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn, và trẻ sẽ cảm thấy mình thực sự là một thành viên trong gia đình. Với sự quan tâm thích hợp của người lớn, có rất nhiều việc hàng ngày mà gia đình có thể giao cho trẻ nhỏ, để giúp chúng có thể bắt đầu học về tinh thần trách nhiệm, tính tích cực độc lập và khả năng tự chăm sóc bản thân. Dưới đây là một số ví dụ:  Chuẩn bị và nấu ăn: Ngay cả khi trẻ còn quá nhỏ để có thể phụ giúp bạn sửa soạn bữa trưa hoặc bữa tối, thì chúng vẫn có thẻ phụ giúp bạn bằng cách chuẩn bị đồ tráng miệng chẳng hạn. Khi bạn đưa trẻ đi chợ, bạn sẽ giúp trẻ hiểu biết nhiều hơn về nguồn cung cấp thực phẩm, và bằng cách nào để mua thực phẩm.  Chạy việc vặt: Để cho trẻ làm những việc nhỏ nhặt, bạn sẽ góp phần củng cố lòng tự tin của trẻ. Khi bạn cần một điều gì đó như gọi một người trong nhà, hoặc muốn lấy khăn lau, bạn hãy nhờ một trong số các con của bạn làm điều đó.  Chăm sóc em nhỏ: Ngay cả những nhiệm vụ đơn giản (như đọc truyện hoặc hát cho em nhỏ nghe) cũng giúp trẻ nhận ra trách nhiệm của mình và tấm lòng chia sẻ với các em nhỏ.  Dọn dẹp nhà cửa: Trẻ có thể tự dọn bàn và tự phục vụ thức ăn cho mình. Nếu bạn đang lau nhà bạn cũng có thể khuyến khích trẻ đẩy vài lần cây lau nhà.  Chăm sóc vật nuôi trong nhà: Vật nuôi trong nhà cần nước, thức ăn và nơi ở sạch sẽ. Trẻ có thể học được nhiều bài học quý giá từ công việc chăm sóc các con vật nuôi trong nhà.  Làm vườn: Việc chăm sóc cây cối giúp trẻ nhận ra thiên nhiên kỳ diệu. Nếu gia đình không có một khoảng vườn quanh nhà, bạn cũng nên có những chậu cây bên cửa sổ chẳng hạn, để tạo nên nhiều cơ hội hơn cho trẻ khám phá. Khi tiến hành những hoạt động trên, bạn nên chú ý một vài điểm quan trọng sau:  Ghi nhớ những công việc mà con cái bạn làm được; và bạn cũng cần đảm bảo sao cho những công việc đó là an toàn đối với trẻ.  Ngay cả đối với trẻ nhỏ cũng phân biệt được đâu là công việc “thật”, đâu là công việc “giả”.  Hãy nhớ rằng: thật ra nhiều việc vặt có sự trợ giúp của trẻ có thể làm bạn mất nhiều thời gian. Thế nhưng bạn cần kiên nhẫn và phải tốn thời gian một chút để giúp trẻ hiểu được những lợi ích thiết thực từ việc phụ giúp công việc trong gia đình. Bằng cách kết hợp những mong đợi của bạn với những khả năng của trẻ, có sự khuyến khích và ủng hộ những cố gắng của trẻ, và dành nhiều thời gian hướng dẫn trẻ cách thực hiện công việc, bạn có thể tạo cho con trẻ thật nhiều cơ hội để chúng không ngừng học hỏi và trưởng thành hơn qua công việc. Giúp trẻ tự lập Giúp trẻ tự lập Càng lớn, con bạn càng nhận thức được bé là một cá thể riêng biệt và có nhu cầu tự mình làm lấy những công việc riêng. Dưới đây là một số phương cách giúp trẻ phát huy nhiệt tâm của mình trong việc rèn luyện tính tự lập. Nhà cửa an toàn: Để thật sự phát huy tính tự lập, bé phải không ngừng vượt qua những giới hạn để tự khám phá mọi thứ xung quanh mình. Đó là lý do cần phải đặt yếu tố an toàn về nhà cửa đối với trẻ nhỏ. Thay vì bạn phải chạy vòng quanh theo bé, canh chừng và la rầy mỗi khi bé đụng vào một đồ vật nào đó có thể gây nguy hiểm thì nên cất ở nơi khác nhằm tạo ra không gian an toàn. Điều này sẽ tạo tự do cá nhân cho bé và bớt lo lắng cho bạn. Cho phép trẻ được quyền tự quyết định: Tất nhiên, các bậc cha mẹ cần đặt ra những hạn chế nhưng thỉnh thoảng cũng nên phá lệ cho trẻ được nắm quyền một lần dù là quyết định của bé đôi khi rất lạ lùng. Chẳng hạn như đứa con 2 tuổi của bạn cứ một mực đòi mặc áo ấm khi trời đang nóng nực thì hãy cứ chiều vì bé sẽ nhanh chóng nhận thấy điều này không hợp lý và hiểu ra vấn đề. Để con tự nhận biết được sự việc chính là tạo cơ hội để chúng tự học hỏi và lớn lên. Chỉ cho bé cách thức: Có thể tự mình hoàn thành tốt một công việc là chìa khóa của một tính cách độc lập và một kỹ năng khéo léo trong tương lai. Tuy nhiên, để khuyến khích được khả năng này, bạn cần trình diễn những công việc đó chậm rãi và rõ ràng từng bước một. Ví dụ như muốn dạy bé cách đặt một cái tách lên bàn thì nên theo từng bước một: đầu tiên phải lấy đĩa lót, sau đó đến cái tách, rồi thìa Hãy theo dõi xem con làm như thế nào và nhớ khen thưởng nếu bé làm tốt. Không làm cho trẻ cụt hứng: Khi con xem bạn làm điều gì đó như nấu ăn, lau nhà, sắp xếp bàn ghế, là quần áo mà tỏ vẻ rất hứng thú thì có nghĩa là bé đang muốn tham gia cùng với bạn. Những lúc như vậy, hãy tìm cách nào đó để bé có thể trợ giúp bạn. Tạo sự hứng thú và thói quen làm việc: Nếu bạn đã chỉ định cho con một công việc nào đó rồi hãy giảng giải và chỉ dẫn thật kỹ dù điều này có thể làm bạn tốn khá nhiều thời gian. . phát triển kỹ năng nghe Các hoạt động vui giúp phát triển kỹ năng nghe Bạn có nói chuyện với con bạn nhiều không? Hình như nó chỉ nghe được phần cuối của câu nói. Cũng như cơ bắp, kỹ năng nghe. đó đến cái tách, rồi thìa Hãy theo dõi xem con làm như thế nào và nhớ khen thưởng nếu bé làm tốt. Không làm cho trẻ cụt hứng: Khi con xem bạn làm điều gì đó như nấu ăn, lau nhà, sắp xếp bàn. một công việc là chìa khóa của một tính cách độc lập và một kỹ năng khéo léo trong tương lai. Tuy nhiên, để khuyến khích được khả năng này, bạn cần trình diễn những công việc đó chậm rãi và

Ngày đăng: 02/07/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w