Đềthi1 Câu 1/1) Tính góc tới của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa các ngày 21/3 và 23/9 ở những địa điểm dưới đây: Địa điểm Vĩ độ Địa điểm Vĩ độ Lũng Cú (Hà Giang) Lạng Sơn Hà Nội 23 0 23 ' B 21 0 50 ' B 21 0 02 ' B Huế TP. Hồ Chí Minh Xóm Mũi (Cà Mau) 16 0 26 ' B 10 0 47 ' B 8 0 34 ' B 2) Nêu ý nghĩa của góc tới. Câu 2/1) Sử dụng trang Các miền tự nhiên, C - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ của Atlát Địa lí Việt Nam, vẽ lát cắt địa hình thẳng từ biên giới Việt Nam- Cam pu chia qua thành phố Buôn Ma Thuột, núi Vọng Phu tới bờ đông bán đảo Hòn Gốm theo tỉ lệ ngang 1: 2 000 000, tỉ lệ đứng 1:100 000. 2) Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm tự nhiên dọc theo lát cắt này. Câu 3: Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định những điểm giống và khác nhau của các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội giữa Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi phía Bắc. Câu 4 Cho bảng số liệu dưới đây: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta (Đơn vị tính: tỉ đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê CHXHCN Việt Nam, NXB Thống kê, 2004, trang 49) 1. a) Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được (chỉ nêu các dạng và cách vẽ, không cần vẽ cụ thể) để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu đã cho. b) Chọn một dạng biểu đồ thích hợp nhất và giải thích tại sao có sự lựa chọn này. c) Vẽ biểu đồ đã được lựa chọn. 2. Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta. -Thísinh không được sử dụng tài liệu ngoài qui định. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Chấm 1 Câu 1 (4 điểm) 1) Tính góc tới a) Công thức tổng quát tính góc tới tại các địa điểm có vĩ độ khác nhau: h 0 = 90 0 - ϕ ± α 2,5 Năm Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1990 1995 1996 1997 2000 2002 16 252 62 219 75 514 80 826 108 356 123 383 9 513 65 820 80 876 100 595 162 220 206 197 16 190 100 853 115 646 132 202 171 070 206 182 1 Trong đó, h 0 : góc tới, ϕ : vĩ độ của địa điểm cần tính, α : góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời với mặt phẳng xích đạo. b) Vào các ngày 21/3 và 23/9, α = 0, nên h 0 = 90 0 - ϕ c) Góc tới tại các địa điểm vào chính trưa ngày 21/3 và 23/9: Địa điểm h o Địa điểm h 0 Lũng Cú (Hà Giang) 66 0 37 ' Huế 73 0 34' Lạng Sơn 68 0 10 ' TP. Hồ Chí Minh 79 0 13 ' Hà Nội 68 0 58 ' Xóm Mũi (Cà Mau) 81 0 26 ' 2) Nêu ý nghĩa của góc tới - Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt đem tới mặt đất. Góc tới càng gần vuông, lượng ánh sáng và nhiệt đem tới mặt đất càng lớn. - Cho biết độ cao của Mặt Trời so với mặt đất. Thưởng, với điều kiện câu 1 chưa đạt điểm tối đa, nếu có nhận xét: Góc tới thay đổi ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau. Vĩ độ càng cao, góc tới càng nhỏ và ngược lại. Câu 2 (5 điểm) 1) Vẽ lát cắt địa hình, yêu cầu: - Vẽ có kĩ thuật và đẹp, phóng đúng tỉ lệ, ghi đủ thang chiều cao (m), thể hiện đủ và đúng các dạng địa hình. - Ghi một số đối tượng địa lí tiêu biểu trên lát cắt: biên giới Việt Nam- Cam pu chia, sông Đắk Krông, TP. Buôn Ma Thuột, CN. Đắk Lắk, núi Vọng Phu, biển, bán đảo Hòn Gốm. Có thể tham khảo hình giới thiệu sau: Hình 1. Lát cắt địa hình từ biên giới Việt Nam- Cam pu chia đến bán đảo Hòn Gốm (Tỉ lệ ngang 1: 2 000 000, tỉ lệ đứng 1: 100 000) 2) Phân tích đặc điểm tự nhiên dọc theo lát cắt - Vị trí: Lát cắt có hướng gần trùng Đông - Tây, chiều dài trên 200 km, chạy qua lãnh thổ của các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Khánh Hoà, phần lớn chạy trên đất liền, cắt qua vịnh Văn Phong và bán đảo Hòn Gốm. -Địa chất: Có nền địa chất phức tạp. Từ Tây sang Đông có các tầng trầm tích tuổi T 2 - J 2 , phần dưới là đá trầm tích biển, phần giữa là trầm tích lục nguyên, phần trên là các thành tạo lục địa; phun trào maphic tuổi N 2 - Q 1 ; các loại đá xâm nhập a xit, trung tính tuổi P z1 và K - K z ; cuội, cát, sét kết và các thành tạo rời bở tuổi Kz cùng một số đứt gãy địa chất, -Địa hình: + Có nhiều dạng địa hình khác nhau: cao nguyên, núi, đồng bằng, vịnh biển, bán đảo, + Khác biệt giữa phía Đông và phía Tây núi Vọng Phu (cao 2051 m). Phía Tây, địa hình thoải, tương đối bằng phẳng và thấp dần về phía Cam pu chia, có CN Đắk Lắk cao trên 500 m. Phía Đông, địa hình dốc nhanh xuống đồng bằng hẹp ven biển và vịnh Văn Phong. - Đất: Có các loại: đất feralit trên các loại đá khác nhau chiếm diện tích lớn nhất; đất feralit trên đá ba dan tập trung nhiều ở khu vực Buôn Ma Thuột; đất phù sa ở đồng bằng và đất cát biển ở bán đảo Hòn Gốm. Ngoài ra, còn có đất khác trên núi Vọng Phu và đất xám. - Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm trên 20 0 C. Ở vùng núi, nhiệt độ thấp hơn, do độ cao. Biên độ nhiệt giữa hai mùa không lớn. Lượng mưa trung bình năm 1600 - 2000 mm, riêng núi Vọng Phu - trên 2000 mm, đồng bằng ven biển và bán đảo Hòn Gốm - từ 1200 đến 1600 mm. Phía Tây Vọng Phu, mưa nhiều vào các tháng V - X; phía Đông Vọng Phu, mưa nhiều vào các tháng IX - XI. Trong năm, có hai loại gió chủ yếu: gió ĐB vào mùa đông và gió TN vào mùa hè. - Sông ngòi: Có sông Đắk Krông, sông Hinh. 0,5 0,5 Mỗi địa điểm đúng = 0,25 1,5 0,75 0,75 1,5 1,25 0,25 3,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 2 - Thực, động vật: Có rừng rụng lá ở phía Tây núi Vọng Phu và rừng thường xanh ở phía Đông. Có nhiều loài động vật khác nhau thuộc khu địa lí động vật Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ: voi, hươu, nai, bò tót, cá sấu - Biển: Có vịnh Văn Phong. Thưởng, với điều kiện câu 2 chưa đạt điểm tối đa: Phân tích các yếu tố khí hậu ở trạm Buôn Ma Thuột, nêu giá trị kinh tế của tự nhiên. Câu 3 (5 điểm) 1) Nêu khái quát vị trí địa lí của mỗi vùng 2) Sự giống nhau - Cả hai vùng đều giáp biển và các nước láng giềng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. + Địa hình, đất đai thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp (lâu năm, hàng năm), + Nguồn khoáng sản tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến. + Tài nguyên du lịch phong phú tạo điều kiện phát triển du lịch. - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế đã được hình thành. + Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng ). + Các cơ sở công nghiệp, các vùng chuyên canh. 3) Sự khác nhau a) Về vị trí địa lí + Đông Nam Bộ (ĐNB) có thuận lợi trong giao lưu với Cam pu chia. + Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có lợi thế trong việc giao lưu với Trung Quốc và Lào (tuy còn hạn chế). b) Đông Nam Bộ - Thế mạnh (so với TD&MNPB) + Tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp khác (các mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng). + Địa hình (tương đối bằng phẳng), đất (ba dan, đất xám ) thuận lợi cho sự hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. + Dân cư đông (có TP. Hồ Chí Minh), nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao. + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất cả nước, thu hút đầu tư (trong nước, ngoài nước) lớn. - Hạn chế chủ yếu: thiếu nước trong mùa khô, ô nhiễm môi trường, c) Trung du và miền núi phía Bắc - Thế mạnh (so với ĐNB) + Tập trung nhiều khoáng sản (kể tên và nơi phân bố), làm cơ sở phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến + Nguồn thuỷ năng lớn nhất so với các vùng trong cả nước (37%), tạo điều kiện xây dựng các nhà máy thuỷ điện công suất lớn (Hoà Bình, Thác Bà, Sơn La, Nà Hang, ) + Địa hình, đất feralit, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới và cho chăn nuôi gia súc. + Có nhiều dân tộc (kể tên) với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất. - Hạn chế chủ yếu: địa hình núi cao, dân cư thưa, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. Thưởng, điều kiện câu 3 chưa đạt điểm tối đa: Nêu các biện pháp khắc phục khó khăn, phát huy các nguồn lực mỗi vùng. 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3 Câu 4 (6 điểm) 1) Lựa chọn và vẽ biểu đồ thích hợp nhất a) Nêu các dạng có thể vẽ được để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu - Biểu đồ tròn (xử lí số liệu và vẽ 6 hình tròn). - Biểu đồ cột chồng (xử lí số liệu và vẽ 6 cột chồng). - Biểu đồ ô vuông (xử lí số liệu và vẽ 6 ô vuông). - Biểu đồ miền (xử lí số liệu và vẽ biểu đồ miền). b) Chọn một dạng thích hợp nhất và giải thích - Chọn biểu đồ miền - Giải thích: + Các dạng còn lại tuy không sai, nhưng không giải thích được cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu một cách trực quan. + Dạng biểu đồ miền đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của câu hỏi và rất trực quan. c) Vẽ biểu đồ miền - Kết quả xử lí số liệu (%): Năm Tổng cộng Chia ra Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1990 1995 1996 1997 2000 2002 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 38,7 27,2 27,8 25,8 24,5 23,0 22,7 28,8 29,7 32,1 36,7 38,5 38,6 44,0 42,5 42,1 38,8 38,5 - Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu: + Vẽ chính xác khoảng cách năm, chia và ghi đầy đủ % ở trục đứng và năm ở trục ngang, đẹp. + Có chú giải và tên biểu đồ. Có thể tham khảo biểu đồ sau: 2) Nhận xét và giải thích a) Nhận xét - Có sự chuyển dịch rất rõ rệt. - Xu hướng là tăng tỉ trọng của khu vực II (Công nghiệp - Xây dựng) và khu vực III (Dịch 0,25 0,25 0,25 4,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 1,5 4 1990 1995 2000 2002 Năm Hình 2. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực vụ), giảm tỉ trọng khu vực I (Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản). b) Giải thích - Theo xu thế chung của thế giới. -Đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Lưu ý: - Điểm thưởng không vượt quá 1,0 điểm. - Tổng điểm toàn bài thi không vượt quá 20 điểm. - Linh hoạt trong cách trả lời của học sinh. 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 Chấm 2 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (4 điểm) 1) Tính góc tới a) Công thức tổng quát tính góc tới tại các địa điểm có vĩ độ khác nhau: h 0 = 90 0 - ϕ ± α Trong đó: h 0 : góc tới / ϕ : Vĩ độ của địa điểm cần tính/ α : góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời với mặt phẳng xích đạo b) Vào các ngày 21/3 và 23/9, α = 0, nên h 0 = 90 0 - ϕ c) Góc tới tại các địa điểm vào chính trưa ngày 21/3 và 23/9: Địa điểm h o Địa điểm h 0 Lũng Cú (Hà Giang) 66 0 37 ' Huế 73 0 34' Lạng Sơn 68 0 10 ' TP. Hồ Chí Minh 79 0 13 ' Hà Nội 68 0 58 ' Xóm Mũi (Cà Mau) 81 0 26 ' 2) Nêu ý nghĩa của góc tới - Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt đem tới mặt đất. Góc tới càng gần vuông, lượng ánh sáng và nhiệt đem tới mặt đất càng lớn. - Cho biết độ cao của Mặt Trời so với mặt đất. Thưởng, với điều kiện câu 1 chưa đạt điểm tối đa, nếu có nhận xét: Góc tới thay đổi ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau. Vĩ độ càng cao, góc tới càng nhỏ và ngược lại. 2,5 0,5 0,5 Mỗi địa điểm đúng = 0,25 1,5 0,75 0,75 Câu 2 (5 điểm) 1) Vị trí địa lí của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Bắc: giáp cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc). - Tây: giáp Thượng và Trung Lào - Đông Bắc: giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Ranh giới là sườn Tây thung lũng sông Hồng và rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng. - Nam: giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ranh giới là dãy Bạch Mã. - Đông: giáp Biển Đông. 2) Địa hình 0,5 2,5 5 - Có nhiều dạng địa hình khác nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, cao nguyên, thung lũng sâu, đồng bằng ven biển, cồn cát, đầm phá và các đảo ven bờ. -Địa hình cao nhất Việt Nam. Núi đồi chiếm tỉ lệ lớn và phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc và Tây. Đồng bằng tỉ lệ nhỏ và phân bố ở duyên hải phía Đông. - Hướng nghiêng địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam (thể hiện trên lát cắt CD). - Có nhiều dãy núi chạy song song với nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: dãy Hoàng Liên Sơn; dãy Tam Điệp), các dãy núi chạy dọc theo biên giới Việt - Lào (dãy Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc, ). Phần lớn các dãy núi này đều chạy từ cao nguyên Vân Quý và Thượng Lào. Một số dãy ăn lan ra sát biển, như Hoành Sơn, Bạch Mã - Có nhiều núi cao trên 2000 m (kể tên). Chúng phân bố tập trung ở dãy Hoàng Liên Sơn và biên giới Việt - Lào, Việt - Trung. Đỉnh Phanxipăng cao 3143 m, được xem là "nóc nhà của Việt Nam". - Có các cao nguyên: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu ở Tây Bắc. Ở Bắc Trung Bộ có khối núi đá vôi Kẻ Bàng rộng lớn, nơi có động Phong Nha là di sản thiên nhiên thế giới. - Xen giữa các dãy núi, có các thung lũng sâu, vách đứng, tạo nên sự hiểm trở của địa hình (thể hiện trên lát cắt CD). Có một số đèo (kể tên) cắt qua một số dãy núi. - Các đồng bằng đều tập trung ở duyên hải (kể tên). Đồng bằng thấp, tương đối bằng phẳng, có nhiều đồi núi sót, hẹp ngang, bị các dãy núi ăn lan ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã) chia cắt thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Diện tích các đồng bằng thu hẹp dần từ Thanh Hoá đến Bình - Trị - Thiên. - Bờ biển tương đối bằng phẳng, ít vũng vịnh, có các mũi đất nhô ra, nhiều cửa sông (kể tên) và các cồn cát (điển hình là bờ biển Quảng Bình). Bờ biển Thừa Thiên Huế có dạng địa hình đầm phá khá độc đáo. Ven bờ có một số đảo nhỏ (kể tên). 3) Sông ngòi - Mật độ dày đặc, có nhiều sông suối (kể tên các hệ thống sông). - Hướng chảy chủ yếu: Tây Bắc - Đông Nam. - Phần lớn chiều dài các sông (đặc biệt ở Tây Bắc) nằm ở miền núi cao, hiểm trở, nên có nhiều thác ghềnh. 4) Đất: Có nhiều loại đất khác nhau a) Miền núi + Đất feralit trên các loại đá khác nhau chiếm diện tích lớn nhất và phân bố rộng khắp ở vùng đồi núi. + Đất feralit trên núi đá vôi, chủ yếu ở các cao nguyên Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu. + Rải rác ở Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hoá có đất feralit trên đá ba dan. + Trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, biên giới Việt - Trung, Việt - Lào có các loại đất khác. b) Đồng bằng: Đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất. Ngoài ra, có đất cát ở ven biển, đất phèn và đất mặn phân bố ở các vùng cửa sông ven biển. 5) Thực vật và động vật - Phổ biến là rừng thường xanh, trảng cây bụi và trảng cỏ. Độ che phủ rừng ở Bắc Trung bộ cao hơn Tây Bắc. 0,25 0,25 0,25 0,50 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 0,25 0,25 0,25 0,75 0,5 0,25 6 -Động vật phong phú, đa dạng (bò tót, voi, mang lớn, sao la, hươu, lợn rừng, khỉ, hổ ). Thưởng, với điều kiện câu 2 chưa đạt điểm tối đa: So sánh với các miền khác, nêu giá trị kinh tế của tự nhiên. 0,5 0,25 0,25 Câu 3 (6 điểm) 1) Nêu khái quát vị trí địa lí của mỗi vùng 2) Sự giống nhau - Cả hai vùng đều giáp biển và các nước láng giềng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. + Địa hình, đất đai thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp (lâu năm, hàng năm), + Nguồn khoáng sản tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến. + Tài nguyên du lịch phong phú tạo điều kiện phát triển du lịch. - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế đã được hình thành. + Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng ). + Các cơ sở công nghiệp, các vùng chuyên canh. 3) Sự khác nhau a) Về vị trí địa lí: + Đông Nam Bộ (ĐNB) có thuận lợi trong giao lưu với Cam pu chia. + Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có lợi thế trong việc giao lưu với Trung Quốc và Lào (tuy còn hạn chế). b) Đông Nam Bộ - Thế mạnh (so với TD&MNPB) + Tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp khác (điện lực, ) + Các mỏ dầu (Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng). + Địa hình (tương đối bằng phẳng), đất (ba dan, xám ) thuận lợi cho sự hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. + Dân cư đông (có TP. Hồ Chí Minh), nguồn lao động dồi dào, có trình độ cao. + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất cả nước, thu hút đầu tư (trong nước, ngoài nước) lớn. - Hạn chế chủ yếu: thiếu nước trong mùa khô, ô nhiễm môi trường, c) Trung du và miền núi phía Bắc - Thế mạnh (so với ĐNB) + Tập trung nhiều khoáng sản, làm cơ sở cho phát triển các ngành công ngiệp khai khoáng, chế biến. + Các khoáng sản có giá trị: than đá (Quảng Ninh, Na Dương); kim loại: sắt, thiếc, đồng, chì, (nêu nơi phân bố); phi kim loại, vật liệu xây dựng (nêu nơi phân bố). + Nguồn thuỷ năng lớn nhất so với các vùng trong cả nước (37%), tạo điều kiện xây dựng các nhà máy thuỷ điện công suất lớn (Hoà Bình, Thác Bà, Sơn La, Nà 0,5 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 7 Hang, ). + Địa hình, đất feralit, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới và cho chăn nuôi gia súc. + Có nhiều dân tộc (kể tên) với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất. - Hạn chế chủ yếu: địa hình núi cao, dân cư thưa, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, khó khăn. Thưởng, điều kiện câu 3 chưa đạt điểm tối đa: Nêu các biện pháp khắc phục khó khăn, phát huy các nguồn lực mỗi vùng. 0,25 0,5 0,25 0,25 Câu 4 (5 điểm) 1. Nêu các dạng có thể vẽ được để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu - Biểu đồ tròn (xử lí số liệu và vẽ 6 hình tròn). - Biểu đồ cột chồng (xử lí số liệu và vẽ 6 cột chồng). - Biểu đồ ô vuông (xử lí số liệu và vẽ 6 ô vuông). - Biểu đồ miền (xử lí số liệu và vẽ biểu đồ miền). 2. Chọn một dạng thích hợp nhất và giải thích - Chọn biểu đồ miền - Giải thích: + Các dạng còn lại tuy không sai, nhưng không giải thích được cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu một cách trực quan. + Dạng biểu đồ miền đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của câu hỏi và rất trực quan. 3. Vẽ biểu đồ miền - Kết quả xử lí số liệu (%): Năm Tổng cộng Chia ra Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1990 1995 1996 1997 2000 2002 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 38,7 27,2 27,8 25,8 24,5 23,0 22,7 28,8 29,7 32,1 36,7 38,5 38,6 44,0 42,5 42,1 38,8 38,5 - Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu: + Vẽ chính xác khoảng cách năm, chia và ghi đầy đủ % ở trục đứng và năm ở trục ngang, vẽ đẹp. + Có chú giải và tên biểu đồ. Có thể tham khảo biểu đồ sau: 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,25 0,25 0,5 2,0 0,5 1,5 Lưu ý: - Điểm thưởng không vượt quá 1,0 điểm. - Tổng điểm toàn bài thi không vượt 8 Thưởng, điều kiện câu 4 chưa đạt điểm tối đa: Nhận xét biểu đồ và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu. quá 20 điểm. - Linh hoạt trong cách trả lời của học sinh. 9 1990 1995 2000 2002 Năm Hình 2. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực . 90 0 - ϕ ± α 2,5 Năm Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 19 90 19 95 19 96 19 97 2000 2002 16 252 62 219 75 514 80 826 10 8 356 12 3 383 9 513 65 820 80 876 10 0 595 16 2. 80 876 10 0 595 16 2 220 206 19 7 16 19 0 10 0 853 11 5 646 13 2 202 17 1 070 206 18 2 1 Trong đó, h 0 : góc tới, ϕ : vĩ độ của địa điểm cần tính, α : góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời với mặt phẳng. biểu đồ miền - Kết quả xử lí số liệu (%): Năm Tổng cộng Chia ra Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 19 90 19 95 19 96 19 97 2000 2002 10 0,0 10 0,0 10 0,0 10 0,0 10 0,0 10 0,0 38,7 27,2 27,8 25,8 24,5 23,0 22,7 28,8 29,7 32 ,1 36,7 38,5 38,6 44,0 42,5 42 ,1 38,8 38,5 -