Thấp tim (Phần 4) pps

5 197 0
Thấp tim (Phần 4) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thấp tim (Phần 4) Th.S. Ng. Công Phang (Bệnh học nội khoa HVQY) 5. Chẩn đoán. 5.1. Chẩn đoán xác định: + Tiêu chuẩn chẩn đoán được vận dụng và đã có nhiều lần sửa đổi. Gần đây nhất, một nhóm các nhà chuyên viên của Hội tim-mạch Mỹ đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán của Jones cập nhật đến 1992 (Harrison's 15th Edition -2001, Table 235-1 Page 1341) như sau: - Tiêu chuẩn chính: . Viêm tim. . Viên đa khớp. . Múa vờn . Hạt dưới da. . Ban đỏ có bờ - Tiên chuẩn phụ: . Sốt; đau khớp. . Cận lâm sàng: tăng các phá phản ứng cấp. PR kéo dài. - Tiêu chuẩn bắt buộc: Có bằng chứng về sự nhiễm trùng liên cầu khuẩn tan máu bêta nhóm A (như cấy nhầy họng dương tính, test ASLO tăng). Chẩn đoán thấp tim khi có hai tiêu chuẩn chính hoặc một tiêu chuẩn chính và hai tiêu chuẩn phụ (không được trùng lặp). Thêm vào đó phải có bằng chứng sự có mặt của nhiễm liên cầu khuẩn. - Khi vận dụng tiêu chuẩn chẩn đoán, nếu đã lấy tiêu chuẩn chính là viêm khớp thì không được lấy tiêu chuẩn phụ là đau khớp, lấy tiêu chuẩn viêm tim là chính thì không lấy tiêu chuẩn phụ là PR kéo dài. 5.2. Chẩn đoán phân biệt: + Với bệnh viêm đa khớp dạng thấp: Thường viêm khớp nhỏ, có tính chất đối xứng, thời gian di chuyển từ khớp này sang khớp khác lâu hơn và thường để lại di chứng. Xét nghiệm yếu tố thấp RF thường (+) (Rheumatic factor). + Cần phân biệt thấp tim thể bụng với viêm ruột thừa cấp, vì cùng có triệu chứng đau bụng, sốt và tăng bạch cầu. + Với viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp. Sẽ khó khăn khi bệnh nhân có bệnh tim trước đó. 6. ĐIều trị và điều trị dự phòng. 6.1. Điều trị bệnh thấp tim đợt hoạt động: + Chế độ sinh hoạt, hộ lý: - Cho bệnh nhân chế độ bất động tại giường, thời gian 1-3 tuần tuỳ mức độ nặng của bệnh. Mục đích là để tránh tổn thương tim nặng do gắng sức. - Ăn nhẹ các thức ăn dễ tiêu; có thể cho bệnh nhân ăn giảm muối. + Kháng sinh: - Phải dùng kháng sinh càng sớm càng tốt. Dùng ngay khi có chẩn đoán thấp tim hoạt động, ngay cả trong trường hợp cấy nhầy họng âm tính nhưng các triệu chứng khác ủng hộ chẩn đoán. - Penicillin V: 500.000 đv x 2 lần/ngày x 10 ngày. Nếu có dị ứng với penicillin thì thay bằng erythromycin 250 mg x 4 lần/ngày ì10 ngày. + Salicylates (aspirin, aspegic): - Liều tấn công tới 90-120mg/kg/24giờ. Có thể thấy kết quả giảm sốt, giảm đau rõ rệt sau 12 giờ dùng thuốc. - Thời gian dùng ít nhất là 2 tuần. + Corticoid: - Những trường hợp nặng có thể dùng prednisolon liều 1-2 mg/kg, dùng liều cao ngay từ đầu: 30 mg x 4 lần/ngày; sau đó giảm dần và kéo dài ít nhất 4-6 tuần. Nếu có chống chỉ định dùng corticoid thì thay bằng endoxan 1-2 mg/kg. 6.2. Điều trị dự phòng thấp tim: - Các tác giả thống nhất phải điều trị dự phòng thứ phát, ít nhất 5 năm sau đợt điều trị tấn công. Thời gian điều trị dự phòng còn phụ thuộc vào lứa tuổi và cơ địa của từng bệnh nhân. - Benzathyl penicillin G 1,2 triệu đv, tiêm bắp thịt 4 tuần/1 lần (Hội tim Mỹ và TCYT thế giới) hoặc penicillin V 250.000đv x 2 lần/ngày x 1 tuần/tháng. - Giải quyết các yếu tố thuận lợi gây nhiễm liên cầu khuẩn. . Thấp tim (Phần 4) Th.S. Ng. Công Phang (Bệnh học nội khoa HVQY) 5. Chẩn đoán. 5.1. Chẩn đoán xác định:. yếu tố thấp RF thường (+) (Rheumatic factor). + Cần phân biệt thấp tim thể bụng với viêm ruột thừa cấp, vì cùng có triệu chứng đau bụng, sốt và tăng bạch cầu. + Với viêm màng trong tim nhiễm. tim nhiễm khuẩn bán cấp. Sẽ khó khăn khi bệnh nhân có bệnh tim trước đó. 6. ĐIều trị và điều trị dự phòng. 6.1. Điều trị bệnh thấp tim đợt hoạt động: + Chế độ sinh hoạt, hộ lý: - Cho bệnh

Ngày đăng: 01/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan