Điều trị chứng “sợ đi làm” Công việc quá căng thẳng và áp lực hay do không thể “chung sống” hòa bình với đồng nghiệp nơi bạn đang làm… đều là những nguyên nhân khiến bạn mắc chứng “sợ đi làm”. Dưới đây là 6 chiêu thức giúp bạn điều trị chứng bệnh này. 1. Tích cực “hành động” Học cách đối mặt với sự thật “phũ phàng” trong công việc cũng như mọi mối quan hệ nơi công sở. Thay vì ngồi đó than thở hay sợ hãi, hãy tích cực hành động, chú tâm hơn nữa tới công việc, làm việc hăng say, đổi mới cách tư duy trong công việc cũng như công cuộc “cải tạo” mối quan hệ xã giao. 2. Dốc sức làm việc nhưng đừng đòi hỏi quá khắt khe Chỉ cần bạn tận tâm, dốc sức mình để làm việc ắt sẽ có ngày thành công mỉm cười với bạn. Tuy nhiên, đừng đặt ra những yêu cầu hay mục đích quá cao, xa tầm với của mình để rồi nảy sinh tâm trạng chán nản, buồn bực thậm chí đố kị với mọi người khi gặp phải thất bại. Tự tin, lạc quan và luôn tươi cười trước mọi hoàn cảnh, đó mới chính là nguồn lực tiếp thêm sức mạnh yêu nghề của bạn. Thành công luôn đồng hành với những ai biết nỗ lực phấn đấu trong khả năng, sức lực của mình. 3. Học cách xả stress Dân văn phòng là một trong những đối tượng dễ và mắc stress nhiều nhất. Hằng ngày lao động trí óc khiến đầu óc lúc nào cũng chịu áp lực thậm chí còn quẩn quanh những suy nghĩ vô bổ do “nhiễm stress”. Những lúc như vậy nên dành thời gian thư giãn với tách trà hay ly cà phê, hoặc gặp gỡ bạn bè để “dốc bầu tâm sự”, nói ra hết những “ bức xúc” trong lòng để từ đó quẳng những lo toan sang một bên, tiếp tục vui sống và làm việc. Làm được điều đó chắc chắc rằng chứng sợ việc sẽ chẳng bao giờ gõ cửa nhà bạn. 4. Phải “thương” lấy bản thân Suốt ngày ngập đầu trong công việc, khiến cơ thể mệt mỏi, cẳng thẳng, suy nhược. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn sợ hãi khi nghĩ đến công việc hay nơi làm việc. Hãy “ thương” lấy chính bản thân mình, có sức khỏe thì mới có tinh thần sung sức để làm việc, thể hiện chính mình. Đừng khư khư lấy công việc thay thế cho tất cả, hãy quan tâm hơn nữa đến bản thân mình bằng cách tìm niềm vui trong những thói quen, sở thích của mình. Tham gia các hoạt động thể thao yêu thích vừa có tác dụng xả stress, tăng cường sức khỏe, vừa lấy lại phong độ và tinh thần làm việc. 5. Tìm niềm vui mới trong công việc Nhiều người thấy nhàm chán, ghét bỏ công việc, thậm chí sợ đi làm bởi họ không tìm thấy niềm vui và hứng thú trong công việc. Lúc này hãy làm cuộc “ khảo sát” chình mình xem mình đang cần gì, muốn gì? Công việc ấy có ý nghĩa như thế nào với bạn? Luôn thay đổi cách thức làm việc để giải thích chính những vướng mắc của bạn. Niềm vui trong công việc không chỉ được đổi lại bằng những thành công cụ thể mà nó còn đem lại cho cuộc sống của bạn niềm vui, lạc quan. Tuy nhiên, nếu không còn tìm thấy ý nghĩa cũng như niềm vui trong công việc, bạn nên cân nhắc để tìm cho mình hướng đi mới, “niềm vui mới”. 6. Không ngừng “nạp điện” Nguồn năng lượng khiến dân văn phòng hăng hái làm việc, không đâu khác chính là sức khỏe, là niềm tin ở mỗi người. Sức khỏe có tốt thì tâm lý mới lành mạnh, ổn định, hiệu quả làm việc mới cao. Hơn thế nữa, xây dựng niềm tin vững chắc vào bản thân thông qua những kết quả, những việc làm bạn đã đạt được, lấy nó làm nền tảng cơ sở vững chắc cho con đường sự nghiệp của bạn. Không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức mới để làm mới hình ảnh của mình trong mắt sếp và đồng nghiệp, lúc nào cũng tràn đầy sức sống đối mặt với mọi thách thức. . Đi u trị chứng “sợ đi làm” Công việc quá căng thẳng và áp lực hay do không thể “chung sống” hòa bình với đồng nghiệp nơi bạn đang làm… đều là những nguyên nhân khiến bạn mắc chứng “sợ đi. nơi bạn đang làm… đều là những nguyên nhân khiến bạn mắc chứng “sợ đi làm”. Dưới đây là 6 chiêu thức giúp bạn đi u trị chứng bệnh này. 1. Tích cực “hành động” Học cách đối. để từ đó quẳng những lo toan sang một bên, tiếp tục vui sống và làm việc. Làm được đi u đó chắc chắc rằng chứng sợ việc sẽ chẳng bao giờ gõ cửa nhà bạn. 4. Phải “thương” lấy bản thân Suốt