Tầmnhìntrênđỉnhcủathànhcông Chuyện gì xảy ra nếu mỗi ngày chúng ta dành ra 30 phút để đầu tư, trang bị, trau dồi kỹ năng phục vụ những yêu cầu mới trong công việc, hay làm việc gì đó thật sự có ý nghĩa trong cuộc đời mình? - Nhóm thứ nhất, đánh mất lòng tin và về cơ bản đã “buông xuôi”, chấp nhận “đóng thành tử thủ”, chờ đợi và hy vọng đến khi trời quang mây tạnh sẽ bắt đầu tiến lên trở lại. - Nhóm thứ hai, lạc quan hơn, chọn cách đối diện khó khăn trong công việc hay cuộc sống riêng tư và nỗ lực tìm mọi cách vượt qua. Họ tiếp tục hành trình “leo lên đỉnh”, dù là những “đỉnh cao” khác nhau. Suy cho cùng, người xuất chúng nhất cũng có lúc thất bại. Giờ đây, khi nền kinh tế đang tiếp tục có những dấu hiệu hồi phục - một sự hồi phục mà có thể phải mất nhiều năm, cả hai nhóm đều nhận thấy họ có ít nhất một điểm chung. Với những xáo trộn, thay đổi mang tính nền tảng trong môi trường, họ sẽ phải hoạt động với nguồn lực ít hơn. Đây là một thách thức họ cần đương đầu và vượt qua. Nhưng đối với người có thể thích nghi, cơ hội vẫn còn. Đây là lúc để những ai “đóng thành tử thủ” tham gia với những người “mở thành quyết chiến”, tiếp tục hành trình lên đỉnh. Đây cũng có thể là thời điểm trăm năm có một, thử thách đan xen sự hồi hộp và hấp dẫn. Hầu hết quá trình tăng trưởng có lẽ tương đối chậm, được đo lường qua những bước phát triển nhỏ và đều đặn. Starbucks, thương hiệu cà phê số 1 thế giới, trải qua ác mộng triền miên suốt cả năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế nổ ra tại Hoa Kỳ. Doanh thu và giá trị thị trường củacông ty giảm hơn phân nửa. Thương hiệu cà phê thượng hạng bất ngờ chuyển từ vị trí dẫn đầu sang vị thế phải nỗ lực giành lại niềm tin của nhà đầu tư, đồng thời đấu tranh chống lại sự cạnh tranh từ những đối thủ ít ai ngờ đến như McDonalds, Dunkin’ Donut. Sản phẩm cà phê rẻ tiền của những đối thủ này đánh mạnh ngay vào tâm lý người tiêu dùng và tấn công trực tiếp vào sản phẩm chủ đạo của Starbucks. Khủng hoảng kinh tế xảy ra, hầu bao của người tiêu dùng dĩ nhiên phải thắt chặt lại. Vấn đề không phải là chất lượng cà phê Starbucks, mà chủ yếu là giá cả. Starbucks sau đó nhanh chóng tiến hành cải tổ bằng cách thay đổi những quy trình trong quản lý, ứng dụng công nghệ sạch và xanh. Mục tiêu đơn giản là cắt giảm chi phí, đem đến những sản phẩm cà phê phù hợp với túi tiền, nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng và tốt cho sức khỏe của khách hàng hơn. Còn hơi sớm để kết luận những gì Starbucks đang làm có thể giúp Công ty lấy lại những gì đã mất. Nhưng ít ra, nhà đầu tư và khách hàng đánh giá cao những nỗ lực mạnh dạn thay đổi và sáng tạo. Doanh thu và thị giá từng bước được cải thiện. Có thể chúng ta không ở trong trường hợp của Starbucks, nhưng ba đề nghị dưới đây sẽ giúp điều chỉnh để thích nghi với thực tế mới khi hoạt động với nguồn lực ít hơn: - Hãy thành thật tự vấn: Liệu chúng ta có thật sự tin rằng những cách làm cũ sẽ đem lại kết quả khác biệt và tốt hơn? Nếu câu trả lời là “Có”, hãy ngưng đọc, tiết kiệm thời gian và quay trở về thực trạng. Nếu câu trả lời là “Không”, tiếp tục xem xét cách thứ hai. - Nguồn lực ít hơn đồng nghĩa với thời gian, tiền bạc và sức lực cũng ít hơn. Đây là thời điểm thích hợp để khám phá tiềm năng thật sự của mình. Làm thế nào để không lãng phí tiềm năng. Làm thế nào để sử dụng tiềm năng theo hướng thích nghi tốt nhất với môi trường? Nguồn lực ít có đồng nghĩa với không thể lật ngược tình thế? - Đánh giá kỳ vọng và thiết lập mục tiêu nhỏ nhưng thực tế và khả thi. Đảm bảo những mục tiêu này tác động trực tiếp vào quá trình tăng trưởng. Chuyện gì xảy ra nếu mỗi ngày chúng ta dành ra 30 phút để đầu tư, trang bị, trau dồi kỹ năng phục vụ những yêu cầu mới trong công việc, hay làm việc gì đó thật sự có ý nghĩa trong cuộc đời mình? 30 phút không hẳn là gánh nặng quá lớn, nhưng cũng đòi hỏi phải có một ít kỷ luật, một ít niềm tin, một ít mạnh dạn và một ít khát vọng. Chúng ta đều đôi khi phải đối diện nghịch cảnh (trong công việc, trong gia đình ), nhưng điều đó lại giúp phân biệt những ai đang trong hành trình lên đỉnh và những ai “đóng thành tử thủ”. Quá trình lên đỉnh chắc chắn gập ghềnh và đầy chông gai, nhưng tầmnhìntrênđỉnh chắc chắn cũng rất tuyệt. . Tầm nhìn trên đỉnh của thành công Chuyện gì xảy ra nếu mỗi ngày chúng ta dành ra 30 phút để đầu tư, trang bị, trau dồi kỹ năng phục vụ những yêu cầu mới trong công việc, hay. cà phê rẻ tiền của những đối thủ này đánh mạnh ngay vào tâm lý người tiêu dùng và tấn công trực tiếp vào sản phẩm chủ đạo của Starbucks. Khủng hoảng kinh tế xảy ra, hầu bao của người tiêu. nghịch cảnh (trong công việc, trong gia đình ), nhưng điều đó lại giúp phân biệt những ai đang trong hành trình lên đỉnh và những ai “đóng thành tử thủ”. Quá trình lên đỉnh chắc chắn gập ghềnh