Đinh Thị Thanh Thảo Trường THCS Quang Trung Tuần 17 Ngày soạn 14/12/2009 Tiết 17: ÔN TẬP A. Mục tiêu - Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của phần cơ học với các bài từ 1 đến 15. - Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập. B. Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở C. Chuẩn bị: - Hệ thống các kiến thức từ bài 1 đến 15. D. Tiến trình bài giảng: I. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số II. Kiểm tra bài cũ: không III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Để hệ thống hoá kiến thức của các bài từ 1đến 15 của phần cơ học, chuẩn bị thi học kỳ I vào bài ôn tập 2. Triển khai bài: Hoạt động 1: Kiểm tra GV: Kiểm tra việc ôn tập ở nhà của hs. GV đặt 1số câu hỏi, gọi 1số hs đứng tại chổ trả lời. + Chuyển động cơ học là gì? Cho ví dụ + Lực ma sát xuất hiện khi nào? Cho ví dụ + Nhúng chìm vật vào chất lỏng, vật chịu tác dụng của 1lực đẩy có phương, chiều và độ lớn như thế nào? + Phát biểu định luật về công? HS: Trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức. GV: Hệ thống những nội dung quan trọng của từng bài. Với mỗi nội dung, gv đặt câu hỏi để hs nhớ lại kiến thức và trả lời. 1. Chuyển động cơ học: Sự thay đổi vị trí của 1vật theo thời gian so với vật khác. 2. Công thức tính vận tốc: v=s/t 3. Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. Vtb=s/t 4. Biểu diễn lực bằng 1mũi tên: + Gốc là điểm đặt của lực + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. 5. Hai lực cân bằng - Quán tính 6. Lực ma sát: Llực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. 7. Áp suất: p=F/s (Đơn vị: Pa) 8. Áp suất chất lỏng: p=d.h 9. Áp suất khí quyển 10. Lực đẩy Ác-si-mét: FA=d.V 11. Sự nổi: + Vật chìm xuống: P>FA (dV<dl) + Vật nổi lên: P<FA (dV<dl) + Vật lơ lửng: P=FA (dV=dl) 12. Công cơ học: A=F.s (Đơn vị: J;N.m) 13. Định luật về công (Hiệu suất: H=A 1 /A 2 .100%) Hoạt động 3: Vận dụng GV: Đưa ra 1số câu hỏi và gọi hs trả lời + Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại, hành khác trong xe bị ngã người về phía nào? + Thả 1hòn bi thép vào thuỷ ngân, hòn bi thép nổi hay chìm? Vì sao? 41 Đinh Thị Thanh Thảo Trường THCS Quang Trung + Dùng ròng rọc động, RR cố định và MPN để đưa vật nặng lên cao thì loại nào cho ta lợi về công? Vì sao? + Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào? HS: Nghe gv đọc câu hỏi, suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Ghi bài tập lên bảng, yêu cầu hs giải bài tập vào giấy nháp, gọi 1hs lên bảng giải. Bài tập 1. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quảng đường? 2. Một người có khối lượng 45kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi bàn chân là 150 cm 2 . Tính áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi: a. Đứng cả 2 chân. b. Co một chân. HS: Làm bài tập vào giấy nháp GV: Thu bài cũa 1số hs chấm điểm và nhận xét bài cũa hs làm lên bảng. IV. Củng cố: - GV nêu lại những kiến thức trọng tâm. V. Dặn dò - hướng dẫn về nhà: - Nắm các kiến thức của chương I. Cơ học - Ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra học kì I 42 . tiêu - Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của phần cơ học với các bài từ 1 đến 15. - Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập. B. Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở C. Chuẩn bị: -. cân bằng - Quán tính 6. Lực ma sát: Llực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. 7. Áp suất: p=F/s (Đơn vị: Pa) 8. Áp suất chất lỏng: p=d.h 9. Áp suất khí quyển 10. Lực đẩy Ác-si-mét: FA=d.V 11 bài cũa hs làm lên bảng. IV. Củng cố: - GV nêu lại những kiến thức trọng tâm. V. Dặn dò - hướng dẫn về nhà: - Nắm các kiến thức của chương I. Cơ học - Ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra học kì