Các đề tài có thể viết thành dự án Vlir-uos- vương quốc Bỉ
CÁC ĐỀ TÀI CÓ THỂ VIẾT THÀNH DỰ ÁN VLIR-UOS - VƯƠNG QUỐC BỈ - Thực phẩm/ dinh dưỡng và sức khỏe - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Cơ sở hạ tầng và các ngành khoa học công nghệ liên quan. - Các lĩnh vực khác và các chủ đề cấp bách: Khoa học xã hội, Giáo dục và đào tạo đại học chuyên nghiệp, thực tập, tăng cường năng lực đơn vị; quản trị, vấn đề giới, . Cấu trúc vấn đề theo từng đề tài nêu trên: 1. Đề tài hẹp /lĩnh vực phù hợp được ưu tiên: Theo Đề tài đã chọn, xác định Đề tài hẹp được cho là quan trọng nhất được quan tâm để hợp tác với các đối tác đại học vùng Flam măng - Bỉ. Ví dụ: Trong lĩnh vực môi trường, có thể có các Đề tài hẹp như là Nuôi trồng tảo khử các độc tố có trong nước biển, hoặc bảo vệ công viên địa chất (geopark), xúc tác bảo vệ môi trường (công nghệ sạch giảm rác thải), đa dạng sinh học và bảo tồn, xử lý nước và quản lý chất thải rắn v.v. Trong lĩnh vực môi trường cũng có thể có các đề tài hẹp: Biodiversity and conservation (đa dạng sinh học và bảo tồn); Waste treatment and management (xử lý và quản lý chất thải), natural resources (tài nguyên thiên nhiên), Climate change (thay đổi khí hậu) và aquaculture (nuôi trồng thủy sản). 2. Mạng lưới thực hiện chương trình Đề tài hẹp: Mạng lưới thực hiện hiện có trong các trường đại học Việt Nam liên quan đến chương trình Đề tài hẹp đã chọn. Tại Việt Nam, hay các nước Nam Á, hay tại Châu Á? Mạng lưới nhân lực này được phát triển như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu? VLIR có thể giúp đỡ như thế nào trong việc tăng cường năng lực của mạng lưới đặc biệt trong chiến lược Bắc-Nam-Nam? Ví dụ: Chủ đề nuôi tảo, mạng lưới các nhà nghiên cứu thuộc các địa phương nào tại Việt Nam hay các nước thuộc Châu Á. Điểm mạnh của mạng lưới này là các nhà nghiên cứu đầu ngành, môi trường thực nghiệm tốt,v.v. nhưng còn thiếu vốn đầu tư cho trang thiết bị nghiên cứu, các phương tiện kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và thực nghiệm,v.v. cần được VLIR trợ giúp các hạng mục nào . 3. Các Đề tài cấp bách: Trong số các Đề tài hẹp được ưu tiên, Đề tài nào thiết thực nhất cần sự can thiệp nhất của VLIR: - Chủ đề hàn lâm (ví dụ: thống kê, viết đề tài nghiên cứu khoa học, Công nghệ thông tin, tiếp cận các chương trình công bố nghiên cứu khoa học quốc tế, chính sách khuyến khích, quản trị, .) - Các vấn đề phát triển toàn cầu (ví dụ: Quản trị, vấn đề giới, tạo chính sách, phát triển chiến lược, chuyển dịch nghiên cứu tiếp cận cộng đồng, lợi ích học thuật, v.v. Làm thế nào để các vấn đề này được tiếp cận tốt nhất? (do ai, như thế nào, ý nghĩa và quản lý) 4. Các hình thức hợp tác với các đơn vị đào tạo đại học trong nhóm Flam-măng (Bỉ): Hình thức hợp tác nào được quan tâm nhất/ hình thức nào có giá trị gia tăng cao nhất? (giáo dục, nghiên cứu, phát triển và mở rộng, lợi ích kinh tế, phát triển nguồn nhân lực giảng dạy, tăng cường năng lực đơn vị, phát triển quản lý, cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin, mạng lưới công tác, v.v.? Giải thích nguyên nhân, có nhu cầu hoặc nhận định đặc biệt nào không? 5. VLIR-OUS hay các tổ chức hợp tác khác: VLIR-OUS hay các tổ chức hợp tác khác được xem là thích hợp nhất đối với dự định hợp tác với các đơn vị đào tạo đại học thuộc vùng Flam măng (Bỉ) trong lĩnh vực quan tâm? (Hợp tác giữa các đơn vị, sáng kiến riêng, học bổng, hội nghị, mạng lưới làm việc, v.v.) - Hợp tác ở cấp độ đơn vị liên quan đến toàn trường. - Hợp tác khoa (ví dụ như sáng kiến riêng) - Học bổng phát triển nguồn nhân lực (HDR scholarship) - Hội thảo, hội nghị - Mạng lưới làm việc theo chủ để với các trường đại học tại Bỉ . CÁC ĐỀ TÀI CÓ THỂ VIẾT THÀNH DỰ ÁN VLIR-UOS - VƯƠNG QUỐC BỈ - Thực phẩm/ dinh dưỡng và sức khỏe - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. trị, vấn đề giới, ... Cấu trúc vấn đề theo từng đề tài nêu trên: 1. Đề tài hẹp /lĩnh vực phù hợp được ưu tiên: Theo Đề tài đã chọn, xác định Đề tài hẹp