1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tương tư - chương trình nâng cao

7 513 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TƯƠNG TƯ (Nguyễn Bính) I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: • Cảm nhận được tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê quyện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị. • Nhận ra được vẻ đẹp của một bài thơ đậm đà phong vị ca dao. II/ Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành: • SGK, SGV, Đèn chiếu ( hoặc bảng phụ ) • Phương pháp chủ yếu là thuyết trình kết hợp phát vấn và thảo luận nhóm. III/ Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Lời vào bài: Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều (Chân quê) Đọc lên những câu thơ này chúng ta không khỏi nghĩ ngay đến tác giả của nó. Một nhà thơ được mệnh danh là nhà thơ “chân quê”. Đó không ai khác chính là nhà thơ Nguyễn Bính. Một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới với một 1 phong cách thơ độc đáo. Mà như nhà văn Vương Trí Nhàn từng nhận xét: Chỉ trong phạm vi thế kỷ này, giữa không biết bao nhiêu thi sỹ mà nông thôn nước ta đã cung cấp cho văn học, trước sau, Nguyễn Bính vẫn là một tài năng bậc nhất, hơn thế, một tài năng hết sức tự nhiên, nghĩa là vừa dồi dào, vừa độc đáo. Quả đúng như thế. Và cho đến nay, Nguyễn Bính vẫn được yêu mến, quý trọng. Bài thơ Tương tư là một trong số những bài thơ tiêu biểu minh chứng cho tài năng và phong cách thơ Nguyễn Bính. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1-GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả TT1- Cho HS đọc tiểu dẫn- Yêu cầu HS rút ra những điểm chính về cuộc đời và thơ Nguyễn Bính Gợi ý: - Quá trình sáng tác - Tác phẩm chính của từng giai đoạn - Phong cách thơ TT2- Học sinh trình bày hiểu biết về tác giả Nguyễn Bính ? Em có cảm nhận như thế nào về nhà thơ này? Học sinh: trả lời Giáo viên: nhận xét, bổ sung I- TÁC GIẢ: Nguyễn Bính (1918 – 1966) Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Bính. Quê quán : Xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Bắt đầu làm thơ năm 13 tuổi. Trước 1945: Là nhà thơ Mới- từng đạt giải thưởng của Tự lực văn đoàn ( 1937). - Sau 1945: Tham gia Cách mạng - tiếp tục làm văn nghệ và báo chí - Được tặng giải thưởng Hồ Chí 2 Hoạt động 2 - GV tổ chức các hoạt động học tập giúp HS tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. TT1- Hướng dẫn HS đọc bài thơ – Chú ý âm điệu ngọt ngào của những vần thơ lục bát này. TT2- Cho HS nói lên cảm nhận đầu tiên của mình về bài thơ ( gịong điệu, tâm trạng của chủ thể trữ tình…) TT3- Em hiểu thế nào là Tương tư? ( GV lí giải thêm ) TTư phải chăng chí là “nhớ”? Ở bài thơ này, nỗi tương tư của chàng trai là sự bộc lộ của những sắc thái cảm xúc Minh về văn học nghệ thuật ( 2000) + Thơ NBính: - Vẻ đẹp “chân quê - Sở trường là thể lục bát – Tác phẩm - Ra đời năm 1939, đưa vào trong tập Lỡ bước sang ngang (1940). II- ĐỌC HIỂU: - Nhan đề Tương tư: là tâm trạng nhớ nhung trong tình yêu, (thường là tình yêu đơn phương, xa cách). Tuy nhiên, không đơn thuần chỉ là nỗi nhớ mà Tương tư còn là một phức hợp đan xen các cung bậc cảm xúc vừa mâu thuẫn vừa thống nhất, hợp lý : chờ đợi, bâng khuâng, mơ tưởng, 3 nào? ( HS phát hiện) TT4- TTư trước hết là nhung nhớ. Nỗi nhớ trong tình yêu đã được diễn tả rất phong phú trong ca dao ( Cho HS tìm và đọc một số câu) Nỗi nhớ ấy đã được NBính nói lên như thế nào? ( 4 câu đầu) Có gì đặc biệt trong những câu thơ diễn tả nỗi mong nhớ ấy? (GV hướng dẫn HS phát hiện và khai thác các yếu tố NT như: phép nhân hoá, lối nói vòng vo, phiếm chỉ, cách tổ chức lời thơ độc đáo tạo ra khoảng cách xa… TT5- Những trách cứ, giận hờn của chàng trai là có lí hay vô lí? Nó giúp ta hiểu gì về quy luật tình yêu và về tình yêu của chàng trai? ( có thể là rụt rè, là đơn phương; cái cảm giác “ tuy xa mà gần, tuy gần mà xa” - khoảng cách mang tính tâm lí - Giải thích từ “ xa xôi”) TT6- Yêu và hờn trách trong nỗi đợi chờ khắc khoải. Tâm trạng đợi chờ ấy được diễn tả trong những câu thơ nào? ước ao… 1/ Tương tư - Lời trái tim đang yêu: + Nỗi nhớ nhung da diết: “ngồi nhớ” → nhuốm cả không gian: thôn Đoài nhớ thôn Đông → khiến khoảng cách trở nên xa vợi : một người được lặp lại và tách ra hai đầu câu thơ. → nối hai đầu xa cách là nhịp cầu “chín nhớ mười mong” + Băn khoăn, trách cứ, dỗi hờn → trách vì yêu, vì quá đỗi mong nhớ 4 Có thể tổ chức cho HS thảo luận để phát hiện cái hay trong hai câu thơ này. ( Chú ý cách diễn tả thời gian : nhịp thơ , lặp vế câu, nốt nhấn giọng , sự chuyển đổi màu sắc, động từ “ nhuộm” trong so sánh với từ “ nhuốm”, chủ thể hàm ẩn , mối tương giao kì lạ giữa cây và người…) TT7- Dẫu vô vọng, nhưng trái tim yêu chân thành ấy vẫn không thôi thao thức. Hai câu 15, 16 nói lên nỗi niềm gì của chàng trai và nói bằng cách nào? ( Câu hỏi đong đầy nỗi niềm, hình ảnh ẩn dụ quen thuộc mà tha thiết …) TT8- Đọc 4 câu cuối. Sự xuất hiện của hình ảnh trầu – cau hàm chứa ý nghĩa gì? TT9- Giãi bày tâm trạng tương tư là bộc lộ khát vọng rất nhân văn: khát vọng chung tình, khát vọng lứa đôi. Yếu tố hình thức nào xuyên suốt bài thơ cho thấy khát vọng chung đôi ấy? HS tìm, thống kê và phân tích hệ thống hình ảnh cặp đôi này. ( Xuất hiện từ xa + Đợi chờ khắc khoải → thời gian trôi nặng nề, chậm chạp → cỏ cây cũng héo úa , như lòng người mỏi mòn, héo hon vì nhớ thương, vô vọng + Thao thức, nôn nao mơ tưởng + Ước vọng chân tình về một mối lương duyên → Tương tư với những sắc thái cảm xúc phức hợp là biểu hiện của một tình yêu da diết chân thành→ dễ tìm được niềm đồng cảm nơi trái tim con người. 2/ Tương tư - một tấm tình chốn 5 đến gần, kết lại ở hình ảnh Trầu -Cau đầy ý nghĩa) TT10- Tương tư là nỗi niềm không của riêng ai nhưng với bài thơ này, NB đã dệt nên một “Tương tư” mang phong vị rất riêng. Những yếu tố nào từ hình thức đến nội dung đã làm nên vẻ đẹp riêng đó? GV có thể tiếp tục cho HS thảo luận theo những gợi ý sau: - Mối tương tư của con người được bao bọc trong không gian nào? Không gian ấy được tạo nên bởi những yếu tố nào? Chức năng của chúng? - Tình yêu gắn liền với hôn nhân. Điều đó có ý nghĩa gì?( Có thể so sánh với Hồ Dzếnh, Xuân Diệu chẳng hạn…) - Ngôn ngữ dân gian được vận dụng như thế nào trong bài thơ lục bát này? Hoạt động 3- GV hướng dẫn HS tổng kết bài quê: - Tràn ngập một không gian đồng quê: địa danh, cảnh vật, cây cỏ… thuộc về chốn quê bao đời →Tình yêu được bày tỏ một cách tự nhiên, kín đáo, ý nhị. - Ước vọng nhân duyên đậm chất truyền thống - Ngôn ngữ dân gian (ca dao, thành ngữ, địa danh, hình ảnh…) - Lời thơ lục bát rất gần với ca dao truyền thống *→ Duyên quê và cảnh quê hoà quyện. Một tình yêu,một bài thơ đậm hồn quê. III- TỔNG KẾT: - Bài thơ là sự thể hiện chân thực mà tinh tế diễn biến mang tính quy luật của tâm trạng “ Tương tư” - một tâm trạng rất con người. - Chất dân gian, chất “chân quê” 6 TT1- Yêu cầu HS trình bày lại những điểm chính của nội dung bài học TT2- GV chốt lại vấn đề. của hồn thơ Nguyễn Bính qua một bài thơ Mới đậm đà phong vị ca dao. 4- Củng cố: - Thử đọc và bình giảng một vài bài thơ, câu thơ khác của nhà thơ Nguyễn Bính mà em thích. - Trong bài thơ, những câu thơ nào là hay nhất, theo em? Vì sao? - Cái gì làm nên vẻ đẹp lâu bền của bài thơ, dù cuộc sống có bao nhiêu thay đổi? 5- Dặn dò - Hướng dẫn tự học: - Đọc thuộc lòng bài thơ - Chuẩn bị bài mới: soạn bài đọc thêm : Tống biệt hành ; Chiều xuân 7 . 2/ Tư ng tư - một tấm tình chốn 5 đến gần, kết lại ở hình ảnh Trầu -Cau đầy ý nghĩa) TT1 0- Tư ng tư là nỗi niềm không của riêng ai nhưng với bài thơ này, NB đã dệt nên một Tư ng tư mang. 2000) + Thơ NBính: - Vẻ đẹp “chân quê - Sở trường là thể lục bát – Tác phẩm - Ra đời năm 1939, đưa vào trong tập Lỡ bước sang ngang (1940). II- ĐỌC HIỂU: - Nhan đề Tư ng tư: là tâm trạng. điệu, tâm trạng của chủ thể trữ tình…) TT 3- Em hiểu thế nào là Tư ng tư? ( GV lí giải thêm ) TTư phải chăng chí là “nhớ”? Ở bài thơ này, nỗi tư ng tư của chàng trai là sự bộc lộ của những

Ngày đăng: 02/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w