Cáccấp độ củanhàlãnhđạo Khi đi làm một thời gian, ai cũng muốn phấn đấu để trở thành nhàlãnh đạo, nhưng bạn đã thực sự hiểu hết vai trò của một nhàlãnhđạo chưa ? Chủ tịch một tập đoàn có tiếng ở Mỹ nhận xét: “Thước đo thật sự của vai trò lãnhđạo chính là tầm ảnh hưởng". Nếu một ai đó nghĩ rằng chỉ có thể lãnhđạo được nếu họ được giữ vị trí đứng đầu là họ đang ngộ nhận về chức vị. Những đối tượng này khi bố trí vào một nhóm cùng thực hiện công việc, họ sẽ cảm thấy bức bối nếu không được cấp cho một chức danh hay địa vị nào đó. Mục đích có được chức vị đối với họ không ngoài mục đích để những thành viên khác biết mình là người lãnh đạo. Thay vì cố gắng xây dựng mối quan hệ với mọi người và gây ảnh hưởng một cách tự nhiên, họ chờ cấp trên trao quyền hành và cấp chức danh. Một thời gian sau, họ lại rơi vào trạng thái không hài lòng về vị trí hiện tại và càng ngày càng cảm thấy khó chịu. Cuối cùng, họ quyết định thay đổi môi trường, tìm kiếm nhóm cộng sự khác, nhàlãnhđạo khác và một tổ chức khác. Dưới đây là 5 cấpđộ ghi nhận các động thái phát triển vai trò của một lãnhđạo từ cao xuống thấp: 1. Mọi người đi theo bạn vì họ phải theo. Tầm ảnh hưởng của bạn sẽ không vượt quá giới hạn trong công việc. Nếu bạn ở cấpđộ này càng lâu, tỷ lệ xin nghỉ việc càng cao và tinh thần làm việc càng xuống thấp. 2. Sự chấp thuận: Mọi người đi theo bạn vì họ muốn. Nhân viên làm việc cho bạn không chỉ vì chức danh bạn đang nắm giữ. Cấpđộ này tạo không khí làm việc vui vẻ, tự nguyện. Tuy nhiên, nếu duy trì quá lâu ở cấpđộ này mà không tiến triển, bạn sẽ khiến những người làm việc tận tụy vì mình cảm thấy sốt ruột. 3. Kết quả: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức. Ở cấpđộ này, hầu hết mọi người đều có thể cảm nhận được thành công. Họ yêu quý bạn và những gì bạn đang làm. Đó là động lực giúp bạn dễ dàng giải quyết mọi vấn đề. 4. Phát triển con người: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ. Sự tăng trưởng dài hạn diễn ra ở cấpđộ này. Sự tận tụy phát triển lãnhđạo sẽ đảm bảo sự phát triển liên tục cho tổ chức và cá nhân. Hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể để đạt được và duy trì ở cấpđộ này. 5. Vĩ nhân: Vai trò lãnhđạo thể hiện ở sự kính trọng của nhân viên, những cộng sự trong một môi trường làm việc. Mọi người đi theo bạn vì con người bạn và điều bạn đại diện. Cấpđộ này dành cho những lãnhđạo dành nhiều thời gian phát triển con người và tổ chức. Trên thực tế, rất ít người đạt được cấpđộ này. Người đạt được cấpđộ này là người xuất chúng. Theo giới chuyên gia, có rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng lãnh đạo. Bạn phải tạo ra quyền lãnhđạo với mỗi người bạn gặp. Bạn ở vị trí nào trên cáccấpđộlãnhđạo phụ thuộc vào “tiền sử mối quan hệ” giữa bạn với người đó. Với mỗi người, bạn phải xuất phát từ cấpđộ dưới cùng trong năm cấpđộlãnh đạo. Cấpđộ đầu tiên là chức vị. Bạn chỉ có ảnh hưởng khi bạn có chức vị. Chức vị của bạn có thể là công nhân dây chuyền sản xuất, trợ lý hành chính, nhân viên bán hàng, quản đốc, trợ lý giám đốc Từ vị trí đó, bạn có quyền hành nhất định đi kèm với chức danh. Nhưng nếu bạn chỉ sử dụng chức vị để lãnhđạo mọi người và không làm gì thêm để tăng tầm ảnh hưởng của mình, thì mọi người đi theo bạn chỉ vì họ phải theo. Nếu bạn tiến lên cấpđộ thứ hai, bạn bắt đầu lãnhđạo vượt ra ngoài chức vị vì bạn đã xây dựng được mối quan hệ với những người mà bạn muốn lãnh đạo. Bạn đối xử tử tế với họ. Bạn tôn trọng họ với tư cách là con người. Bạn quan tâm đến họ, chứ không chỉ quan tâm đến công việc họ làm cho bạn hay cho tổ chức. Bởi vì bạn quan tâm đến họ, nên họ bắt đầu tin tưởng bạn hơn. Kết quả là họ đồng ý để bạn lãnhđạo họ, hay nói cách khác, họ bắt đầu đi theo bạn vì họ muốn. Cấpđộ thứ ba là cấpđộ định hướng kết quả. Nhờ những thành tựu bạn đạt được trong công việc, bạn tiến lên cấpđộ này trong vai trò lãnhđạo cùng với những người khác. Nếu bạn đóng góp vào thành công của những người mà mình lãnh đạo, họ sẽ ngày càng tin tưởng vào vai trò lãnhđạocủa bạn. Họ đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức. Để đạt đến lãnhđạocấpđộ thứ tư, bạn phải tập trung phát triển những người khác. Vì thế, cấpđộ này được gọi là cấpđộ phát triển con người. Bạn toàn tâm toàn ý với các cá nhân bạn lãnh đạo: hướng dẫn, giúp đỡ, phát triển kỹ năng và bồi dưỡng năng lực lãnhđạocủa họ. Thực chất, việc bạn đang làm là tái tạo vai trò lãnh đạo. Bạn trân trọng, gia tăng giá trị cho họ. Ở cấpđộ này, họ đi theo bạn vì những điều bạn làm cho họ. Cuối cùng, cấpđộ thứ năm là cấpđộ vĩ nhân. Tuy nhiên, đây là cấpđộ không phải cứ nỗ lực hết mình là có thể đạt đến được. Bởi vì cấpđộ này không nằm trong tầm kiểm soát của bạn mà do người khác quyết định. Họ đưa bạn tới cấpđộ này sau một thời gian dài bạn lãnhđạo họ cực kỳ xuất sắc qua bốn cấpđộlãnh đạo. Bạn đã có được uy tín của một lãnhđạocấpđộ thứ năm. . Các cấp độ của nhà lãnh đạo Khi đi làm một thời gian, ai cũng muốn phấn đấu để trở thành nhà lãnh đạo, nhưng bạn đã thực sự hiểu hết vai trò của một nhà lãnh đạo chưa ? . trí nào trên các cấp độ lãnh đạo phụ thuộc vào “tiền sử mối quan hệ” giữa bạn với người đó. Với mỗi người, bạn phải xuất phát từ cấp độ dưới cùng trong năm cấp độ lãnh đạo. Cấp độ đầu tiên. khác quyết định. Họ đưa bạn tới cấp độ này sau một thời gian dài bạn lãnh đạo họ cực kỳ xuất sắc qua bốn cấp độ lãnh đạo. Bạn đã có được uy tín của một lãnh đạo cấp độ thứ năm.