Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
103 KB
Nội dung
PHÒNG GIÁO DỤC CHÍLINH TRUNG TÂM GDTX CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGUĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Chí Linh, ngày 01 tháng10 năm 2006 BÁO CÁO 35NĂM TRUYỀN THỐNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆNCHÍ LINH Kính thưa các đồng chí lãnh đạo! Kính thưa các quý vị đại biểu! Thưa toàn thể các thầy cô giáo và các học viên thân mến! Năm học 2006-2007 là năm học có nhiều sự kiện trọng đại của ngành Giáo dục, năm học đầu tiên triển khai thực hiện Luật giáo dục và tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình GDPT. Trong không khí sôi nổi của thày trò cả nước đang tích cực thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11. Hôm nay thầy trò Trung tâm GDTX ChíLinh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 35năm thành lập Trường Bổ túc dân chính nay là TTGDTX. Đây là một ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của ngành BTVH huyện nhà. Cho phép tôi được thay mặt cho các thầy cô giáo và các học viên của Trung tâm xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu khách quý cùng toàn thể bạn bè gần xa đã về đây chung vui trong ngày hội lớn của ngành BTVH.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất và kính chúc sức khoẻ các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu cùng các thầy cô giáo và toàn thể các thế hệ học viên của Trung tâm mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt. Kính thưa các quý vị đại biểu. Thưa các thầy cô giáo và các học viên thân mến! Trung tâm GDTX ChíLinh hôm nay là sự kế thừa truyền thống của Trường Bổ túc dân chính huyện, được thành lập ngày 24 tháng 3 năm 1971 tại Thôn Tiền Định xã Cộng Hoà Huyện Chí Linh.Trải qua bao thăng trầm, đến nay ngành học đã đánh dấu một chặng đường vinh quang góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện và tô thắm thêm thành tích của ngành Giáo dục huyện nhà. Ra đời trong thời kỳ chiến tranh, trước yêu cầu của địa phương là nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ chủ chốt. Từ khi mới thành lập trường đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện, đồng chí Nguyễn Kỳ phó chủ tịch UBND Huyện được phân công làm hiệu trưởng, cơ sở vật chất của trường phải dạy nhờ tại khu kho lương thực cũ sơ tán về thôn tiền Định xã Cộng Hoà.Với 1 dãy nhà tranh tre nứa lá, tận dụng 20 bộ bàn ghế cũ của các ban ngành trong huyện, 5 cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất của trường gặp nhiều khó khăn, song trường đã ổn định để tuyển sinh, khoá đầu trường tuyển 3 lớp với 47 học viên đều là các cán bộ chủ chốt của Huyện. Các thầy cô giáo ngoài việc giảng dạy văn hoá còn phải xuống các xã vận động nhân dân đi học. Năm 1975, UBND Huyện đã đồng ý cho trường chuyển về trạm Nông sản thuộc thôn Trại mít xã thái Học và giao cho Ông Phạm Văn Bồi Trưởng phòng Giáo dục làm Hiệu trưởng, ông Nguyễn Văn Minh làm hiệu phó. Từ năm 1975 đến 1979, mỗi năm trường có từ 4 đến 5 lớp khoảng trên 100 học viên. Năm 1980, trường bắt đầu dạy chương trình BTVH cấp 3 cho 11 cán bộ chủ chốt của huyện như ông Nguyễn Văn Phối - Thường vụ Tỉnh uỷ bí thư Huyện uỷ Chí Linh, ông Đỗ Xuân Toàn Tỉnh uỷ viên bí thư Huyện uỷ, ông Nguyễn Văn Phiếu Phó bí thư huyện uỷ, bà Phạm Thị Liên Chủ Tịch Hội đồng nhân dân Huyện, và nhiều các đồng chí khác giữ các cương vị chủ chốt của các cơ quan ban ngành của Huyện và các xã . Cũng từ đó, trường bắt đầu tuyển học sinh vào học chương trình BTTHPT. Đến năm 1981 UBND Huyện cho phép trường chuyển về khu cổng trường Cơ Điện (nay là trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ).Ban đầu chỉ có hai dãy nhà xây bằng gạch pa banh đất gồm 4 phòng học, khuôn viên chật hẹp, đội ngũ giáo viên gồm 10 người chủ yếu là có trình độ Cao đẳng một số ít có trình độ Đại học. Cũng trong thời gian này Huyện có 4 cụm trường Bổ túc là Phả Lại, Hoàng Tân, An Lạc song khu vực Sao Đỏ vẫn là trung tâm, Trường đã duy trì tốt phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nhiều năm là đơn vị Tiên tiến xuất sắc ngành học BTVH . Năm 1983, Trường đã đón đoàn UNESCO do Tiến sỹ vật lý người Ấn Độ làm trưởng đoàn về thăm và dự giờ, qua đó đoàn và nhà trường cùng trao đổi kinh nghiệm trong nhiệm vụ của ngành học. Từ năm 1987 đến năm 1991 trường luôn luôn duy trì tốt công tác dạy văn hoá. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và hưởng ứng chỉ thị 110 của Ban Bí thư TW Đảng về công tác XMC và PCTH, trường đã cùng với các trường Tiểu học và các địa phương thành lập ban XMC tại các xã, thị trấn, các lớp XMC đã được mở ra dưới nhiều hình thức học tập. Đến năm 1994, nhu cầu học tập của nhân dân và học sinh ngày càng tăng, khuôn viên chật hẹp, phòng học còn thiếu thốn. Phòng Giáo dục đã tham mưu cho Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Huyện đã quyết định dời trường về Trạm máy kéo công ty Cơ Điện thuộc thôn Mít sắt xã Thái học, chính là vị trí ngày nay. Lúc này trường lại gặp không ít khó khăn , đó là phòng học chật chội 2 dựa vào các nhà để máy của Trạm máy kéo xây dựng từ những năm 1977, sân chơi lầy lội, các phòng làm việc chật hẹp chỉ có 2 gian văn phòng, 1phòng Ban Giám hiệu, thiết bị đồ dùng và sách thư viện hầu như không có. Cũng thời điểm này với chủ trương nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường công tác phong trào, 4 cụm trường BTVH trong huyện đã sát nhập và được Uỷ ban Nhân dân Tỉnh ra quyết định đổi tên thành Trung tâm GDTX. Sau khi sát nhập, lực lượng giáo viên của Trung tâm được tăng lên, quy mô trường lớp mở rộng. Trung tâm đã phối hợp với tổ chức NOCEAD dạy XMC cho 27 cháu con bệnh nhân trại phong Hoàng Tiến, và dạy nghề may cho 20 cháu tật nguyền, những lớp học tình thương đầu tiên được mở ra giúp những cháu có hoàn cảnh khó khăn càng thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Đến nay nhiều cháu được vào làm việc tại TT Nhân đạo Hồng Ngọc có thu nhập và xoá đi mặc cảm với đời ” Tàn nhưng không phễ” và đem lại nguồn vui hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Từ năm 1995 đến nay, Trung tâm còn mở các lớp XMC cho 134 phạm nhân Trại Giam Hoàng Tiến thuộc cục V 26 Bộ Công An, 8 đối tượng của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội của tỉnh đóng trên địa bàn Huyện, gúp những con người lầm lỗi hoàn lương làm việc có ích cho đời. Những việc làm đó của cán bộ giáo viên trung tâm GDTX ChíLinh đã thực hiện được điều mong mỏi của Bác Hồ “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Trung tâm cũng nhanh chóng nắm bắt thời cơ, mở rộng loại hình đào tạo đã liên kết với trường Cao đẳng Kinh tế Hải Dương mở lớp Trung cấp kế toán cho 80 cán bộ các xã và cơ quan trong huyện. Kết hợp với trường Công nhân Cơ điện để dạy văn hoá cho 4 khoá với trên 200 học sinh hệ công nhân, Trường lái xe số 1 dạy văn hoá cho giáo viên và học sinh của trường . Năm 2004 Trung tâm đã liên kết với Trường Cao đẳng Sư Phạm Trung Ương mở 1 lớp Cao Đẳng Mầm non cho 75 cán bộ giáo viên và 1 lớp Trung học Mầm non cho 90 học viên. Năm học 2006-2007 Trung tâm tiếp tục liên kết với Trường Đại Học Sư phạm II để mở các lớp Đại học Tiểu học cho 78 cán bộ quản lý giáo viên Tiểu học và 2 lớp Cao đẳng Mầm non cho 133 giáo viên, góp phần chuẩn hoá đội ngũ giáo viên trong huyện. Với chủ trương và nhận thức đúng đắn, Trung tâm đã không ngừng mở rộng quy mô đào tạo, làm tốt chức năng của ngành học là tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân, tạo nên diện mạo mới cho ngành học GDTX Trung tâm còn làm tốt việc phân luồng học sinh, giúp các em có nhận thức đúng trong việc học nghề nhằm thực hiện tốt đề án PCTHPT của Tỉnh, góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3 Ngoài ra, Trung tâm đã tổ chức nhiều lớp dạy Tin hoc, Ngoại ngữ và cho mọi đối tượng, trong đó có 60 cán bộ quản lý và kế toán các trường học. Năm 2002-2003, kết hợp với Công ty TRAENCO dạy ngoại ngữ cho trên 300 người đi lao động xuất khẩu tại MALAYSI A, giúp cho một số người dân có việc làm ổn định tại Sân Gôn Ngôi sao ChíLinh và nhà máy May DASHIN, đáp ứng nhu cầu học của mọi người dân, góp phần xây dựng cả nước trở thành “xã hội học tập”. Trong phong trào thi đua: “Dạy tốt học tốt”, Trung tâm luôn chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện nghiêm túc chuyên môn, tổ chức nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường quản lý giáo dục học viên, đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”. Tỉ lệ học sinh thi lên lớp và đỗ tốt nghiệp đều đạt trên 97 % hàng năm Trung tâm không ngừng chú trọng xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tích cực tham mưu cho các cấp, bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo về cơ cấu, có năng lực trong giảng dạy, đạt chuẩn về chuyên môn. Từ ban đầu trường chỉ có 5 giáo viên chủ yếu trình độ Trung học, Cao đẳng đến nay có 25 biên chế và hợp đồng từ 10- 15 giáo viên có trình độ đại học, 1 đồng chí học sau Đại học. Hàng năm trung tâm thường xuyên tổ chức các đợi hội giảng xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, các đồng chí tham dự hội giảng đều đạt giải cao. Bên cạnh việc dạy văn hoá, Trung tâm còn chú trọng công tác phong trào , điều tra trình độ văn hoá mở các lớp XMC, PCTH, THCS và tham mưu mở các chuyên đề tại địa phương. Từ năm 2002 đến nay thực hiện chỉ thị 10 của Tỉnh uỷ về việc “xây dựng xã hội học tập”, khai trương 20 Trung tâm học tập cộng đồng và đi vào hoạt động có hiệu quả. Đây là mô hình học tập phù hợp nhất cho người dân trong quá trình xây dựng xã hội học tập và cũng phù hợp với nhu cầu phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Trung tâm còn mở rộng với các tổ chức quốc tế như tổ chức NOCEAD dạy XMC cho người khuyết tật và trẻ em gái, dạy nghề, đã được tài trợ 30 chiếc máy khâu, thông qua đó người dân đã vận dụng khoa học vào sản xuất chăn nuôi tăng năng suất lao động xoá đói giảm nghèo.Trung tâm Học tập cộng đồng xã Tân Dân đã được đi dự Hội nghị toàn quốc và vinh dự báo cáo với Chủ Tịch nước Trần Đức Lương về 5 năm xây dựng và phát triển của TTHTCĐ năm 2005. Trung tâm luôn luôn duy trì tốt phong trào văn hoá văn nghệ, thường xuyên cùng các đơn vị bộ đội kết nghĩa và các cơ sở đoàn bạn, giao lưu văn nghệ thể thao, tham gia các cuộc thi thể thao và chạy việt giã do Báo Hải Dương và các ngành phát động. Nhiều học viên của trung tâm đã đạt huy chương vàng như em Bùi Văn Nam môn vật, em Nguyễn Văn Tú huy chương vàng môn điền kinh. Trung tâm còn tích cực tham gia hoạt động nhân đạo đóng góp quỹ chữ thập đỏ trên 7 triệu đồng, làm tốt công tác”Đền ơn đáp nghĩa” “Uống nước nhớ 4 nguồn” thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng, viếng nghĩa trang liệt sỹ và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổng số tiền ủng hộ trên 6 triệu đồng. Quyên góp tấm lòng vàng ủng hộ đồng bào bão lụt 7 triệu đồng và hàng ngàn ngày công lao động. Trung tâm đã kết hợp chặt chẽ với lực lượng Đoàn, Hội cha mẹ học sinh ký cam kết trách nhiệm đầu năm học và bàn giao học sinh về hè tại địa phương, cùng các tổ chức khai trương câu lạc bộ phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội, tổ chức các chuyên đề truyền thông dưới nhiều hình thức. 2 lần dự giao lưu câu lạc bộ phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội 12 tỉnh phía Bắc tại Hải Dương và Thái Nguyên, thông qua đó giáo dục truyển thống đạo đức lối sống cho các học viên, giúp học viên có nhận thức hành động đúng trong cuộc sống. Về cơ sở vật chất, trong chặng đường 35năm hình thành và phát triển Trung tâm đã chuyển địa điểm 4 lần, ban đầu còn rất khó khăn, nhà tranh vách đất, song được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo và nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục, coi “Sự nghiệp giáo dục là của toàn dân. Sự nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ giáo viên, Trung tâm đã tranh thủ được sự ủng hộ của các ngành , hội cha mẹ học sinh, đầu tư kinh phí hàng trăm triệu đồng để xây dựng trường lớp và các phương tiện thiết bị dạy học, tạo nên một Trung tâm bề thế như ngày hôm nay. Đến nay, Trung tâm GDTX ChíLinh có quy mô lớn nhất trong 35năm qua, có 28 lớp với 1538 hoc viên. Cơ ngơi khang trang rộng rãi với 9214m2 đất: gồm 16 phòng học cao tầng, 2 dãy nhà cấp IV, hàng trăm bộ bàn ghế trên 20 bảng chống loá, 1 phòng thư viện với hàng ngàn cuốn sách. Từ năm 2000 đến nay Trung tâm đã đầu tư cho cơ sở vật chất gần 2 tỷ đồng Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng Trung tâm đã tích cực mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, như phòng vi tính, máy chiếu đa năng, sách tham khảo trị giá gần 200 triệu đồng. Trong năm tới Trung tâm đang tiếp tục xây dựng các phòng chức năng, phòng làm việc nhằm đảm bảo yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Kết quả: 35năm qua, Trung tâm GDTX đã XMC cho 4120 người, trong đó từ năm 1991- 2000 XMC cho 2365 lượt người có cả đồng bào dân tộc. Trung tâm đã dạy và tổ chức thi tốt nghiệp THCS cho 3150 người. Chỉ tính từ năm 1993 đến nay đã dạy BT THCS cho 589 đối tượng nhân dân và học sinh phổ thông. Dạy BTTHPT cho trên12.430 học viên , trên 4000 chuyên đề với hàng chục vạn lượt người Dạy và thi cấp chứng chỉ A ngoại ngữ cho 1359 học viên, chứng chỉ A Tin học cho 1426 học viên. Truyền thống đào tạo của Trung tâm đã được khẳng 5 định qua hàng năm tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh đạt từ 50- 70% số học sinh dự thi và đã có hàng trăm học sinh thi đỗ vào các trường Đại Học và Cao đẳng: như Em Phùng Quý Sơn đỗ Đại học Sư phạm hiện nay là Giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Tỉnh Lạng Sơn, đang theo học cao học, Em Nguyễn Văn Tam, Nguyễn Văn Hoạt đỗ Đại học Thuỷ Lợi hiện công tác ở Sở Thuỷ Lợi , em Nguyễn Văn Tường đỗ Đại học Thuỷ sản Nha trang , em Nguyễn Văn Tuấn là bác sỹ hiện công tác tại Bệnh viện Phong Hoàng tiến, em Nguyễn Đức Chung đạt giải nhất môn toán cấp tỉnh năm học 2001-2002 đã Đỗ Đại Học Sư Phạm , hiện đang giảng dạy tại Tỉnh Lai Châu, Em Mai Văn Toàn đạt giải nhì môn toán cấp tỉnh năm học 2002-2003, hiện là học viên Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự và nhiều học viên khác đã thành đạt hiện là những doanh nghiệp trẻ các nhà lãnh đạo đang công tác trên mọi miền đất nước. Kính thưa các quý vị đại biểu! Thưa các thày cô giáo! Cùng các học viên thân mến ! 35năm qua, Trung tâm luôn luôn tự hào về những thành tích của đội ngũ giáo viên, dù ở hoàn cảnh khó khăn nào song với tinh thần đoàn kết ý chí vươn lên của mỗi cán bộ giáo viên, sự lãnh đạo đúng đắn của Chi bộ đảng trong nhà trường, tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên luôn đoàn kết sáng tạo biết phát huy sức mạnh tổng hợp nên đã góp phần tô thắm thêm thành tích của ngành học, kết nạp được 22 đảng viên, 20 thầy cô giáo được công nhận 33 lần là giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh . Các đồng chí lãnh đạo Trung tâm qua các thời kỳ có 34 lần được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh, 47 lần được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Huyện . Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được10 lần Tỉnh Đoàn tặng bằng khen, 6 lần Trung ương Đoàn tặng bằng khen. Được tặng 5 huy chương bạc và 8 huy chương vàng về thành tích thể thao. Công Đoàn trường nhiều năm liền đạt Công Đoàn Tiên Tiến xuất sắc, 4 lần được Liên Đoàn lao động Tỉnh và Tổng liên đoàn lao động tặng bằng khen Từ năm 1971 đến nay Trung tâm có 12 năm là đơn vị Tiên Tiến và 17 năm là đơn vị TTXS , nhiều năm Trung tâm dẫn đầu ngành học, được tặng thưởng 17 bằng khen của UBND Tỉnh, 1 cờ thi đua xuất sắc, được tặng 4 bằng khen của Bộ Giáo dục, 1 bằng khen của Thủ tướng chính Phủ năm 1993. Kính thưa các quý vị đại biểu! Thưa các thầy cô giáo và các học viên thân mến! Trong chặng đường 35năm xây dựng và phát triển Trung tâm GDXTX ChíLinh đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể góp phần vào thành tích 6 chung của ngành Giáo dục của huyện nhà. Có được bề dày thành tích đó chúng tôi tự nhận thấy: 1 Trước hết là sự chỉ đạo và quan tâm đúng mức của các đồng chí lãnh đạo HU-HĐND-UBND Huyện Chí Linh, Sở Giáo dục &Đào tạo Hải Dương các cấp uỷ chính quyền các xã thị trấn trong huyện. 2-Có sự chỉ đạo chặt chẽ và đúng đắn của Đảng bộ Phòng giáo dục, chi bộ Đảng TTGDTX, sự năng động sáng tạo của tập thể Ban Giám đốc qua các giai đoạn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người học.Sự đoàn kết nhất trí và nỗ lực phấn đấu vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ của các thế hệ giáo viên, học viên của Trung tâm 3- Đầu tư cơ sở vật chất đúng đắn, công tác xã hội hoá giáo dục đem lại hiệu quả cao, đó là sự ủng hộ tích cực của Hội cha mẹ học sinh về tinh thần và vật chất tạo nên một cảnh quan khang trang sạch đẹp. Kính thưa các vị đại biểu! Thưa các thầy cô giáo và các học viên thân mến! Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhiệm vụ của ngành giáo dục rất nặng nề: là thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục để đào tạo ra nguồn nhân lực lớn phục vụ cho đất nước. Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên của TTGDTXChíLinh sẽ phát huy truyền thống 35năm qua, không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, rèn luyện năng lực chuyên môn tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu của người học tiến tới xây dựng một xã hội học tập .Đối với các học viên tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tích cực học tập tốt, rèn luyện đạo đức tác phong để xứng đáng với truyền thống hiếu học của quê hương ChíLinh lịch sử, nơi có Đền thờ bà tổ của ngành GDTX Bà chúa Sao sa Nguyễn Thị Duệ và Vạn Thế Sư biểu thày Chu Văn An. Nhân dịp này thay mặt cho cán bộ Giáo viên Trung tâm tôi xin được tỏ lòng biết ơn tới các thế hệ quản lý, các thầy cô giáo Trung tâm GDTX đã dày công vun đắp, xây dựng và cống hiến cho ngành học BTVH huyện nhà, chúng tôi cũng trân trọng và biết ơn tới các đồng chí lãnh đạo Sở GD ĐT các sở ban ngành của Tỉnh, các đồng chí lãnh đạo Huyện cùng các ban ngành cơ quan đơn vị đóng chân trên địa bàn của Huyện đã tạo điều kiện cho Trung tâm phát triển trong thời gian qua.Xin chân thành cám ơn hội cha mẹ học sinh của trung tâm trong các giai đoạn đã góp công góp sức cho sự nghiệp phát triển của ngành học GDTX. Xin kính chúc sức khoẻ các quý vị đại biểu, chúc các thế hệ thầy cô giáo vui khoẻ hạnh phúc thành đạt, chúc các thế hệ học viên của Trung tâm mạnh 7 khoẻ đoàn kết. Chúc lễ kỷ niệm 35năm thành lập TTGDTXChíLinh thành công rực rỡ. Xin trân trọng cám ơn. PHÒNG GIÁO DỤC CHÍLINH TRUNG TÂM GDTX CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGUĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Chí Linh, ngày 01 tháng10 năm 2006 BÁO CÁO 35NĂM TRUYỀN THỐNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUIYỆNCHÍ LINH Kính thưa các đồng chí lãnh đạo! Kính thưa các quý vị đại biểu! Thưa toàn thể các thầy cô giáo và các học viên thân mến! Năm học 2006-2007 là năm học có nhiều sự kiện trọng đại của ngành Giáo dục, năm học đầu tiên triển khai thực hiện Luật giáo dục và tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình GDPT. Trong không khí sôi nổi của thày trò cả nước đang tích cực thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11. Hôm nay thầy trò Trung tâm GDTX ChíLinh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 35năm thành lập Trường Bổ túc dân chính nay là TTGDTX. Đây là một ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của ngành BTVH huyện nhà. Cho phép tôi được thay mặt cho các thầy cô giáo và các học viên của Trung tâm xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu khách quý, các cựu giáo viên và học viên của Trung tâm đã về đây chung vui trong ngày hội lớn của ngành BTVH.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất và kính chúc sức khoẻ các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu cùng các thế hệ thầy cô giáo và toàn thể các học viên của Trung tâm mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt. Kính thưa các quý vị đại biểu. Thưa các thầy cô giáo và các học viên thân mến! Trung tâm GDTX ChíLinh hôm nay là sự kế thừa truyền thống của Trường Bổ túc dân chính huyện, được thành lập ngày 24 tháng 3 năm 1971 tại Thôn Tiền Định xã Cộng Hoà Huyện Chí Linh.Trải qua bao thăng trầm, đến nay ngành học đã đánh dấu một chặng đường vinh quang góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện và tô thắm thêm thành tích của ngành Giáo dục huyện nhà. Ra đời trong thời kỳ chiến tranh, trước yêu cầu của địa phương là nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ chủ chốt. Từ khi mới thành lập trường đã được sự 8 quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện, đồng chí Nguyễn Văn Kỳ phó chủ tịch UBND Huyện được phân công làm hiệu trưởng, cơ sở vật chất của trường phải dạy nhờ tại khu kho lương thực cũ sơ tán về thôn tiền Định xã Cộng Hoà.Với 1 dãy nhà tranh tre nứa lá, tận dụng 20 bộ bàn ghế cũ của các ban ngành trong huyện, 5 cán bộ giáo viên, 3 lớp với 47 học viên đều là các cán bộ chủ chốt . Năm 1975, trường chuyển về trạm Nông sản thuộc thôn Trại mít xã thái Học và giao cho Ông Phạm Văn Bồi Trưởng phòng Giáo dục làm Hiệu trưởng, ông Nguyễn Văn Minh làm hiệu phó. Từ năm 1975 đến 1979, mỗi năm trường có từ 4 đến 5 lớp khoảng trên 100 học viên. Năm 1980, trường bắt đầu dạy chương trình BTVH cấp 3 cho 11 cán bộ chủ chốt của huyện như ông Nguyễn Văn Phối - Thường vụ Tỉnh uỷ bí thư Huyện uỷ Chí Linh, ông Đỗ Xuân Toàn Tỉnh uỷ viên bí thư Huyện uỷ và nhiều các đồng chí khác giữ các cương vị chủ chốt của các cơ quan ban ngành của Huyện và các xã . Năm 1981 UBND Huyện cho phép trường chuyển về khu cổng trường Cơ Điện (nay là trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ).Ban đầu chỉ có hai dãy nhà xây bằng gạch pa banh đất gồm 4 phòng học, khuôn viên chật hẹp, đội ngũ giáo viên gồm 10 người chủ yếu là có trình độ Cao đẳng một số ít có trình độ Đại học. Trường đã duy trì tốt phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nhiều năm là đơn vị Tiên tiến xuất sắc ngành học BTVH . Năm 1983, Trường đã đón đoàn UNESCO do Tiến sỹ vật lý người Ấn Độ làm trưởng đoàn về thăm và dự giờ. Từ năm 1987 đến năm 1991 thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và hưởng ứng chỉ thị 110 của Ban Bí thư TW Đảng về công tác XMC và PCTH, trường đã tham mưu các địa phương thành lập ban XMC tại các xã, thị trấn, các lớp XMC đã được mở ra dưới nhiều hình thức học tập. Đến năm 1994, nhu cầu học tập của nhân dân và học sinh ngày càng tăng, khuôn viên chật hẹp, phòng Giáo dục đã tham mưu cho Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Huyện đã quyết định dời trường về Trạm máy kéo thuộc thôn Mít sắt xã Thái học, chính là vị trí ngày nay. Lúc này trường lại gặp không ít khó khăn, phòng học chật chội, dựa vào các nhà để máy của Trạm máy kéo xây dựng từ những năm 1977, sân chơi lầy lội.Cũng thời điểm này, 4 cụm trường BTVH trong huyện đã sát nhập và được Uỷ ban Nhân dân Tỉnh ra quyết định đổi tên thành Trung tâm GDTX. Sau khi sát nhập, lực lượng giáo viên của Trung tâm được tăng lên, quy mô trường lớp mở rộng. Trung tâm đã phối hợp với tổ chức NOCEAD dạy XMC cho 27 cháu con bệnh nhân phong Hoàng Tiến, và dạy nghề may cho 20 cháu tật nguyền, những lớp học tình thương đầu tiên được mở ra giúp những cháu có hoàn cảnh khó khăn càng thêm nghị lực vươn lên trong 9 cuộc sống. Đến nay nhiều cháu được vào làm việc tại TT Nhân đạo Hồng Ngọc có thu nhập và xoá đi mặc cảm với đời ” Tàn nhưng không phễ” đem lại nguồn vui hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Từ năm 1995 đến nay, Trung tâm còn mở các lớp XMC cho 134 phạm nhân Trại Giam Hoàng Tiến thuộc cục V 26 Bộ Công An, 8 đối tượng của Trung tâm Giáo dục lao động xã hội của tỉnh đóng trên địa bàn Huyện, gúp những con người lầm lỗi hoàn lương làm việc có ích cho đời. Những việc làm đó của cán bộ giáo viên trung tâm GDTX ChíLinh đã thực hiện được điều mong mỏi của Bác Hồ “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Trung tâm cũng nhanh chóng nắm bắt thời cơ, mở rộng loại hình đào tạo đã liên kết với trường Cao đẳng Kinh tế Hải Dương mở lớp Trung cấp kế toán cho 80 cán bộ các xã và cơ quan. Kết hợp với trường Công nhân Cơ điện để dạy văn hoá cho 4 khoá với trên 200 học sinh hệ công nhân, Trường lái xe số 1 dạy văn hoá cho giáo viên và học sinh của trường . Năm 2004 Trung tâm đã liên kết với Trường Cao đẳng Sư Phạm Trung Ương mở 1 lớp Cao Đẳng Mầm non cho 75 cán bộ giáo viên và 1 lớp Trung học Mầm non cho 90 học viên. Năm học 2006-2007 Trung tâm liên kết với Trường Đại Học Sư phạm II để mở các lớp Đại học Tiểu học cho 78 cán bộ quản lý giáo viên Tiểu học và 2 lớp Cao đẳng Mầm non cho 133 giáo viên, góp phần chuẩn hoá đội ngũ giáo viên trong huyện. Trung tâm còn làm tốt việc phân luồng học sinh, giúp các em có nhận thức đúng trong việc học nghề nhằm thực hiện tốt đề án PCTHPT của Tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm đã tổ chức nhiều lớp dạy Tin hoc, Ngoại ngữ và cho mọi đối tượng, trong đó có 60 cán bộ quản lý và kế toán các trường học. Năm 2002-2003, kết hợp với Công ty TRAENCO dạy ngoại ngữ cho trên 300 người đi lao động xuất khẩu tại MALAYSI A, giúp cho một số người dân có việc làm ổn định tại Sân Gôn Ngôi sao ChíLinh và nhà máy May DASHIN, góp phần xây dựng cả nước trở thành “xã hội học tập”. Trong phong trào thi đua: “Dạy tốt học tốt”, Trung tâm luôn chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện nghiêm túc chuyên môn, tổ chức nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường quản lý giáo dục học viên. Tỉ lệ học sinh thi lên lớp và đỗ tốt nghiệp đều đạt trên 97 % hàng năm Trung tâm không ngừng chú trọng xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tích cực tham mưu cho các cấp, bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo về cơ cấu, có năng lực trong giảng dạy, đạt chuẩn về chuyên môn. Từ ban đầu trường chỉ có 5 giáo viên đến nay có 25 biên chế và hợp đồng từ 10- 15 giáo viên 100% trình độ đại học, 1 đồng chí học sau Đại học. Hàng năm trung 10 [...]... đường 35năm hình thành và phát triển Trung tâm đã chuyển địa điểm 4 lần, ban đầu còn rất khó khăn nhà tranh vách đất, song được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo và nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục, coi “Sự nghiệp giáo dục là của toàn dân Hội cha mẹ học sinh đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng để xây dựng trường lớp Đến nay Trung tâm GDTX ChíLinh có quy mô lớn nhất trong 35. .. chúng tôi tự nhận thấy: 1 Trước hết là sự chỉ đạo và quan tâm đúng mức của các đồng chí lãnh đạo HU-HĐND-UBND Huyện Chí Linh, Sở Giáo dục &Đào tạo Hải Dương các cấp uỷ chính quyền các xã thị trấn trong huyện 2-Sự chỉ đạo chặt chẽ và đúng đắn của Đảng bộ Phòng giáo dục, chi bộ Đảng TTGDTX, sự năng động sáng tạo của tập thể Ban Giám đốc qua các giai đoạn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người học.Sự đoàn... thực hiện tốt việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục để đào tạo ra nguồn nhân lực lớn phục vụ cho đất nước Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên của TTGDTXChíLinh sẽ phát huy truyền thống 35năm qua, không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, rèn luyện năng lực chuyên môn tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu của người học tiến tới xây dựng một xã... của ngành học GDTX Xin kính chúc sức khoẻ các quý vị đại biểu, chúc các thầy cô giáo vui khoẻ hạnh phúc thành đạt, chúc các thế hệ học viên của Trung tâm mạnh khoẻ đoàn kết Chúc lễ kỷ niệm 35năm thành lập TTGDTXChíLinh thành công rực rỡ Xin trân trọng cám ơn 14 ... tặng 4 bằng khen của Bộ Giáo dục, 1 bằng khen của Thủ tướng chính Phủ năm 1993 12 Kính thưa các quý vị đại biểu! Thưa các thầy cô giáo và các học viên thân mến! Trong chặng đường 35năm xây dựng và phát triển Trung tâm GDTX ChíLinh đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể góp phần vào thành tích chung của ngành Giáo dục của huyện nhà, nhằm nâng cao dân trí đào tạo nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho Công... phát động Nhiều học viên của trung tâm đã đạt huy chương vàng như em Bùi Văn Nam môn vật, em Nguyễn Văn Tú môn điền kinh Trung tâm còn tích cực tham gia hoạt động nhân đạo đóng góp quỹ chữ thập đỏ trên 7 triệu đồng, làm tốt công tác”Đền ơn đáp nghĩa” “Uống nước nhớ nguồn” thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng, viếng nghĩa trang liệt sỹ và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh... sở hạ tầng Trung tâm đã tích cực mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, như phòng vi tính, máy chi u đa năng, sách tham khảo trị giá gần 200 triệu đồng Trong năm tới Trung tâm đang tiếp tục xây dựng các phòng chức năng, phòng làm việc nhằm đảm bảo yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông Kết quả: 35năm qua, Trung tâm GDTX đã XMC cho 4120 người có cả đồng bào dân tộc Trung tâm đã dạy và tổ chức thi... được 22 đảng viên, 20 thầy cô giáo được công nhận 33 lần là giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh Các đồng chí lãnh đạo Trung tâm qua các thời kỳ có 34 lần được công nhận danh hiệu chi n sỹ thi đua cấp Tỉnh, 47 lần được công nhận danh hiệu chi n sỹ thi đua cấp Huyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được10 lần Tỉnh Đoàn tặng bằng khen, 6 lần Trung ương Đoàn tặng bằng khen Công Đoàn trường nhiều năm liền đạt Công Đoàn Tiên... đồng bào dân tộc Trung tâm đã dạy và tổ chức thi tốt nghiệp THCS cho 3150 người Dạy BTTHPT cho12.430 học viên, trên 4000 chuyên đề với hàng chục vạn lượt người Dạy và thi cấp chứng chỉ A ngoại ngữ cho 1359 học viên, chứng chỉ A Tin học cho 1426 học viên Truyền thống đào tạo của Trung tâm đã được khẳng định qua hàng năm tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh đạt từ 50- 70% số học sinh dự thi và đã có hàng trăm... tới xây dựng một xã hội học tập Đối với các học viên tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tích cực học tập tốt, rèn luyện đạo đức tác phong để xứng đáng với truyền thống hiếu học của quê hương ChíLinh lịch sử, nơi có cội nguồn của bà tổ ngành GDTX Bà Chúa Sao sa Nhân dịp này thay mặt cho cán bộ Giáo viên Trung tâm tôi xin được tỏ lòng biết ơn tới các thế hệ quản lý, các thầy cô giáo Trung tâm GDTX . niệm 35 năm thành lập TTGDTX Chí Linh thành công rực rỡ. Xin trân trọng cám ơn. PHÒNG GIÁO DỤC CHÍ LINH TRUNG TÂM GDTX CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGUĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Chí Linh, . tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11. Hôm nay thầy trò Trung tâm GDTX Chí Linh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Trường Bổ túc dân chính nay là TTGDTX. Đây là một ngày có ý nghĩa. PHÒNG GIÁO DỤC CHÍ LINH TRUNG TÂM GDTX CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGUĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Chí Linh, ngày 01 tháng10 năm 2006 BÁO CÁO 35 NĂM TRUYỀN THỐNG TRUNG TÂM