thời gian, tính chất, nguyên nhân thất bại Tồn tại lâu hơn các cuộc khởi nghĩa I.Khởi nghĩa Yên Thế 1884 – 1913 Nguyên nhân : Pháp bình định Yên Thế.. Bài 28-Tiết 43 TRÀO LƯU CẢI CÁCH
Trang 1Tiết 42:Bài 27 Ngày soạn:27/2
KHỞI NGHĨA VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP
CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX
I Mục tiêu:
*Giúp HS nắm được đặc điểm của một loại hình đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX - phong trào không có sự chi phối của tư tưởng Cần Vương mà trước đây thường được gọi là đấu tranh “tự động”, “tự phát”
-Hoàn cảnh bùng nổ phong trào
-Quy mô, diễn biến của phong trào nông dân Yên Thế
-Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử
*Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam; cần cù, chất phác, yêu tự do, căm thù quân xâm lược
- Những hạn chế của nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc
Sự cần thiết phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến trong cách mạng Việt Nam để dẫn dắt nông dân đến thắng lợi
*Miêu tả, tường thuật một sự kiện lịch sử.Sử dụng bản đồ.Đối chiếu so sánh, phân tích, đánh giá lịch sử
II.Chuẩn bị:
1 Giáo viên:
-Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế
-Tranh ảnh về các thủ lĩnh và đồng bào các dân tộc ít người chống Pháp (liên quan đến khởi nghĩa Yên Thế)
-Tư liệu về cuộc khởi nghĩa ở Yên Thế
2.HS:
Tư liệu về cuộc khởi nghĩa ở Yên Thế
III.Tiến trình dạy học:
1.Dạy học bài mới :
*Giới thiệu bài mới
*Bài mới :
Hoạt động 1 :
GV : Dùng lược đồ xác định vị trí Yên Thế,
giới thiệu địa hình, phong thổ, vị trí, con
người của vùng đất này
GV : Vì sao nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
HS : Nhân dân Yên Thế căm ghét thực dân
phong kiến Họ gan góc, dũng cảm và yêu tự
do Khởi nghĩa bắt đầu khi Pháp bình định
Yên Thế
Học sinh đọc sgk trang 132, nắm diễn
biến chính của cuộc khởi nghĩa qua các giai
đoạn; 1884 – 1892; 1893 – 1908; 1909 –
1913
HS : Thảo luận
Nhận xét về khởi nghĩa Yên Thế? (thời
gian, tính chất, nguyên nhân thất bại)
Tồn tại lâu hơn các cuộc khởi nghĩa
I.Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
Nguyên nhân : Pháp bình định Yên Thế a.Diễn biến :
Giai đoạn 1884 – 1892 : Hoạt động riêng lẻ
Giai đoạn 1893 – 1908: Chiến đấu, xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám
Giai đoạn 1909 – 1913 : Pháp tấn công, phong trào suy yếu rồi tan rã
Kết quả : thất bại
Tính chất : dân tộc, yêu nước
Trang 2trang 191)
Khởi nghĩa xuất phát từ lòng yêu
nước, yêu quê hương, bảo vệ cuộc sống tự
do
Thất bại vì chỉ bó hẹp trong một địa
phương, lực lượng chênh lệch, chưa có sự
lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, bế tắc về
đường lối
Thể hiện tính chất dân tộc, yêu nước sâu sắc
Hoạt động 2
GV : Dùng lược đồ chỉ cho học sinh thấy
các vùng, miền thực dân Pháp tiến hành bình
định từ 1885 đến cuối thế kỷ XIX, nêu
truyền thống đấu tranh bất khuất của đồng
bào dân tộc ít người
Vì sao phong trào ở miều núi nổ ra
muộn hơn so với miền xuôi?
HS : Pháp tiến hành bình định ở đây muộn
hơn
GV : Nêu các phong trào tiêu biểu ở từng địa
phương?
HS : Dựa vào sgk, trang 133
HS : Thảo luận
Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại?
-Kết quả : thất bại
-Ý nghĩa : làm chậm quá trình xâm lược và
bình định của Pháp
Nguyên nhân : Thiếu tổ chức lãnh đạo, bế
tắc về đường lối, ngoài ra còn do trình độ
thấp, đời sống khó khăn nên dễ bị kẻ thù
mua chuộc, lung lạc
II.Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
Nổ ra mạnh mẽ, sôi nổi, ở nhiều nơi, đông đảo đồng bào tham gia
-Kết quả : thất bại -Ý nghĩa : làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp
Nguyên nhân thất bại : thiếu tổ chức, lãnh đạo
2.Củng cố-Dặn dò
-Điểm khác của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?(10 điểm)
Mục tiêu chiến đấu không phải để khôi phục chế độ phong kiến
Nghĩa quân là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu tự do
Địa bàn hoạt động ở trung du
Thời gian tồn tại lâu (30 năm)
*Học bài và chuẩn bị bài mới.
-Sưu tầm tài liệu về các nhà cải cách cuối thế kỷ XIX
*Rút kinh nghiệm :
Trang 3
Bài 28-Tiết 43 TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
I.Mục tiêu :
Giúp HS nhận thấy :
*Những nét chính về phong trào đòi cải cách kinh tế - xã hội ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX
-Hiểu rõ một số nhân vật tiêu biểu của trào lưu đòi cải cách duy tân, những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách của thế kỷ XIX không thực hiện được
*Nhận thức đây là một hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh của
truyền thống yêu nước
-Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn của các nhà duy tân ở Việt Nam
-Trân trọng những giá trị đích thực, trí tuệ của con người trong quá khứ, hiện tại
và tương lai
*Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định, liên hệ lí luận và thực tiễn
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-Tài liệu về các nhân vật Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Lộ, Nguyễn Lộ Trạch
-Nguyên văn đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Lộ, Nguyễn Lộ Trạch
2.HS: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan
III.Tiến trình dạy và học:
1.Dạy học bài mới
*Giới thiệu bài mới :
* kiểm tra 15 phút
*Bài mới:
Hoạt động 1
GV : Tình hình nước ta vào những năm
60 củathế kỷ XIX như thế nào?
HS : Pháp mưu mô thôn tính cả nước
ta; triều đình Huế thực hiện chính sách
nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu; kinh
tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng
Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân
tộc gay gắt
GV : Trước tình cảnh đó, một bộ phận
nhân dân do không chịu đựng nổi đã
đứng lên khởi nghĩa
Học sinh đọc tư liệu sgk, trang
1.Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng
mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt
Trang 4GV : Trước yêu cầu của lịch sử nhân
dân Việt Nam lúc bấy giờ phải làm gì?
HS : Phải thay đổi chế độ hoặc tiến
hành cải cách xã hội cho phù hợp, đưa
đất nước thoát khỏi bế tắc
GV : Như vậy, cải cách là một yêu cầu
khách quan tất yếu vào nửa cuối thế kỷ
XIX ở nước ta
Hoạt động 2
GV : Nửa cuối thế kỷ XIX, một số quan
lại, sĩ phu đưa ra một số đề nghị, cải
cách
GV : Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra
những đề nghị, cải cách.(10 điểm)
HS : Để giải quyết tình trạng khủng
hoảng, suy yếu của nền kinh tế, xã hội
nước ta bấy giờ
Học sinh đọc tư liệu sgk, trang
135
GV : Kể tên các nhà cải cách cuối thế
kỷ XIX?
HS : Dựa vào sgk trả lời.
GV : Các nhà cải cách là những người
thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng
chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu
-Mỹ và văn hoá phương Tây
GV : Giới thiệu chi tiết về nhà cải cách
Nguyễn Tường Lộ và những đề nghị cải
cách của ông (sgv, trang 197)
HS : Thảo luận
Xuất phát từ đâu các quan lại, sĩ
phu đã đưa ra các đề nghị cải cách?
Nhận xét về nội dung các đề nghị cải
cách đó?
(Xuất phát từ lòng yêu nước,
thương dân, muốn cho đất nước giàu
mạnh Các đề nghị cải cách trở thành
một trào lưu diễn ra trên nhiều lĩnh vực:
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc
phòng, ngoại giao )
Hoạt động 3:
2.Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX
Các nhà cải cách tiêu biểu : Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Lộ
Nội dung cải cách : Nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá
3.Kết cục của các đề nghị cải cách Mục tiêu : Học sinh hiểu được các đề
nghị cải cách đều mong muốn đất nước
Trang 5Trình bày kết cục của cuộc cải cách?
+Tích cực
+Hạn chế
Cuối cùng, giáo viên nêu câu hỏi : Nếu
các đề nghị cải cách trên được thực hiện
thì tình hình đất nước ta sẽ ra sao? (Học
sinh tự trả lời) Giáo viên chối lại và
liên hệ với công cuộc đổi mới đất nước
trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội
hiện nay
tiến bộ, thoát khỏi tình thế hiểm nghèo nhưng phần lớn đều không được thực hiện
Phần này hướng dẫn học sinh thảo luận : Những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị, cải cách
Tích cực : Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động với cách suy nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình Huế
Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó
Triều đình Huế đã cự tuyệt, không chấp nhận các thay đổi, cải cách
Ý nghĩa : Tấn công vào tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời
2Củng cố-dặn dò:
-Những nguyên nhân nào dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở nước ta cuối thế kỷ XIX Kết cục của các đề nghị cải cách đó?
*Dặn dò:
-Đọc trước tài liệu lịch sử địa phương
* Rút kinh nghiệm: