Ngày soạn:08/03/2010 Ngày dạy:13/03/2010 Người dạy: Trần Thị Quyên Lớp dạy: 11C8 Tiết : CHIỀU TỐI (MỘ) I. Yêu cầu cần đạt - Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn (lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người), bản lĩnh tinh thần cao cả ( vượt lên hoàn cảnh đau khổ của bản thân), tâm hồn thi sĩ nhạy cảm và dạt dào cảm xúc của người tù chiến sĩ, nhà thơ Hồ Chí Minh. - Nắm được nghệ thuật tả ngoại cảnh để tự biểu hiện, ngôn ngữ thơ hàm súc; hình tượng và ngôn ngữ thơ vừa cổ điển vừa hiện đại. - Nhận thức, đánh giá được vẻ đẹp của thơ Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó càng thêm yêu quý Người và thơ văn của Người. II. Phương tiện và phương pháp tiến hành: - GV: Sử dụng SGK, Sách GV, Thiết kế bài giảng và giáo án. - HS: SGK, SBT. Vở ghi - Kết hợp các phương pháp: Đọc – hiểu; phát vấn; thuyết trình III. Tiến trình dạy học Dẫn vào bài: Tiết vừa rồi, chúng ta đã được tiếp cận với tập thơ Nhật ký trong tù về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Để cụ thể hơn những giá trị đặc sắc của tập thơ, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài thơ Chiều tối. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HĐ 1:Tìm hiểu chung về bài thơ I. Giới thiệu chung: TT 1: GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn SGK. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ có gì đặc biệt? TT 2: Đọc bài thơ, ta có thấy hình ảnh người tù không? - HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung. HĐ 2: Hướng dẫn đọc và so sánh giữa bản phiên âm và dịch thơ TT 1: GV gọi một HS đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ và nêu cảm nhận chung về bài thơ? TT 2: So sánh nguyên tác và bản dịch. GV: Hãy phát hiện điểm khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch thơ? TT 3: Tìm hiểu hai câu thơ đầu GV: Thiên nhiên trong hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào? Bằng hình thủ pháp nghệ thuật nào? ( GV liên hệ hình ảnh cánh chim, chòm mây trong thơ xưa để thấy được vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại và 1. tác phẩm: - Xuất xứ: Bài 31/ 134 bài thơ của Nhật ký trong tù - Ghi lại cảm xúc của người tù trên bước đường chuyển lao từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. - Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tình yêu đời của Người Biểu hiện cho chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh. 2. So sánh nguyên tác và bản dịch thơ. - Cô vân (nguyên tác): Mây cô đơn, lẻ loi # chòm mây (bản dịch). - Mạn mạn (nguyên tác) # trôi nhẹ (bản dịch) - Trong nguyên tác câu 3 không có chữ tối. Bản dịch nghĩa chưa chuyển tải được hết ý thơ ở nguyên tác (bản dịch không sát với nguyên tác ). II. Đọc – hiểu 1. Bức tranh buổi chiều tối miền sơn cước a .Bức tranh thiên nhiên: Thời gian: chiều tối Không gian: cảnh núi rừng nghệ thuật chấm phá trong thơ Bác). Ca dao: “ Chim bay về núi tối rồi Truyện Kiều – Nguyễn Du: Chim hôm thoi thóp về rừng Huyện Thanh Quan: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi/ Dặm liễu sương sa khách bước dồn. “ Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn”.(Lý Bạch) Huy Cận “ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. TT 5: Em có nhận xét gì về bức tranh cảnh trời chiều nơi miền sơn cước ? HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung. TT 6: Tìm hiểu hai câu thơ cuối: GV: Hình ảnh trung tâm của bức tranh sinh hoạt là gì? Những đặc sắc về nghệ thuật? HS: Trả lời TT 7: Theo anh (chị), nhãn tự của bài thơ thể hiện ở đâu ? nhãn tự đó nói lên điều gì? Đối lập với hoàn cảnh người tù, vẫn đang trên đường bị áp giải. - Cảnh vật: chim : mỏi mệt Mây : lẻ loi, cô đơn - Hình ảnh thơ mang tính ước lệ, sử dụng thi liệu văn học cổ ( cánh chim, chòm mây) - Bút pháp chấm phá, ghi lấy linh hồn cảnh vật - Điểm nhìn: cảnh vật được nhìn từ xa tới gần, từ bao quát đến cụ thể Cảnh vật thấm đẫm tâm trạng. Tác giả cũng ao ước có một chốn nghỉ chân. Hình ảnh thơ phảng phất âm hưởng cổ điển và sắc màu của một bức tranh thủy mặc. b . Bức tranh đời sống sinh hoạt của con người - Bút pháp tả thực - Hình ảnh con người: thiếu nữ xay ngô Hình ảnh tiêu biểu cho con người lao động, con người đang tồn tại, đang lao GV: Tâm trạng con người trước bức tranh chiều tối nơi miền sơn cước là tâm trạng gì? Mạch tâm trạng của nhà thơ có sự vận động ra sao? GV:Tinh thần thép trong bài thơ thể hiện ở đâu? HĐ 3: Hướng dẫn HS tổng kết: TT1: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - HS trả lời GV nhận xét, bổ sung và chốt lại. động. Tạo cho bức tranh núi rừng trở nên có sức sống, ấm áp hơn. - Hình ảnh: ánh lửa của lò than - Lô dĩ hồng: nhãn tự “hồng” → trời đã tối → Thời gian đang vận động → Gợi cảm giác tươi vui, ấm áp Ánh sáng này làm sáng cả bài thơ, xua tan đêm tối → Liên tưởng đến ánh sáng cách mạng, mặt trời hồng - Cấu trúc điệp vòng: ma bao túc – bao túc ma hoàn Toàn bộ bài thơ là sự vận động khỏe khoắn của hình ảnh thơ. Từ bóng tối đến ánh sáng, từ âm u tàn lụi đến ấm áp sự sống, từ buồn bã lạnh lẽo đến ấm nóng tình người. 2. Tâm trạng con người - Người như quên hết mệt nhọc, quên đi hoàn cảnh riêng - Hòa vào niềm vui cảnh vật, vui với cảnh với người - Cảm thấy thư thái, vui sống → Con người với ý chí và nghị lực phi thường, vượt lên hoàn cảnh của riêng mình để hòa chung vào niềm vui chung của cảnh vật thiên nhiên và con người III. Tổng kết 1. Nội dung: Bài thơ không chỉ mô tả được một cách chân thực cảnh chiều nơi miền sơn cước với làn mây, cánh chim và cuộc sống lao động của cô gái xóm núi mà hơn thế, bài thơ còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã ngợi ca, tôn vinh sự sống. 2. Nghệ thuật: + Tập thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. + Bút pháp gợi nhiều hơn tả tạo sự cô đọng, hàm súc. + Ngôn ngữ thơ linh hoạt, sáng tạo. + Biện pháp điệp vòng rất tài tình, khéo léo. 4. Củng cố và dặn dò - Củng cố: Hãy chứng minh: bài thơ là sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần thời đại - Dặn dò: - Học thuộc bài thơ, soạn bài Lai Tân, Đọc thêm: Giải đi sớm . Giáo viên hướng dẫn xét duyệt Giáo sinh thực tập Trần Lam Sơn Trần Thị Quyên