Phùphổicấp(Kỳ2) Th.S. Ng. Công Phang (Bệnh học nội khoa HVQY) 2. Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm. 2.1. Cơn phù phổi huyết động: 2.1.1. Bệnh cảnh xuất hiện: Phùphổicấp thường xuất hiện đột ngột, hay xảy ra về đêm. Bệnh nhân đang ngủ thấy ngạt thở phải vùng dậy, ho từng cơn dữ dội, thở nhanh nông 40- 60 lần/phút. Trạng thái vật vã, lo lắng và tím tái, vã mồ hôi lạnh. Có thể có khạc đờm màu hồng. 2.1.2. Thăm khám lâm sàng: - Khám phổi: hai đáy phổi gõ đục, nghe thấy rên nổ khắp hai nền phổi, sau đó lan nhanh lên khắp hai phế trường như “thuỷ triều” dâng. - Khám tim: thường khó nghe vì sự ồn ào của khó thở. Nhịp tim nhanh, tiếng thứ hai mạnh, có lúc nghe được tiếng ngựa phi, mạch nhanh, nhỏ khó bắt; huyết áp có thay đổi, thường cao trong bệnh tăng huyết áp, suy thân mạn. Nếu huyết áp tụt thì tiên lượng nặng. 2.1.3. Triệu chứng cận lâm sàng: + X quang tim-phổi: - Hình ảnh phù phế nang dạng cánh bướm quanh rốn phổi. Có hiện tượng tái phân phối máu ở phổi theo sơ đồ West, với tỷ lệ 1/1 hoặc 2/1 (bình thường tỷ lệ này là 1/2 giữa đỉnh và nền phổi). - Hình ảnh phù tổ chức kẽ; biểu hiện bằng các đường Kerley B (có thể có tràn dịch rãnh liên thùy hoặc tràn dịch màng phổi). - Bóng tim thường to. - Điện tim : nhịp nhanh xoang, có khi có cơn nhịp nhanh trên thất. - pH của máu toan ( vừa do hô hấp, vừa do chuyển hoá). - Giảm oxy máu cùng với giảm CO2 máu hoặc tăng CO2 máu. - Có cao áp động mạch phổi (>30 mmHg). - Có thể có protein niệu kèm theo. - Sau cơn thường có sốt nhẹ 38oC- 38,5oC. 2.2. Phùphổi tổn thương: Thường xảy ra từ từ, sau khi nguyên nhân tác động khoảng 12- 72 giờ sau, nhưng cứ nặng dần lên và ít đáp ứng với điều trị. Biểu hiện lâm sàng bằng khó thở nhanh nông và dẫn đến suy hô hấp nặng nề. Nồng độ oxy trong máu giảm nhiều. áp lực động mạch phổi có thể bình thường, khạc đờm có nhiều protein. X quang thấy biểu hiện hình ảnh phù phế nang. 3. Các thể lâm sàng đáng lưu ý: 3.1 Thể tối cấp tính: có tỷ lệ tử vong cao. - Thể ho ra máu ồ ạt, máu và bọt tràn cả qua mũi và mồm. - Thể gây liệt khí quản và phổi làm không khạc được đờm. - Thể chết đột ngột. 3.2 Thể bán cấp và mạn tính: - Thường xảy ra vào ban ngày sau gắng sức hoặc sau chấn thương tâm lý; không có tính chất kịch phát, không có khó thở dữ dội; có thể kéo dài trong nhiều ngày với triệu chứng ho từng cơn và khạc đờm có bọt. - Nghe phổi thường thấy rên nổ khu trú ở hai nền phổi là chính. 4. đIều trị cấp cứu phùphổi cấp. 4.1 Cấp cứu phù phổi huyết động: (là loại thường gặp trong lâm sàng). 4.1.1. Nguyên tắc: - Hết sức khẩn trương cấp cứu, điều chỉnh suy hô hấp và làm giảm áp lực mao mạch phổi. - Điều trị căn nguyên và yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển. 4.1.2. Phương pháp tiến hành cụ thể. - Để bệnh nhân tư thế Fowler hoặc ngồi buông thõng hai chân xuống giường để hạn chế máu về phổi. - Thở ôxy lưu lượng 5-6 lít /phút để nâng độ bão hoà oxy lên trên 90%. Có thể nhanh chóng đặt nội khí quản để hút đờm dãi và thông khí tốt hơn (phải được tiến hành bởi người có kỹ thuật thành thạo). - Thuốc lợi tiểu furosemit 40-60 mg tiêm tĩnh mạch, có thể nhắc lại sau 20 phút nếu không thấy có kết quả; liều tối đa có thể tới 120-240 mg/24h. Chú ý điều chỉnh K+. - Thuốc giãn mạch nitroglycerin 0,5 mg, ngậm dưới lưỡi 1 viên và có thể lặp lại sau 5-10 phút. Có thể thay thế bằng nitroprussid (nitropress) ống 50 mg, pha với 10 ml thanh huyết ngọt 5%, tiêm tĩnh mạch trong 3-5 phút hoặc risordan 5 mg, ngậm dưới lưỡi 1 viên, sau 5-10 phút ngậm lại. - Có thể truyền lenitral tĩnh mạch 5 mg/phút và tăng dần sau 5-10 phút cho đến khi có kết quả, liều tối đa có thể 250-300 mg/phút. Một điều cần nhớ khi dùng thuốc giãn mạch là phải xem huyết áp tâm thu trên 100 mmHg mới được dùng. - Morphin: phải dùng sớm ngay khi có khó thở nhanh nông, tiêm tĩnh mạch chậm 3-5 mg. Có thể nhắc lại sau 15 phút. Chú ý : Khi đã có suy hô hấp nặng, nhịp thở chậm, hoặc hôn mê thì không được dùng morphin. Phải có sẵn thuốc đối kháng lại morphin là naloxone. - Thuốc cường tim: dùng khi có nhịp nhanh > 100 ck/phút. Digoxin 1/4-1/2 mg, tiêm tĩnh mạch; sau 1-2 giờ có thể lặp lại. Có thể thay bằng ouabain. - Thuốc giãn phế quản: aminophylin 240 mg + 20 ml huyết thanh ngọt 5%, tiêm tĩnh mạch chậm; có thể dùng lại sau 30 phút đến 1 giờ nếu tình trạng khó thở không được cải thiện. - Nếu có tăng huyết áp thì dùng adalat (gel) nhỏ dưới lưỡi 4-5 giọt, theo dõi huyết áp sau 3-5 phút để điều chỉnh. - Nếu có tụt huyết áp, trụy mạch thì không cho digoxin hoặc catecholamin (vì 2 thuốc này làm tăng tiêu thụ oxy và tăng hậu tải của tim trái) mà nên dùng dopamin hoặc dobutrex 2-5-10 àg/kg/phút. - Garo 3 gốc chi luân phiên 4.2 Đối với phùphổi tổn thương: - Thở ôxy 8-10 l/phút dưới áp lực dương. - Cho corticoit liều cao 15-30mg/kg x 2-3 ngày. - Chống chỉ định dùng morphin (nhất là có phù phổicấp do nhiễm độc). - Cho kháng sinh. . Phù phổi cấp (Kỳ 2) Th.S. Ng. Công Phang (Bệnh học nội khoa HVQY) 2. Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm. 2.1. Cơn phù phổi huyết động: 2.1.1. Bệnh cảnh xuất hiện: Phù phổi cấp thường. chứng ho từng cơn và khạc đờm có bọt. - Nghe phổi thường thấy rên nổ khu trú ở hai nền phổi là chính. 4. đIều trị cấp cứu phù phổi cấp. 4.1 Cấp cứu phù phổi huyết động: (là loại thường gặp trong. tim -phổi: - Hình ảnh phù phế nang dạng cánh bướm quanh rốn phổi. Có hiện tượng tái phân phối máu ở phổi theo sơ đồ West, với tỷ lệ 1/1 hoặc 2/1 (bình thường tỷ lệ này là 1/2 giữa đỉnh và nền phổi) .